6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.1.1 Môi trường kênh phân phối
a. Môi trường vĩ mô
• ••
• Môi trường kinh tế
-Với việc tái cơ cấu nên kinh tế bắt đầu từ năm 2012. Lạm phát được kiểm soát, nền kinh tế tiếp tục phát triển, với tốc độ phát triển từ 6% - 7% hàng năm, đời sống người dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Bên cạnh đó việc nhu cầu về dịch vụ thông tin di động ngày càng tăng và đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống của người dân.
• ••
• Môi trường chính trị pháp luật
-Việt Nam trong những năm qua tình hình an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội được đánh giá là ổn định và và được sự tin tưởng của các nhà đầu tư trên thế giới.
-Trong những năm gần đây hệ thống phát luật của Việt nam được cải thiện đáng kể với sự điều chỉnh và bổ sung với nhiều điều luật như Luật đầu tư, Luật thương mại, Luật lao động... Chính các luật mới này đã tạo được sự
minh bạch, tính pháp lý cao... là điều kiện thuận lợi, cho việc phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đối với ngành viễn thông đã có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài, quy định pháp luật ngày càng chặc chẽ, việc quản lý thuê bao trả trước vềđăng ký thông tin được kiểm soát.
tiên phong trong việc phát triển công nghệ thông tin và truyền thông cụ thể
với đề án của chính phủ “Đưa Việt Nam sớm thành nước mạnh về công nghệ
thông tin và truyền thông” là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ
viễn thông.
• ••
• Môi trường công nghê
-Đối với ngành viễn thông trong nước, các nhà cung cấp dịch vụ chủ
yếu cung cấp bằng công nghệ GMS, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành sản xuất thiết bị đầu cuối phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hiện tại, đã có một số nhà cung cấp dịch vụ phát triển ngành sản xuất thiết bịđầu cuối để bán kèm SIM như Viettel.
-Với công nghệ phát triển nhanh, giai đoạn 2010 - 2015 được cho là giai
đoạn phát triển mạnh mẽ của công nghệ 3G trong viễn thông và bắt đầu cho thử nghiệm dịch vụ 4G.
• ••
• Môi trường văn hóa xã hội
-Bình Định có diện tích tự nhiên là 6.039 km2. Dân số năm 2012 là 1.495.000 người; mật độ dân số 247 người/km2. Cơ cấu dân tộc: dân tộc kinh chiếm 98%, dân tộc thiếu số chiếm 2% chủ yếu là Bân, H’re và Chăm ở 133 làng/22 xã và các huyện miền núi trung du.
-Bình Định có 11 đơn vị hành chính: Tp. Quy Nhơn (là tỉnh lỵ - đô thị
loại 2) và 10 huyện gồm: Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Tây Sơn, An Lão, Hoài Ân, Vân Canh, Vĩnh Thạnh (04 huyện miền núi). Toàn tỉnh có 159 xã/ phường/ thị trấn. Có 28 xã đặc biệt khó khăn.
-Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía
Đông là biển Đông. Hệ thống giao thông đồng bộ, quốc lộ 1A chạy xuyên suốt chiều dài trên địa bàn tỉnh là 118 km và đường sắt quốc gia đi qua là 150km, cùng với quốc lộ 1D dài 33km, quốc lộ 19 có chiều dài qua tỉnh là
70km nối cảng Quy Nhơn với các khu vực Tây Nguyên, vùng hạ Lào và đông bắc Campuchia, đây là một trong 10 cảng lớn nhất cả nước có thể đón tàu lớn trên 30.000 tấn ra vào cảng. Ngoài ra, đường hàng không có sân bây Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 30km về phía bắc có nhiều chuyến bay nội địa đi và đến Bình Định.
-Với môi trường văn hóa xã hội thuận lợi đa số là dân tộc kinh, tập trung dân cư ở đồng bằng, dân số đông nên việc phát triển các dịch vụ viễn thông tương đối thuận lợi.
b. Môi trường vi mô
• ••
• Nhà cung cấp: Với việc phát triển chiến lược tứ trụ của Viettel có sản xuất thiết bị, trung tâm phần mềm... thì các nguồn đầu vào như thiết bị đầu cuối di động, thẻ cào... đều do nội bộ của Viettel cung ứng và đảm bảo là điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh Viettel Bình Định trong việc kinh doanh luôn
được chủđộng.
• ••
• Khách hàng
-Khách hàng đối với dịch vụ di động là gồm tất cả các cá nhân có nhu cầu. Trước đây dịch vụ viễn thông được cho là dịch vụ cao cấp dành cho những người có thu nhập cao, có địa vị xã hội... đến nay dịch vụ di động đã trở thành bình dân và ai cũng có thể dùng nếu có nhu cầu. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc triển khai kinh doanh dịch vụ di động.
