Theo kết quả thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và ô lưới ngoài đồng ruông đều cho kết quả như sau: Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm dạng dịch chiết tươi từ lá cà chua nồng độ 1,5% đạt cao hơn so với nồng độ 0,9% và 1,2%. Thử nghiệm và đánh giá hiệu lực của chế phẩm thảo mộc dạng dịch chiết tươi từ lá cà chua nồng độ 1,5% phòng trừ sâu xanh bướm trắng tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 hại rau họ HTT. Kết quả thu được như sau (Bảng 3.14).
Bảng 3.14. Hiệu lực phòng trừ SXBT tuổi 1, 2, 3, 4 hại rau họ HTT của chế phẩm làm từ dịch lá cà chua 1,5% ngoài đồng ruộng
Tuổi SXBT
Hiệu lực phòng trừ (%)
Sau 1 ngày Sau 3 ngày Sau 5 ngày Sau 7 ngày
Tuổi 1 20,00a 36,67a 53,33a 53,33a
Tuổi 2 13,33a 16,67b 33,70ab 33,70ab
Tuổi 3 0,00b 0,00c 10,00bc 10,00bc
Tuổi 4 0,00b 0,00c 3,03c 3,03c
CV% 35,28 20,62 31,68 31,68
LSD0.05 10,87 7,69 24,34 24,34
(Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở các mật độ theo cột Statistix ở mức ý nghĩa 0,05).
Chế phẩm làm từ dịch chiết của lá cà chua (L. esculentum) có hiệu lực phòng trừ SXBT nhưng diễn biến tăng chậm. Tỷ lệ sâu xanh bướm trắng tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 chết dao động từ 0,00 - 36,67%. Trong đó, tỷ lệ sâu xanh bướm trắng tuổi 3, tuổi 4 chết là 0,00% nhưng tỷ lệ sâu xanh bướm trắng tuổi 1(36,67%) , tuổi 2 (16,67%) sau khi phun chế phẩm 3 ngày. Sang ngày thứ 5, hiệu lực của chế phẩm tăng nhanh đạt 53,33% (SXBT tuổi 1).Sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất P ≤ 0,05. Đến ngày thứ 7, hiệu lực phòng trừ SXBT tuổi 1
vẫn đạt giá trị cao nhất, tương ứng là 53,33%. Tuy nhiên, tại thời điểm này, quan sát thấy được các SXBT tuổi 1 còn sống có hiện tượng ngừng ăn, di chuyển chậm.
Như vậy, khi mật độ SXBT trung bình là 10 con/m2 thì sử dụng chế phẩm ở dạng làm từ dịch chiết của lá cà chua (L. esculentum) với nồng độ 1,5% cho hiệu quả phòng trừ khá cao.