Hiệu lực phòng trừ SXBT ở các tuổi khác nhau của chế phẩm dạng dịch chiết từ lá cà chua nồng độ 1,5%

Một phần của tài liệu Sử dụng bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabr.) và chế phẩm làm từ cây cúc (Bidens pilosa L.), lá cà chua (Lycopersicum esculentum Mill.) phòng trừ sâu hại sâu bọ hoa thập tự tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn năm 2013 2014 (Trang 69)

Phun chế phẩm thảo mộc làm từ dịch chiết lá cây cà chua (L. esculentum) nồng độ 1,5% lên các hộp thí nghiệm có SXBT tuổi 1, 2, 3,4 (10 con/hộp), theo dõi sau 1, 3, 5, 7 ngày. Kết quả thu được trình bày ở Bảng 3.12.

Bảng 3.12. Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng hại rau họ HTT của chế phẩm làm từ dịch lá cà chua 1,5 % ở trong phòng thí nghiệm

Tuổi SXBT

Hiệu lực phòng trừ (%)

Sau 1 ngày Sau 3 ngày Sau 5 ngày Sau 7 ngày Tuổi 1 6,67±0,00a 26,67±2,81a 56,67±4,57a 56,67±4,57a Tuổi 2 3,33±0,00a 14,07±2,81b 24,07±4,57b 24,07±4,57b Tuổi 3 0,00±0,00a 0,00±2,81c 6,67±4,57c 6,67±4,57c Tuổi 4 0,00±0,00a 0,00±3,44c 5,00±5,59c 5,00±5,59c

CV% 48,2 43,86 31,98 31,98

LSD0.05 12,15 9,40 15,28 15,28

(Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở các mật độ theo cột Statistix ở mức ý nghĩa 0,05).

Qua kết quả phân tích thống kê sinh học, cho thấy hiệu lực phòng trừ SXBT tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 của chế phẩm dịch chiết tươi từ lá cà chua (L.

esculentum) nồng độ 1,5% diễn biến chậm và tỷ lệ nghịch với tuổi của SXBT.

Tuổi SXBT càng lớn thì hiệu lực phòng trừ của chế phẩm dịch chiết từ lá cà chua càng thấp. Trong đó, sau 7 ngày theo dõi, hiệu lực phòng trừ của chế phẩm cao nhất khi SXBT tuổi 1 đạt 56,67% và hiệu lực phòng trừ của chế phẩm đối với SXBT tuổi 2 đạt 24,07%. Sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê với P < 0,05. Cùng thời gian theo dõi, hiệu lực phòng trừ của chế phẩm thấp hơn rất nhiều khi SXBT tuổi 3 và tuổi 4 lần lượt tương ứng là 6,67% và 5,00%.

Như vậy, qua kết quả cho thấy, trong điều kiện phòng thí nghiệm, cả hai chế phẩm thảo mộc dạng dịch chiết tươi từ cây cúc (B. pilosa) và lá cà chua (L.

esculentum) đều có khả năng phòng trừ sâu xanh bướm trắng (đặc biệt, đều đạt

hiệu lực cao đối với SXBT tuổi 1,2) nhưng hiệu lực phòng trừ của chế phẩm dạng dịch chiết tươi từ cây cúc cao hơn rất nhiều so với chế phẩm dạng dịch chiết từ lá cây cà chua.

3.5.3. Hiệu lực phòng trừ SXBT của chế phẩm thảo mộc dạng dịch chiết tươi từ lá cà chua ở điều kiện ô lưới ngoài đồng ruộng

Một phần của tài liệu Sử dụng bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabr.) và chế phẩm làm từ cây cúc (Bidens pilosa L.), lá cà chua (Lycopersicum esculentum Mill.) phòng trừ sâu hại sâu bọ hoa thập tự tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn năm 2013 2014 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w