Vai trò đất đai đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ngày càng được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và khoa học, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tình hình bồi thường GPMB hiện nay đã được nhà nước quan tâm đúng mức, đã thực hiện tốt công tác bồi thường GPMB, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hộị Đáp ứng được nhu cầu xây dựng các dự án nhằm thúc đẩy tiến độ phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những vấn đề khó khăn, bất cập. Thực tế cho thấy sau khi Nhà nước thu hồi đất và thực hiện bồi thường GPMB, người dân bị ảnh hưởng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những người bị thu hồi hết đất sản xuất phải chuyển sang nghề khác, với giá trị được bồi thường, người có đất bị thu hồi không có khả năng tạo lập nơi ở mới cũng như không có khả năng đầu tư để chuyển sang nghề khác. Cùng với tiến trình phát triển của đất nước, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường cùng với số lượng các dự án gia tăng; Công tác bồi thường thiệt hại GPMB khi Nhà nước thu hồi đất ngày càng trở nên phức tạp, khó khăn, đòi hỏi phải có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, trong công tác nàỵ Đồng thời Nhà nước cũng cần có chính sách phù hợp về nhà ở, lao động, việc làm… để giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống, kinh tế cộng đồng và ổn định xã hộị
2.3.2.1. Công tác GPMB ở Hà Nội
Thành phố Hà Nội là nơi có rất nhiều dự án liên quan đến việc GPMB. Tính đến cuối tháng 5 năm 2003, toàn thành phố có khoảng 352 dự án liên quan đến GPMB. Trong đó, các dự án có đủ điều kiện là 293. Để thực hiện các dự án đó, có 2.123 ha đất đã phải thu hồi, liên quan đến 39.079 hộ. Diện tích đất thu hồi của các dự án đủđiều kiện là 1.672 ha, số hộ liên quan của dự án đủđiều kiện là 32.510 hộ.
Trong 6 tháng đầu năm 2003, UBND thành phố đã tổ chức hội nghị giao ban với các quận, huyện về công tác GPMB. Hầu hết các ý kiến của hội
đồng GPMB các quận, huyện và chủ đầu tư đều khẳng định rằng công tác GPMB ngày càng phức tạp và có rất nhiều những vướng mắc xung quanh vấn đề về cơ chế chính sách, quỹ nhà tái định cư, giá cảđền bù của các dự án.
Kế hoạch GPMB năm 2003 của thành phố Hà Nội so với thực hiện năm 2002 về số lượng dự án không tăng nhưng về khối lượng thu hồi đất và liên quan đến số hộđền bù và bố trí tái định cư tăng gần 2 lần. Quy mô của các dự án lớn, có dự án diện tích đất thu hồi lên đến hàng trăm hécta như dự án thoát nước giai đoạn I, hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây, công viên Yên Sở, cầu Thanh Trì. Bên cạnh đó các dự án liên quan đến công tác GPMB có nhiều công trình phục vụ Sea Game 22 và 9 cụm công trình trọng điểm và nhiều dự án quan trọng của Trung Ương đồng loạt triển khai trên địa bàn thành phố. Do vậy yêu cầu cấp bách đặt ra cho thành phố là cần GPMB sớm để triển khai đảm bảo tiến độ của các dự án.
Trong việc GPMB của thành phố khâu điều tra, khảo sát gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Tính đến đầu tháng 6 năm 2003, trong tổng số 293 dự án đã đủ điều kiện để triển khai GPMB hiện đã điều tra, khảo sát xong 20.000/32.500 hộ, tỷ lệ đạt 60%. Trong đó, số lượng dự án, hạng mục dự án đã GPMB xong, bàn giao đưa vào thi công được gần 30 dự án. Tuy nhiên theo ý kiến của các chủđầu tư, một trong những khó khăn vướng mắc của công tác GPMB hiện được xác định là do công tác tổ chức, điều tra nguồn gốc, quá trình sử dụng để làm căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB. Bởi công tác GPMB hiện nay chỗ nào cũng vướng mắc, không vướng về vấn đề quy hoạch thì vướng về xác định nguồn gốc đất đai và quá trình sử dụng. Rất nhiều dự án không thể triển khai được vì người dân không đồng ý để cán bộ vào điều tra, khảo sát lập phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB.
Một khó khăn không nhỏ, làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án là nhu cầu tái định cư. Qua kết quả điều tra, rà soát mới nhất về nhu cầu tái định cư của tổ công tác quỹđất thành phố cho thấy, hiện có 120 dự án có nhu cầu bố trí tái định cư với số lượng gần 9.000 căn hộ, lô đất. Trong đó các dự án có đủ điều kiện như có vốn đền bù, chuẩn bị trước quỹ nhà, quỹ đất tái định cư cần cho năm 2003 là 7.000 căn hộ, lô đất. Hiện nay việc chuẩn bị quỹ nhà, đất tái định cư so với nhu cầu chưa đáp ứng được, mới đạt tỷ lệ khoảng 50%. Nguyên
nhân của tình trạng này là do trước đây việc xây dựng trước quỹ nhà, quỹđất không được bố trí vốn trước mà chỉ khi nào dự án đầu tư được duyệt thì mới bắt đầu triển khai, một số nơi có xây dựng xong nhà lại thiếu điều kiện để ở như không có nước, nhà để lâu bị lún, nứt hoặc chưa hoàn thiện xong.
