Hiệu lực phòng trừ SXBT hại rau họ HTT của chế phẩm từ cây cúc(B pilosa)

Một phần của tài liệu Sử dụng bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabr.) và chế phẩm làm từ cây cúc (Bidens pilosa L.), lá cà chua (Lycopersicum esculentum Mill.) phòng trừ sâu hại sâu bọ hoa thập tự tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn năm 2013 2014 (Trang 64)

pilosa)

3.4.1. Hiệu lực phòng trừ SXBT của chế phẩm dạng dịch chiết từ cây cúc (B.

pilosa) trong PTN

Đánh giá hiệu lực của chế phẩm từ dịch chiết của cây cúc ở 4 mức nồng độ 0,6%, 0,8%, 1%, 1,2%và theo dõi sau 1, 3, 5, 7 ngày xử lý, kết quả thể hiện ở Bảng 3.6:

Bảng 3.6. Hiệu lực phòng trừ SXBT của chế phẩm dạng dịch chiết nồng độ 0,6%; 0,8%; 1% và 1,2% sau 1,3,5,7 ngày phun

Nồng độ (%) Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm (%)

Sau 1 ngày Sau 3 ngày Sau 5 ngày Sau 7 ngày 0,6 6,67±3,98b 6,67±4,62c 6,67±4,96c 10,00±2,95d 0,8 16,67±3,98ab 16,67±4,62bc 20,00±4,96bc 23,33±2,95c 1,0 20,00±3,98a 23,33±4,62ab 30,00±4,96b 33,33±2,95b 1,2 30,00±4,87a 35,00±5,66a 55,00±6,07a 65,00±3,62a

CV% 29,95 32,00 33,75 35,68

LSD0,05 14,89 15,48 16,58 14,56

(Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở các mật độ theo cột Statistix ở mức ý nghĩa 0,05)

Như vậy, ở cả 4 mức nồng độ của chế phẩm đều cho hiệu quả phòng trừ rệp hại rau họ HTT đạt từ 10,00± 2,95% đến 65,00±3,62%. Trong đó, mức nồng độ 1,2% cho hiệu lực phòng trừ cao nhất, sau 5 ngày hiệu lực phòng trừ đạt 55,00 ± 6,07% và đến ngày thứ 7 hầu hết SXBT thí nghiệm đều có hiện tượng chán ăn, di chuyển chậm hoặc chết (65,00 ± 3,62%) (sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,05). Sau khi phun chế phẩm, SXBT có biểu hiện ngừng ăn, ít di chuyển và số SXBT ghi nhận chết nhiều từ ngày thứ 5 sau xử lý và hiệu lực tăng dần đều ở cả 4 mức nồng độ của chế phẩm.

3.4.2. Hiệu lực phòng trừ SXBT của chế phẩm dạng bột khô từ cây cúc (B.

pilosa)

Phun chế thảo mộc làm từ bột cây cúc đã phơi khô ở 4 mức nồng độ khác nhau là 0,6%; 0,8%; 1,0% và 1,2%, theo dõi trong 7 ngày thu được kết quả: Cả 4 mức nồng độ chế phẩm làm từ bột cây cúc đều cho hiệu quả phòng trừ SXBT thấp từ 7,03±5,02% đến 31,11±6,15% sau 7 ngày xử lý. Trong đó nồng độ 1,2%

đạt hiệu lực cao nhất là 31,11±6,15 %, sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05 với hiệu lực phòng trừ ở nồng độ 0,6% (7,03 ± 5,02%). Hiệu lực của chế phẩm tăng chậm theo thời gian sau xử lý.

Bảng 3.7. Hiệu lực phòng trừ SXBT của chế phẩm dạng bột khô từ cây cúc (B.

pilosa)nồng độ 0,6%; 0,8%; 1,0% và 1,2%

Nồng độ (%)

Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm (%)

Sau 1 ngày Sau 3 ngày Sau 5 ngày Sau 7 ngày 0,6 3,33±4,27a 3,33±2,35b 7,03±5,02b 7,03±5,02b 0,8 6,67±4,27a 10,00±2,35b 13,70±5,02ab 13,70±5,02ab 1,0 10,00±4,27a 20,00±2,35a 23,70±5,02ab 23,70±5,02ab 1,2 15,00±5,23a 25,00±2,88a 31,11±6,15a 31,11±6,15a

CV% 36,83 29,94 28,99 28,99

LSD0.05 14,28 7,88 16,81 16,81

(Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở các mật độ theo cột Statistix ở mức ý nghĩa 0,05).

Một phần của tài liệu Sử dụng bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabr.) và chế phẩm làm từ cây cúc (Bidens pilosa L.), lá cà chua (Lycopersicum esculentum Mill.) phòng trừ sâu hại sâu bọ hoa thập tự tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn năm 2013 2014 (Trang 64)