Quan điểm và mục tiêu tổng quát phát triển lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lao động khu vực nông thôn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 86)

Quan điểm phát triển lao động nông thôn

Trong quá trình phát triển, tỉnh Hải Dương và huyện Kinh Môn luôn coi con người vừa là mục tiêu trọng tâm, vừa là công cụ chủ chốt, của quá trình phát triển, việc nâng cao chất lượng con người là nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh. Tỉnh luôn xác định con người có trình độ và khả năng lao động cao là nguồn lực quý nhất của đất nước, của địa phương.

Phát triển lao động nông thôn một cách toàn diện là sự gắn kết chặt chẽ giữa các khâu từ nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo sức khỏe, giáo dục - đào tạo, dạy nghề đến tạo việc làm, quản lý và sử dụng lao động nông thôn. Phát triển lao động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 nông thôn phải thực hiện đồng bộ giữa đào tạo, bồi dưỡng với đổi mới tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách thu hút lao động nông thôn.

Quan điểm phát triển lao động nông thôn của tỉnh dựa trên các nguyên tắc chính là kế thừa, đổi mới và đột phá, được cụ thể hóa như sau:

- Quan điểm 1: Phát triển toàn diện lao động nông thôn về các mặt trí lực, thể lực (bao gồm cả thể trạng, tầm vóc con người), và các yếu tố tạo nên sức mạnh tinh thần của lao động nông thôn là khâu đột phá để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện tiến bộ xã hội của tỉnh Hải Dương. - Quan điểm 2: Phát triển lao động nông thôn phải thực hiện song song 2 nhiệm vụ cơ bản là xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao, đi đôi với sử dụng lao động, tạo việc làm, ổn định cho đại bộ phận lao động trong tỉnh. Ưu tiên phát triển lao động nông thôn cho các ngành, lĩnh vực then chốt mà tỉnh có thế mạnh.

- Quan điểm 3: Phát triển lao động nông thôn của tỉnh phải đảm bảo tính thời đại. Trình độ kiến thức, kỹ năng làm việc của lao động nông thôn của tỉnh cùng với cả nước phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tiếp cận trình độ quốc tế.

- Quan điểm 4: Phát triển lao động nông thôn là sự nghiệp vì dân, do dân, vì vậy cần coi trọng và thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, tạo cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế, các khu vực chậm phát triển tham gia. Phát triển lao động nông thôn phải đặt trong mối quan hệ gắn kết hữu cơ với phát triển thị trường lao động trong hệ thống thị trường xã hội thống nhất.

- Quan điểm 5: Kết hợp giữa phát triển lao động nông thôn tại chỗ và thu hút lao động nông thôn có chất lượng cao từ các địa phương khác trong cả nước; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số.

Mục tiêu tổng quát phát triển lao động nông thôn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 - Phát triển lao động nông thôn đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cả những yếu tố cơ bản sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và cơ cấu hợp lý theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội góp phần thực hiện hiệu quả chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020.

- Phát triển lao động nông thôn trong mối quan hệ mật thiết giữa công nghiệp hóa -hiện đại hóa và đô thị hóa, tiếp tục phân bổ lại dân cư trên địa bàn tỉnh nhằm đạt tới sự phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và các ngành khác và tạo ra sự bứt phá mới về phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển lao động nông thôn làm điểm tựa và thúc đẩy thị trường lao động phát triển, góp phần đáp ứng yêu cầu lao động của tỉnh và đất nước, đồng thời có thể chủ động hội nhập tích cực vào thị trường lao động khu vực và thế giới bằng cách đa dạng hóa và nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.

- Cùng với phát triển toàn diện, phát triển lao động nông thôn có trọng tâm, trọng điểm. Trong từng thời kỳ, xác định và tập trung ưu tiên đầu tư cho phát triển các nhóm lao động nông thôn trọng điểm có ý nghĩa quyết định đến phát triển KT- XH của tỉnh và phát triển chính bản thân lao động nông thôn. Coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và tôn vinh nhân tài.

- Xây dựng lao động nông thôn có chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh và đất nước; chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông lâm ngư nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, khai thác các tiềm năng thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và xoá đói giảm nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lao động khu vực nông thôn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 86)