Trong thời gian tới Ban chỉ đạo GPMB thành phố sẽ phối hợp, kết hợp chặt chẽ hơn với các quận, huyện, chủ đầu tư để giải quyết những vướng mắc trong việc GPMB, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Cầu Giấy là quận có tốc độ đô thị hoá mạnh. Số lượng các dự án cần GPMB là rất lớn. Tuy nhiên công tác GPMB trên địa bàn quận diễn ra rất chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đô thị hoá ngày một cao của quận. Nguyên nhân chính là người có đất bị thu hồi không chịu nhận tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB và bàn giao mặt bằng cho dự án. Điều này do chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB của Nhà nước chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa thoả thỏa đáng, gây khiếu kiện kéo dàị
Về công tác tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém biểu hiện cụ thể như sau: - Tuỳ tiện quy định hạn mức đất đối với các trường hợp sử dụng đất trước khi có Luật Đất đai năm 1993, nhân dân không đồng tình dẫn đến khiếu kiện, chậm GPMB, triển khai dự án.
- Tuỳ tiện áp đặt người sử dụng đất vi phạm hành lang bảo vệ công trình để không đền bù cho người bị thu hồị
- Một số địa phương tự đặt ra cho các chủ dự án các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và đóng góp khác cho xã, phường nơi có đất bị thu hồi đã dẫn đến hiện tượng là có chủ nhiệm hợp tác xã không ký vào phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB, đòi chủ dự án phải chi phí cho địa phương khoản hỗ trợ, mà có trường hợp khoản hỗ trợ này còn cao hơn tổng chi phí đền bù đất cho dân. Đó là việc làm phi lý gây bất bình cho dân (Đỗ Thị Lan và cs, 2007) [8]
2.3.2.2. Công tác GPMB ở tỉnh Vĩnh Phúc
Đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 500 dự án đầu tư có hiệu lực với tổng số vốn là 28.000 tỷđồng và 2034 triệu USD. Nhờ thu hút được nhiều dự án đầu tư nên tổng thu ngân sách của tỉnh hàng năm tăng cao, dự kiến năm 2009 đạt xấp xỉ 10000 tỷđồng. Năm 2009, GDP của tỉnh ước đạt
19%. Đạt được thành tựu này, Vĩnh Phúc coi khâu GPMB là then chốt. Toàn tỉnh đã giải phóng gần 7000 ha đất dành cho công nghiệp và phát triển đô thị. Với phương châm “có công nghiệp vào, đời sống nhân dân phải tốt hơn khi chưa có”, Vĩnh Phúc đã tạo cơ chế cấp đất cho người dân bị mất 30% đất sản xuất trở lên ở vị trí thuận lợi để họ làm dịch vụ, có chính sách rằng buộc nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tạo việc làm cho con em công nhân trong các doanh nghiệp trên địa bàn.
Tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn này đang tích cực thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn ngoài việc phải thực hiện thành công việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì vấn đề thu hút vốn đầu tư, đưa các dự án vào địa phương nhằm phát triển công nghiệp, xây dựng, dịch vụ… việc thúc đẩy phát triển KT- XH trở thành nhiệm vụ hàng đầu của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, mỗi công trình xây dựng, mỗi dự án muốn được triển khai nhanh chóng và có hiệu quả cao thì vấn đề đặc biệt cần quan tâm giải quyết trước là công tác GPMB.
Xác định được nhiệm vụ đó, ngay từ ngày đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2005-2010, Đảng ủy tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định: muốn công tác GPMB có hiệu quả thì trước nhất phải phát huy được tinh thần tự giác trong nhân dân, làm tốt quy chế dân chủ, tuyên truyền để nhân dân hiểu và tự nguyện bàn giao mặt bằng cho các dự án. Đảng ủy tỉnh Vĩnh Phúc đã công khai các Nghị quyết liên quan đến công tác GPMB, quy hoạch đất đai hàng năm. Đồng thời thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác GPMB ở địa phương.
Việc GPMB cho các dự án đầu tư vào địa phương nhiều lúc không thể thực hiện được theo dự án nêu trên. Nguyên nhân chính là sự hạn chế trong nhận thức của bộ phận một số người dân trong địa bàn xã. Họ cho rằng: mảnh ruộng mà họ sống chung cảđời sẽ bị mất đi khi bàn giao cho dự án, cho nên nhiều người mặc dù đã nhận tiền đền bù đất, không những không bàn giao đất mà luôn đòi hỏi về chế độ hỗ trợ đất, dịch vụ, đòi tăng giá đền bù, tăng hạng đất. Đó là những bất cập khó giải quyết mà công tác GPMB gặp phải khi tiếp xúc người dân, trước tình hình đó lãnh đạo Đảng ủy, UBND cấp xã đã giải quyết bằng cách xuống các thôn trực tiếp đối thoại với người dân, giải thích
rõ cho họ hiểu về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc bảo vệ quyền, lợi ích của nhân dân trong tiến trình phát triển KT- XH ở địa phương. Bằng nhiều hình chính sách tuyên truyền, vận động đã dần dần thay đổi được nhận thức của người dân. Thực tế cho thấy người dân đã tự giác bàn giao đất cho chủđầu tư (Hoàng Thị Nhất Thương, 2012) [9]
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU