2. Mục tiêu của đề tài
1.3.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng thức ăn hỗn hợp, đậm đặc, tự phố
Khô dầu đậu tương tách vỏ Hoa Kỳ là nguồn protein tốt nhất cho gia cầm, lợn và thuỷ sản. Khô dầu đậu tương tách vỏ của Hoa Kỳ có chứa hàm lượng protein, lysin tổng số, lysin tiêu hoá, năng lượng cao hơn và hàm lượng xơ thấp hơn các loại khô dầu đậu tương không tách vỏ.
Gà ăn thức ăn có khô dầu đậu tương tách vỏ US với năng lượng 2350 kcal/kg đạt tăng trọng cao nhất và FCR tốt nhất lúc 21 và 42 ngày so với các gà ăn thức ăn có khô dầu đậu tương khác (vcn.vnn.vn, 2014) [42].
Theo Jim Ling (dẫn theo Võ Văn Sự, 2014) trong chăn nuôi bò sữa khẩu phần được xây dựng chắnh xác đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bò, thì quá trình tiêu hóa thức ăn của bò cũng như hiệu quả sẽ đạt được tối ưu. Cho ăn một khẩu phần hỗn hợp (TMR) có chứa tất cả các loại thức ăn và các chất dinh dưỡng theo yêu cầu của bò là một cách hiệu quả để mang lại lợi nhuận tối đa trong chãn nuôi bò sữa.
Bò được ăn một lượng thức ăn hỗn hợp mà trong đó đã định lượng trước các loại thức ăn thô xanh và đậm đặc (concentrates) cần thiết cho sản xuất sữa và đảm bảo sức khỏe. Với kiểu cho ăn này bò khó có thể chọn lựa các loại thức ăn như thể lối cho ăn các loại thức ăn riêng lẽ.
Nguy cơ rối loạn tiêu hóa giảm, độ pH dạ cỏ ổn định và tiêu hóa thức ăn được tối ưu hóa vì bò được ăn một hỗn hợp các loại thức ăn có đủ các chất dinh dưỡng chứ không bị thiếu như khi cho ăn các loại thức ăn riêng lẽ mà vì thế bò có thể ăn hoặc bỏ. TMR cung cấp đồng nhất lượng và loại protein và carbohydrate cho vi khuẩn dạ cỏ hoạt động nhờ đó tối đa hóa quá trình lên men và sản xuất của các vi khuẩn dạ cỏ. Bò được ăn đầy đủ các loại thức ăn
và các chất dinh dưỡng trong từng miếng ăn sẽ tối ưu hóa sản xuất sữa và bảo vệ sức khỏe cho chúng. Máy trộn TMR giúp xác định dễ hơn lượng thức ăn hàng ngày của bò. Biết được thức ăn hoặc khẩu phần hàng ngày, có thể lên khẩu phần chắnh xác, nhờ đó giảm thiểu lãng phắ, và chi phắ thức ăn.
Tỉ lệ tắch lũy nitơ và phốt pho ở gà được nuôi bằng khẩu phần tự phối trộn cao hơn đáng kể so với ở gà được nuôi bằng các khẩu phần chứa thức ăn đậm đặc và khẩu phần thức ăn công nghiệp. Như vậy, việc thiết lập khẩu phần dinh dưỡng theo khuyến cáo của PHILSAN (2003) đã làm giảm tỉ lệ đào thải nitơ và phốt pho so với lượng nitơ và phốt pho ăn vào (Võ Văn Sự, 2014)[27].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng thức ăn hỗn hợp, đậm đặc, tự phốitrộnởViệt Nam trộnởViệt Nam
Gà lai M13 Thái hoà (Thái Hoà - Ai Cập) nuôi thịt đến 5 tuần tuổi bằng khẩu phần thức ăn tự phối trộn có sinh trưởng tuyệt đối: 12,52 g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể: 2,21kg (Phùng Đức Tiến, 2012) [37].
Nuôi ngan Pháp R51 sinh sản bằng thức ăn tự phối từ nguồn nguyên liệu địa phương tại Thanh Hóa đã không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hao đàn trong thời gian đẻ. Khi thay thế thức ăn địa phương cho thức ăn công nghiệp với các mức khác nhau (25, 50, 75 và 100 %) thì năng suất trứng đạt từ 86,48 đến 90,30 quả/mái/10 tháng đẻ, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt từ 75,65 % đến 77,48 %; tỷ lệ ngan nở loại 1 đạt từ 94,02 % đến 95,11 %. Nuôi ngan R51 sinh sản bằng 100 % thức ăn tự phối từ nguồn nguyên liệu địa phương giảm được chi phắ tiền thức ăn/10 ngan nở loại 1 so với nuôi bằng 100 % thức ăn công nghiệp là 10,38 %( Mai Danh Luân, 2010)[14]. .
Theo Hồ Thị Bắch Ngọc (2012)[21] Khi bổ xung bột cỏ Stylo CIAT 184 vào khẩu phần cho gà đã làm tăng khối lượng, giảm tiêu tốn thức ăn, cải thiện được màu sắc thịt của gà Lương Phượng nuôi thịt. Khẩu phần chứa 6%
bột cỏ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gà, tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng giống đạt cao nhất; màu sắc trứng được cải thiện .
Sử dụng bột lá sắn với tỷ lệ 2 - 8% trong khẩu phần của gà thịt không làm ảnh hưởng tới tỷ lệ nuôi sống, khối lượng trung bình của gà tăng lên; thức ăn có chứa 4 -10% bột lá sắn trong khẩu phần của gà đẻ bố mẹ có tác động tốt đên chất lượng trứng (Trần Thị Hoan, 2012)[8]