Phương pháp sử dụng chế phẩm thảo mộc phòng trừ sâu xanh bướm trắng hại rau cải trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng

Một phần của tài liệu Sử dụng bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabr.) và chế phẩm làm từ cây cúc (Bidens pilosa L.), lá cà chua (Lycopersicum esculentum Mill.) phòng trừ sâu hại sâu bọ hoa thập tự tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn năm 2013 2014 (Trang 41)

trắng hại rau cải trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng

a) Thí nghiệm trong phòng:

Thí nghiệm 1: Sử dụng chế phẩm thảo mộc làm từ dịch chiết của cây cúc (B. pilosa) với 4 nồng độ khác nhau: 0,6%; 0,8%; 1,0%; 1,2%. Phun chế phẩm lên các hộp nhựa có kích thước 8x12 cm, trong hộp có rau cải và sâu xanh bướm trắng

(10 con/hộp). Hàng ngày kiểm tra số lượng SXBT sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ sâu chết không tăng nữa thì dừng lại. Mỗi nồng độ lặp lại 3 lần.

Thí nghiệm 2: Sử dụng chế phẩm thảo mộc làm từ bột nghiền của cây cúc (B. pilosa) với 4 nồng độ khác nhau: 0,6%; 0,8%; 1,0%; 1,2%. Phun chế phẩm lên các hộp nhựa có kích thước 8x12 cm, trong hộp có rau cải và sâu xanh bướm trắng (10 con/hộp). Hàng ngày kiểm tra số lượng SXBT sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ sâu chết không tăng nữa thì dừng lại. Mỗi nồng độ lặp lại 3 lần.

Thí nghiệm 3: Sử dụng chế phẩm thảo mộc làm từ dịch chiết và bột khô của cây cúc (B. pilosa) nồng độ 1,2%. Phun các chế phẩm lên các hộp nhựa có kích thước 8x12 cm, trong hộp có rau cải và sâu xanh bướm trắng (10 con/hộp). Hàng ngày kiểm tra số lượng SXBT sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ sâu chết không tăng nữa thì dừng lại. Thí nghiệm lặp lại 3 lần.

Thí nghiệm 4: Sử dụng chế phẩm thảo mộc làm từ dịch chiết của cây cúc (B. pilosa) nồng độ 1,2% phun phòng trừ sâu xanh bướm trắng ở các tuổi khác nhau. Phun các chế phẩm lên các hộp nhựa có kích thước 8x12 cm, trong hộp có lá rau cải và sâu xanh bướm trắng (10 con/hộp). Hàng ngày kiểm tra số lượng SXBT sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ sâu chết không tăng nữa thì dừng lại. Mỗi hộp nhựa có 10 con SXBT ở độ tuổi khác nhau từ tuổi 1 đến tuổi 4, thí nghiệm lặp lại 3 lần.

Thí nghiệm 5: Sử dụng chế phẩm thảo mộc làm từ dịch chiết của lá cà chua (L. esculentum) với nồng độ: 0,9%; 1,2%; 1,5%. Phun chế phẩm lên các hộp nhựa có kích thước 8x12 cm, trong hộp nhựa có lá rau cải và sâu xanh bướm trắng (10 con/hộp). Hàng ngày kiểm tra số lượng SXBT sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ sâu chết không tăng nữa thì dừng lại. Mỗi nồng độ lặp lại 3 lần.

Thí nghiệm 6: Sử dụng chế phẩm thảo mộc làm từ dịch chiết lá cà chua (L. esculentum) với nồng độ 1,5%. Phun chế phẩm lên các hộp nhựa có kích

thước 8x12 cm, trong hộp có lá rau cải và sâu xanh bướm trắng (10 con/hộp). Hàng ngày kiểm tra số lượng SXBT sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ sâu chết không tăng nữa thì dừng lại. Mỗi hộp nhựa có 10 con SXBT ở độ tuổi khác nhau từ tuổi 1 đến tuổi 4, lặp lại 3 lần.

b) Thí nghiệm ngoài đồng ruộng

Thí nghiệm 1: Phun chế phẩm dạng dịch chiết tươi từ cây cúc (B. pilosa)

nồng độ 1,2%. Mỗi ô thí nghiệm có diện tích là 1m2, trên các ô thí nghiệm có trồng rau cải và thả SXBT (10 con/m2) với các tuổi khác nhau: tuổi 1, tuổi 2, tuổi 1. Chuẩn bị vật liệu thí nghiệm

- Hộp nhựa có lá cải tươi (quấn bông giữ ẩm), SXBT, Chế phẩm từ cây cúc (B. pilosa) và lá cà chua được pha sẵn.

