Dự báo cầu theo số lượng
Theo dự báo cung lao động, đến năm 2015 có 65,5% dân số bước vào độ tuổi lao động và năm 2020 có 66,5% dân số bước vào độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn.
Căn cứ vào số người đang làm việc trên địa bàn huyện, thực trạng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Căn cứ vào nhu cầu việc làm trong giai đoạn 2011 – 2015 và 2015 đến 2020 có thể dự báo cầu lao động ở khu vực nông thôn như sau:
Bảng 4.8: Dự báo số lượng cầu lao động nông thôn giai đoạn 2011-2020
ĐVT: Người
Chỉ tiêu 2013 2015 2020
Số người trong độ tuổi lao động 105944 115280 120365
Số người có nhu cầu việc làm 95350 102599 104718
Cầu lao động của thị trường lao động 74161 92224 102310
(Nguồn: Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Kinh Môn 2013)
Dự báo cầu lao động theo ngành
Cũng sử dụng phương pháp nhịp tăng, kế hoạch phát triển và dự báo giá trị các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của huyện Kinh Môn giai đoạn 2011-2020. Căn cứ vào dự báo tốc độ tăng giá trị của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của huyện giai đoạn 2011-2015 của kế hoạch tổng thể phát kinh tế xã hội huyện giai đoạn 2006-2020, sử dụng phương pháp độ co dãn để dự báo cầu lao động theo nhóm ngành, từ đó tính ra tỷ trọng lao động theo nhóm ngành và tính ra số lao động theo nhóm ngành.
Bảng 4.9: Dự báo cầu lao động chia theo ngành
Đơn vị: %
Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
2011 53.2 26.7 20.1
2015 43.0 30.0 27.0
2020 32.4 38.5 29.1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 Trong giai đoạn 2010 – 2020, cơ cấu lao động làm việc của huyện sẽ chuyển dịch tương đối mạnh. Lao động các ngành, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng nhanh, lao động khu vực nông – lâm – ngư giảm sút.
Theo đúng xu hướng các nền kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hóa, cơ cấu cầu lao động trong nông nghiệp theo xu hướng giảm, trong công nghiệp, dịch vụ theo xu hướng tăng. Đến năm 2020, cầu việc làm của ngành công nghiệp là lớn nhất chiếm 38,5% tổng cầu lao động. Kết quả này phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện là lấy công nghiệp là động lực cho phát triển kinh tế thời gian tới. Vấn đề là huyện phải có chính sách đào tạo các lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp đểđáp ứng yêu cầu tăng trưởng của ngành công nghiệp.
Qua số liệu dự báo thì cung lao động lớn hơn cầu lao động ở huyện. Vì vậy trong thời gian tới để giải quyết vấn đề việc làm trong địa bàn huyện cần có chính sách tập trung giải quyết việc làm cho người lao động.