Phương pháp điều tra sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự

Một phần của tài liệu Sử dụng bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabr.) và chế phẩm làm từ cây cúc (Bidens pilosa L.), lá cà chua (Lycopersicum esculentum Mill.) phòng trừ sâu hại sâu bọ hoa thập tự tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn năm 2013 2014 (Trang 39)

Sử dụng vợt côn trùng có đường kính 40 cm, chiều dài 1- 1,2 m hoặc tay thu bắt toàn bộ các loài côn trùng bắt mồi xuất hiện trên sinh quần ruộng rau họ HTT và khu vực lân cận (bờ mương, bờ cỏ xung quanh ruộng rau, khu vực trồng rau). Trong số cá thể bắt mồi cùng loài thu được, ngâm một số cá thể trong cồn 70o để định loại, lưu mẫu, số còn lại được theo dõi trong phòng thí nghiệm để xác định thành phần vật mồi, sức ăn mồi của chúng.

Trước khi thu mẫu, quan sát, ghi chép tập tính săn bắt mồi và chích hút vật mồi, đặc biệt, các loài bắt mồi nhằm đưa ra kỹ thuật thích hợp khi nuôi chúng trong phòng thí nghiệm.

Những loài côn trùng bắt mồi trên rau họ HTT quen thuộc đã được các tài liệu khác công bố, chỉ cần căn cứ vào sự hiện diện của chúng trên địa điểm điều tra để đưa tên chúng vào bảng danh mục thiên địch, sâu hại rau. Với các đối tượng mới phát hiện, chỉ ghi nhận chúng là thiên địch nếu thấy rõ chúng tấn công ăn thịt vật mồi là sâu hại rau họ HTT.

2.5.2. Phương pháp sử dụng bọ rùa đỏ phòng trừ rệp

- Bọ rùa được sử dụng để phòng trừ rệp là các ấu trùng tuổi 3, 4 và trưởng thành. Để phòng trừ rệp hại có hiệu quả, trước khi đưa bọ rùa đỏ ra ngoài đồng ruộng cần phải xác định được những yếu tố sau:

- Xác định mật độ rệp hại trên ruộng rau đồng thời xác định thành phần, số lượng thiên địch đã xuất hiện trên ruộng rau.

- Xác định số lượng bọ rùa đỏ cần thả trên một đơn vị diện tích để có thể khống chế được rệp hại.

- Xác định thời điểm thả và cách thả hợp lý:

+ Thời điểm thả bọ rùa: chọn lúc trời mát mẻ, không mưa, không nắng để thả, tốt nhất là thả lúc trời râm mát, sáng sớm hoặc chiều tối.

+ Tuổi bọ rùa phù hợp để phòng trừ: tốt nhất là thả bọ rùa trưởng thành và ấu trùng tuổi 3 vì ở thời điểm này ấu trùng có thời gian phát dục dài, sức sống và khả năng ăn mồi tốt.

+ Thí nghiệm trong phòng

Thí nghiệm 1: Sử dụng Bọ rùa đỏ ở mật độ khác nhau 4, 6,8 (con/hộp) thả vào các hộp nhựa có kích thước 8x12 cm, trong hộp nhựa có lá rau cải và rệp (300 con/ hộp). Hàng ngày kiểm tra số lượng rệp sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ chết không tăng nữa thì dừng lại. Mỗi công thức lặp lại 3 lần.

+ Thí nghiệm ngoài đồng ruộng

Thí nghiệm 1: Sử dụng bọ rùa đỏ với 3 mật độ khác nhau: 4, 6,8 (con/m2). Thả bọ rùa đỏ lên các ô thí nghiệm (có diện tích 1m2), trên các ô thí nghiệm đã trồng rau cải và thả rệp (300con/m2). Các ô thí nghiệm được ngăn cách nhau bởi một luống đất. Hàng ngày kiểm tra số lượng rệp sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ chết không tăng nữa thì dừng lại. Mỗi mật độ được lặp lại 3 lần.

Thí nghiệm 2: Sử dụng bọ rùa đỏ với mật độ đạt hiệu quả cao nhất ở điều kiện trong phòng thí nghiệm và điều kiện ngoài đồng ruộng, phòng trừ rệp hại rau cải vào giai đoạn 20 - 25 và 30 - 35 ngày sinh trưởng của cây rau cải. Thí nghiệm lặp lại 3 lần.

5. Xác định tỷ lệ rệp bị chết, hiệu lực phòng trừ rệp của bọ rùa đỏ.

4. Điều tra sau khi thả bọ rùa ở từng ô thí nghiệm. Tiến hành điều tra số lượng rệp còn sống ở từng ô đối chứng và ô thí nghiệm.

3. Thả bọ rùa đỏ theo mật độ thí nghiệm 2. Chuẩn bị bọ rùa đỏ

1. Bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, diện tích 1 m2/ô lưới với 3 lần nhắc lại. Trong ô lưới có trồng rau cải và rệp thí nghiệm.

Hình 2.1 : Phương pháp sử dụng bọ rùa đỏ phòng trừ rệp

Một phần của tài liệu Sử dụng bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabr.) và chế phẩm làm từ cây cúc (Bidens pilosa L.), lá cà chua (Lycopersicum esculentum Mill.) phòng trừ sâu hại sâu bọ hoa thập tự tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn năm 2013 2014 (Trang 39)