2. Cho SXBT vào hộp nhựa (10 con /hộp), dùng bình phun cỡ nhỏ phun dung dịch chế phẩm lên SXBT.

3. Thí nghiệm với các loại chế phẩm ở các mức nồng độ khác nhau.

4. Sau 1 ngày thí nghiệm bắt đầu tiến hành kiểm tra số lượng SXBTcòn sống ở mỗi công thức để so sánh hiệu lực phòng trừ của các chế phẩm.

5. Xác đinh tỷ lệ SXBT sống, chết và hiệu lực của chế phẩm. Sâu chết có màu vàng nâu sau chuyển sang màu đen và bị phân hủy rất nhanh.

3, tuổi 4. Hàng ngày kiểm tra số lượng SXBT còn sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ chết không còn tăng nữa thì dừng lại.

Thí nghiệm 2: Phun chế phẩm làm từ dịch chiết lá cà chua (L. esculentum)

với 3 nồng độ: 0,9%, 1,2%, 1,5% lên các ô thí nghiệm ngoài đồng ruộng. Mỗi ô thí nghiệm có diện tích là 1m2, mật độ SXBT 10 con/1m2. Hàng ngày kiểm tra số lượng sâu xanh bướm trắng còn sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ chết không còn tăng nữa thì dừng lại. Mỗi nồng độ được làm lặp lại 3 lần.

Thí nghiệm 3: Thử nghiệm chế phẩm dạng dịch chiết từ lá cây cà chua nồng độ 1,5% phòng trừ SXBT ở các độ tuổi khác nhau: tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 ngoài đồng ruộng. Phun chế phẩm từ dịch chiết lá cà chua có nồng độ 1,5% lên các ô thí nghiệm ngoài đồng ruộng. Mỗi ô thí nghiệm có diện tích là 1m2. Trên các ô thí nghiệm có mật độ SXBT 10 con/1m2. Hàng ngày kiểm tra số lượng SXBT chết cho đến khi nào tỷ lệ chết không còn tăng nữa thì dừng lại.

Thí nghiệm 4: Thử nghiệm sử dụng chế phẩm dạng dịch chiết tươi từ cây cúc (Bidens pilosa) nồng độ 1,2%, chế phẩm dạng dịch chiết từ lá cây cà chua

Lycopersicum esculentum nồng độ 1,5% và thuốc Aremec 36EC phòng trừ

SXBT. Từ đó, đánh giá được HLPT và mức độ ảnh hưởng của thuốcAremec 36EC và CPTM đến bọ rùa đỏ đối với cây rau họ HTT. Trên các ô thí nghiệm được trồng rau cải, thả bọ rùa đỏ (8 con/m2). Phun thuốc Aremec 36EC và CPTM dạng dịch chiết tươi từ cây cúc (Bidens pilosa) 1,2%; Dịch chiết tươi từ lá cà chua

L. esculentum 1,5%. Mỗi nồng độ đươc lặp lại 3 lần. Hàng ngày kiểm tra tỷ lệ

sống, chết của SXBT, Bọ rùa đỏ đến khi nào tỷ lệ chết không còn tăng nữa thì dừng.

Hình 2.3. Phương pháp sử dụng CPTM phòng trừ SXBT ở ngoài đồng ruộng 5. Xác định tỷ lệ SXBT bị chết, hiệu lực

phòng trừ SXBT của chế phẩm. 4. Điều tra sau khi phun chế phẩm

Tiến hành điều tra số lượng SXBT còn sống để đánh giá hiệu lực chế phẩm.

3. Phun chế phẩm:

Dùng bình bơm nhỏ phun chế phẩm lên rau, phun đồng đều sao cho SXBT tiếp xúc với CPTM được nhiều nhất.

2. Chuẩn bị chế phẩm

Bột cây cúc, dịch cây cúc và lá cây cà chua

Lycopersicum esculentum Mill.được pha chế cùng với chất phụ gia, nước tạo dạng dung dịch và phun.

1. Thiết kế ô lưới thí nghiệm

Bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, diện tích 1 m2/ô lưới với 3 lần nhắc lại. Trong ô lưới có trồng rau cải và SXBT thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Sử dụng bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabr.) và chế phẩm làm từ cây cúc (Bidens pilosa L.), lá cà chua (Lycopersicum esculentum Mill.) phòng trừ sâu hại sâu bọ hoa thập tự tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn năm 2013 2014 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w