Ở Trung Quốc
1. Cũng như nước ta, khi đối mặt với vấn đề nguồn nhân lực, Trung Quốc đã phải đối mặt với 5 thách thức lớn là: a) Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ lớn và rất nặng nề. Do đông dân, lao động tập trung chủ yếu trong nông thôn, nông nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, giải phóng sức lao động khỏi nông thôn, nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn...; b) Mức độ phát triển nguồn nhân lực thấp và phương pháp đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực còn đơn lẻ. Đào tạo tự phát, nội dung đào tạo không dựa trên nhu cầu thực tế, vì thế, những lao động được đào tạo không phù hợp với các vị trí làm việc của họ. c) Phạm vi phát triển nguồn nhân lực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18
còn hẹp, nhân công ở nông thôn không có cơ hội được đào tạo. Lao động thủ công ở nông thôn ít có cơ hội được đào tạo, tay nghề đơn điệu chưa đáp ứng được đòi hỏi thu hút lao động từ các ngành nghề phi nông nghiệp; d) Cấu trúc phát triển nguồn nhân lực chưa hợp lý. Thông thường những lao động trẻ khỏe có trình độ văn hóa khá có điều kiện tìm kiếm việc làm thuận lợi hơn, trong khi điều đó sẽ rất khó khăn đối với sốđông lao động còn lại và e)Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực chưa đầy đủ. Phát triển nguồn nhân lực ở Trung Quốc đối mặt với rất nhiều trở ngại mang tính trì trệ hệ thống. Khi đối mặt với những thách thức này Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt chiến lược phát triển nguồn nhân lực, cụ thể là i) đã thay đổi quan niệm và hiện thực hoá khái niệm nguồn nhân lực là nguồn lực hàng đầu (từ chính sách thắt chặt ”ly nông bất ly hương” đến chính sách tạo điều kiện cho những lao động có điều kiện thoát khỏi nông thôn, tìm việc tại thành phố, xây dựng chung cư cho lao động thành phố. Theo PGS. Từ Pháp Hoàn, Đại học Quảng Tây Trung Quốc hiện có khoảng 20% số lao động nông thôn làm việc ở thành phố có khả năng ở lại lâu dài, sử dụng nguồn lao động nông thôn bằng cách phát triển các sản phẩm đặc sản ở từng địa phương, phát triển du lịch tại nhà...); ii) Tiếp tục chiến lược “Khoa học và Giáo dục tiếp sức cho Trung Quốc”, “Giáo dục kiến lập Trung Quốc” và xây dựng một xã hội học tập; iii) Mở rộng đầu tư với nhiêu biện pháp kèm theo để phát triển nguồn nhân lực; iv) Cải thiện cơ cấu thông qua phát triển nguồn nhân lực; v) Cải tiến những hệ thống bất hợp lý, hoàn thiện hệ thống thị trường lao động, tạo ra một môi trường phát triển và sử dụng nguồn nhân lực tốt hơn; vii) Thành lập tổ chức phát triển nguồn nhân lực, tăng cường sựủng hộ và bảo đảm của Chính phủ trong phát triển nguồn nhân lực... Với những chiến lược đó, Trung Quốc đã từng bước phát triển nguồn nhân lực nông thôn của mình trở nên phù hợp hơn với nhu cầu phát triển của nền kinh tếđất nước. (Phạm Vân Đình và cộng sự, Quản trị hợp tác xã nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003, T67).
- Ở Hàn Quốc
Từ giữa thập kỷ 60 của thế kỷ 20, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra kế hoạch đào tạo nhân lực. Nhờ vậy đã có hướng tập trung đầu tư về sức người và của đối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 với học sinh trung học theo hai nhánh là đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật.
Theo Kế hoạch này, bên cạnh các trường nghề trung học dành cho đào tạo nghề ban đầu, Hàn Quốc đã chú trọng phát triển mạnh mẽ các trung tâm dạy nghề và đào tạo lại lao động. Cả nước có khoảng 90 trung tâm như vậy và chủ yếu giới hạn ở các khoá ngắn hạn dành cho đào tạo các kỹ năng hành nghề trực tiếp. Phần lớn chi phí cho các trung tâm này được Nhà nước hỗ trợ, song các học viên vẫn phải đóng một phần học phí cho các khoá học này. Bên cạnh đó Chính phủ còn khuyến khích các công ty thực hiện đào tạo tại chỗđể tự nâng cao trình độ tay nghề của lao động trong công ty mình.
- Ở Singapore
Đào tạo nghề phát triển mạnh vào những năm 80 của thế kỷ 20. Lĩnh vực có sự phát triển và mở rộng nhanh chóng là giáo dục nghề sau trung học, còn giáo dục nghề trung học tuy có phát triển song chỉ chiếm phần nhỏ. Phần lớn học sinh trong độ tuổi theo học THPT được giáo dục nghề trung học. Tuy giáo dục nghề trung học ít được Chính phủ khuyến khích song nó lại là một phần thống nhất không thể tách rời trong chiến lược phát triển nhân lực.
Cùng với các chương trình đào tạo lại, các chương trình đào tạo nghề ban đầu được đẩy mạnh, đặc biệt là đào tạo sau trung học, do vậy cơ cấu ngành nghề đã được chuyển đổi mạnh mẽ.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp của các nước trên thế giới cho thấy các nước đã rất chú trọng đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực nông thôn, chú trọng công tác đào tạo nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề. Các hình thức, cơ sở dạy nghề đa dạng, linh hoạt cho mọi đối tượng trên khắp các địa bàn, xã hội hóa hạt động dạy nghề, lôi kéo được nhiều tổ chức, doanh nghiệp vào đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo một cách có hiệu quả. Những bài học kinh nghiệm quý báu đó rất có giá trị đối với sự phát triển nguồn nhân lực nông thôn nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. (Phạm Vân Đình và cộng sự, Quản trị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20