-Với việc dịch vụ di động trở thành như một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày. Chính điều này ta có thể thấy nhu cầu dịch vụ di động bắt
đầu thay đổi từ những khách hàng lớn tuổi sang khách hàng nhỏ tuổi, tức đối tượng khách hàng ngày càng trẻ hơn đặc biệt là lớp khách hàng học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó đối với những khách hàng đã sử dụng đang có xu hướng sử
dụng thuê bao thứ 2 và dự báo có thể tăng lên đến 1,5 trong tổng số khách hàng đang sử dụng. Không những thế lớp khách hàng trẻ bắt đầu có nhu cầu
sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng nhạc chờ, soạn nhạc… ngoài nhu cầu dịch vụ
cơ bản là thoại và tin nhắn.
-Với số lượng khách hàng lớn, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, khách hàng ở
mọi nơi từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến hải đảo… đều sử dụng dịch vụ di động thì việc khách hàng đòi hỏi việc sẵn sàng cung cấp dịch vụ
phải đảm bảo tính thuận tiện, dễ mua…điều này các nhà cung cấp phải tính
đến việc xây dựng kênh phân phối rộng rãi.
• ••
• Đối thủ cạnh tranh
-Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 6 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di
động bao gồm Viettel, MobiFone, VinaPhone, Beeline, Vietnam Mobile, S- Fone. Xu hướng về thị trường viễn thông sẽ có sự sát nhập và thôn tính lẫn nhau và tạo nên các đối thủ cạnh tranh mới như cuối năm 2011 Viettel đã tiếp nhận EVN Telecom, hiện tại Tập đoàn VNPT đã trình phương án xác nhập 2 công ty MibiFone và VinaPhone, ngoài ra nhà đầu tư ở Nga cũng xin rút khỏi thị trường của thương hiệu Beeline, trong khi đó S_fone cũng đang gặp khó khăn, tại Bình Định đã đóng cửa văn phòng đại diện.
-Trong 6 nhà cung cung cấp dịch vụ thông tin di động có hai đối thủ
mạnh và đang cạnh tranh trực tiếp với Viettel là MobiFone, Vinaphone.
+ MobiFone: Công ty này thuộc Tập đoàn VNPT, sử dụng công nghệ
GSM, là mạng di động ra đời sớm nhất trên thị trường. Chiến lược tiếp thị
MobiFone rất thành công dựa vào chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng tốt, hệ thống đại lý rộng khắp, đội ngũ bán trực tiếp, có yếu tố nước ngoài và thị phần đứng thứ 2 sau Viettel.
+ Vinaphone: là công ty thuộc Tập đoàn VNPT, sử dụng công nghệ
GSM. Chiến lược tiếp thị của họ tập trung vào khách hàng các khu vực thành phố, thị trấn, với cơ sở hạ tầng rộng khắp đến xã là các bưu điện văn hóa xã nên hệ thống kênh rộng khắp là một lợi thế... đối thủ này trở nên linh hoạt hơn trong chính sách cạnh tranh và tập trung vào xây dựng hệ thống kênh phân
phối và có thị phần đứng thứ 3 sau Viettel và MobiFone.
-Đối thủ tiềm ẩn: Hiện tại, mạng di động thứ 7 (Đông Dương Telecom) ra đời, nhà cung cấp dịch vụ này dựa trên hạ tầng mạng ảo, nhà cung cấp này
được chia sẻ sử dụng mạng vô tuyến 3G của Viettel để triển khai cung cấp
dịch vụ di động.
• ••
• Các trung gian
-Với đặc điểm khách hàng ngày càng trẻ, khách hàng dùng thêm 2 thuê bao và nhu cầu của khách hàng đã bắt đầu thay đổi từ dịch vụ cơ bản sang dịch vụ nội dung thì việc xác định rằng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất thì kênh bán hàng gần khách hàng nhất hay nói cách khác kênh có giao diện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và gần khách hàng nhất ngày càng trở nên quan trọng và là nơi xảy ra cạnh tranh gay gắt nhất của các nhà cung cấp dịch vụ.
-Với xu hướng thị trường như thế thì các nhà cung cấp dịch vụ muốn giữ được khách hàng, thị phần thì phải đầu tư phần lớn kênh vào các điểm bán và bán hàng trực tiếp (đối với Viettel là kênh điểm bán và kênh nhân viên địa bàn) để có thể kiểm soát được kênh và không phụ thuộc vào quá nhiều kênh trung gian khác nhưđại lý.
-Đối với các trung gian là đại lý thì việc không trực tiếp tiếp xúc khách hàng đã trở thành ít quan trọng hơn và khó kiểm soát được kênh cấp thấp hơn so với thời gian đầu mới phát triển dịch vụ.