điều kiện PTN
Phun chế phẩm thảo mộc làm từ dịch chiết lá cây cà chua (L. esculentum) ở 3 mức nồng độ khác nhau là 0,9%; 1,2% và 1,5% lên các hộp thí nghiệm có SXBT (10 con/hộp), theo dõi sau 1, 3, 5, 7 ngày. Kết quả thu được trình bày ở Bảng 3.11:
Bảng 3.11. Hiệu lực phòng trừ SXBT hại rau họ HTT của chế phẩm làm từ dịch lá cây cà chua ở nồng độ 0,9%, 1,2%, 1,5% trong phòng thí nghiệm Nồng độ
(%)
Hiệu lực phòng trừ(%)
Sau 1 ngày Sau 3 ngày Sau 5 ngày Sau 7 ngày 0,9% 0,00±0,00a 3,33 ± 3,49a 13,33±3,49b 13,33±3,49b 1,2% 0,00 ± 0,00a 13,33±3,49a 13,33 ± 3,49b 13,33 ± 3,49b 1,5% 0,00 ± 0,00a 15,00 ± 4,28a 35,00± 4,28a 35,00± 4,28a
CV% 0,00 36,55 32,29 32,29
LSD0,05 0,00 12,71 12,79 12,79
(Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở các mật độ theo cột Statistix ở mức ý nghĩa 0,05).
Đánh giá hiệu lực phòng trừ của chế phẩm dịch chiết từ lá cà chua với chất phụ gia là dầu ăn. Kết quả cho thấy, chế phẩm dịch chiết từ lá càchua sau 3 ngày phun
hiệu quả phòng trừ sâu xanh bướm trắng ở cả 3 loại nồng độ có sự biến động từ 3,33 ± 3,49% đến 35,00± 4,28%. Trong đó, sau khi phun 3 ngày, nồng độ 0,9% cho tỷ lệ chết đạt 3,33 %, nồng độ 1,2% đạt 13,33% và nồng độ 1,5% đạt 15,00%. Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm tăng dần theo nồng độ nhưng diễn biến chậm và sau 7 ngày phun, ở cả 3 nồng độ chế phẩm dịch chiết từ lá cà chua đạt cao nhất là 35,00± 4,28% (ở nồng độ 1,5%), sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05 với hiệu lực phòng trừ ở nồng độ 0,9% (13,33 ± 3,49) và nồng độ 1,2% (13,33 ± 3,49).
3.5.2. Hiệu lực phòng trừ SXBT ở các tuổi khác nhau của chế phẩm dạng dịch chiết từ lá cà chua nồng độ 1,5%