0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tình hình sử dụng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LAI F1 (TRỐNG ÁC X MÁI H,MÔNG) (Trang 29 -29 )

2. Mục tiêu của đề tài

1.3.3. Tình hình sử dụng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay

Châu Á đã vươn lên trở thành khu vực sản xuất thức ăn chăn nuôi số 1 thế giới, dự kiến đạt khoảng 305 triệu tấn, trong khi sản lượng của toàn cầu năm 2011 ước đạt 873 triệu tấn, so với 717,6 triệu tấn năm 2010.

Theo kết quả điều tra của hãng Alltech, Trung Quốc là nước dẫn đầu châu Á về sản xuất thức ăn chăn nuôi với 175,4 triệu tấn.

Châu Âu đứng sau châu Á với 200 triệu tấn, tiếp đến là Bắc Mỹ, Mỹ Latinh và Trung Đông/Châu Phi với lần lượt 185 triệu, 125 triệu và 47 triệu tấn.

Trong đó thức ăn cho gia cầm chiếm 44% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi toàn cầu, phản ánh chi phắ cho chăn nuôi gia cầm rẻ hơn, lợi ắch của thịt gia cầm với sức khoẻ con người, và sở thắch về mặt tôn giáo đối với loại thịt trắng này.

Thức ăn cho trâu bò chiếm trên 220 triệu tấn (chưa bao gồm một khối lượng tương tự thức ăn khô như rơm rạ, cỏẦ). Phần của thức ăn cho lợn, ngựa và vật nuôi hầu như không thay đổi, nhưng thức ăn cho thuỷ sản nuôi thả tăng trưởng rất nhanh, đạt gần 30 triệu tấn (www.vinanet.vn, 2014)[44].

Hiện nay thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam phát triển khá nhanh, với mức tăng trưởng từ 10-13%/năm đã đưa Việt Nam thành nước đứng đầu khối ASEAN, đứng thứ 12 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, khoảng 17 triệu tấn năm 2013.

Cả nước có gần 300 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó số lượng nhà máy nội địa chiếm phần lớn nhưng chỉ đạt dưới 40% thị phần. Ngược lại số lượng nhà máy của nước ngoài chỉ khoảng 30% nhưng chiếm trên 65% thị phần.

Những năm gần đây, giá bán thịt hơi gia súc gia cầm rất thấp, nhưng chi phắ thức ăn đầu vào rất cao (chiếm khoảng 70% giá thành). Trong khi đó, Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia nông nghiệp, có nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng hàng năm phải tiêu tốn trên 3 tỷ USD để nhập khẩu, còn lớn hơn kim ngạch xuất khẩu gạo. Theo dự báo của Bộ Công Thương, trong 2 năm tới, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu mặt hàng này trung bình vẫn tăng 20% mỗi năm.

Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, trong số các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thì Việt Nam mới chủ động được cám gạo còn các nguyên liệu khác phần lớn phụ thuộc nhập khẩu. Năm 2013, trong số 9 triệu tấn nguyên liệu nhập dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi thì phải nhập khẩu 4 triệu tấn khô dầu đậu tương, 1,9 triệu tấn ngô và các thành phần khác như: cám gạo, bột xương cá, bột mỳẦ

Nguyên nhân của việc phụ thuộc nhập khẩu là do Việt Nam chưa sản xuất được những thức ăn bổ sung. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp trong nước cũng đang có sự mất cân đối. Theo đó, do tập trung đầu tư sản xuất nên có năm, thóc, gạo xuất khẩu tiêu thụ khó khăn nhưng mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu tới 50% nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, đặc biệt là những chất phụ gia như khô đậu tương, đạmẦDo sản lượng và chất lượng của nguyên liệu trong nước không đồng đều, do giống, quy trình trồng cấy, nhất là khâu chế biến bảo quản của bà con nông dân không đạt tiêu chuẩn.

Ngoài ra, với các nhà máy công suất lớn, để đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất thì phải lưu trữ vài tháng hoặc lâu hơn. Trong khi đó, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước lại có thời gian bảo quản ngắn.

Để hạn chế phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ khuyến khắch mở rộng diện tắch trồng đậu tương, ngôẦ trong nước để giảm nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần sớm ứng dụng công nghệ mới để tăng năng suất cây trồng. Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, diện tắch trồng đậu tương cả nước hiện có gần 100.000 ha nhưng năng suất rất thấp, chỉ đạt 1- 1,2 tấn/ha. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đạt năng suất 4- 4,5 tấn/ha. Tương tự, diện tắch trồng ngô ở mức trên 1 triệu ha, năng suất trung bình đạt 4 tấn/ha, trong khi các nước khác từ 8 tấn/ha trở lên.

Hiện nay Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh phát triển các giống vật nuôi sử dụng nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước. Vắ dụ như phát triển đàn gia cầm thì có thể tận dụng nguồn thóc, gạo tại chỗ. Trong đó, thức ăn cho vịt có thể sử dụng tới 60% là thóc

Bộ NN&PTNT cũng định hướng chuyển đổi một số diện tắch trồng lúa sang trồng ngô. Cục Trồng trọt đã đề xuất ưu tiên tăng diện tắch trồng ngô từ 1,1 triệu ha lên 1,5- 2 triệu ha, có áp dụng thâm canh, đưa tiến bộ kỹ thuật, giống mới vào sản xuất. Với vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, nơi có năng suất ngô cao, khả năng cạnh tranh được với ngô nhập khẩu, có thể chuyển một phần diện tắch lúa vụ đông xuân sang chuyên canh ngô.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, để xây dựng được vùng nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi thì Nhà nước cần sớm có các hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng. Nhà nước và các tổ chức tắn dụng nên có những chắnh sách ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư tạo vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải là cầu nối, ký kết hợp đồng tiêu thụ để người trồng có thể hoàn toàn yên tâm sản xuất.

Ngoài ra, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học cần tập trung nghiên cứu các công thức phối trộn thức ăn phù hợp điều kiện chăn nuôi nước ta, sớm đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất; khuyến khắch chế biến bột cá; khuyến khắch nghiên cứu tạo nguyên liệu mới như: thức ăn bổ sung, thức ăn phụ gia ( Lê Bá Lịch, 2012) [11].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LAI F1 (TRỐNG ÁC X MÁI H,MÔNG) (Trang 29 -29 )

×