Từ kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã xác định được nồng độ chế phẩm thích hợp áp dụng cho thí nghiệm trong ô lưới ngoài đồng ruộng. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 1m2, mật độ sâu xanh bướm trắng trung bình 10 con/m2, phun chế phẩm dạng dịch chiết từ cây cúc với nồng độ 1,2%.
Đánh giá hiệu lực phòng trừ của chế phẩm sau 1,3,5,7 ngày theo dõi, kết quả thu được trình bày ở Bảng 3.10.
Bảng 3.10. Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng hại rau họ HTT của chế phẩm làm từ dịch chiết cây cúc (B. pilosa) 1,2% ở ngoài đồng ruộng Tuổi SXBT Hiệu lực phòng trừ (%)
Sau 1 ngày Sau 3 ngày Sau 5 ngày Sau 7 ngày Tuổi 1 36,67±5,34a 50,00±6,60a 76,29±4,95a 76,29±4,95a Tuổi 2 26,67±5,34ab 46,67±6,60a 54,81±4,95b 54,81±4,95b Tuổi 3 16,67±5,34bc 20,00±6,60b 26,67±4,95c 26,67±4,95c Tuổi 4 0,00±6,54c 5,00±8,09b 15,00±6,07c 15,00±6,07c
CV% 22,43 28,97 18,76 18,76
(Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở các mật độ theo cột Statistix ở mức ý nghĩa 0,05).
Chế phẩm làm từ dịch chiết của cây cúc có hiệu lực phòng trừ SXBT cao và tăng nhanh theo thời gian xử lý. Tỷ lệ SXBT tuổi 1 chết khá nhiều (36,67%) và tiếp đến tỷ lệ SXBT tuổi 2 (26,67%) sau khi phun chế phẩm 1 ngày. Sang ngày thứ 3 hiệu lực của chế phẩm tăng nhanh dao động từ 5,00 - 50,00%. Đến ngày thứ 7 quần thể SXBT tuổi 1, tuổi 2 ở ô lưới đã bị chết rất nhiều, hiệu lực phòng trừ tương ứng là 76,29% và 54,81%. Sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất P ≤ 0,05. Như vậy, khi mật độ SXBT trung bình là 10 con/m2 thì sử dụng chế phẩm ở dạng làm từ dịch chiết của cây cúc với nồng độ 1,2% cho hiệu quả phòng trừ cao.