chiết từ cây cúc (B. pilosa)
Phun chế phẩm thảo mộc dạng dịch chiết tươi nồng độ 1,2% lên các hộp thí nghiệm có SXBT ở các tuổi khác nhau tuổi 1, 2, 3, 4 và theo dõi sau 1, 3, 5, 7 ngày. Kết quả cho thấy thể hiện ở Bảng 3.9.
Bảng 3.9. Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng hại rau họ HTT của chế phẩm làm từ dịch cây cúc (B. pilosa) nồng độ 1,2% ở trong PTN Tuổi
SXBT
Hiệu lực phòng trừ (%)
Sau 1 ngày Sau 3 ngày Sau 5 ngày Sau 7 ngày Tuổi 1 40,00 ± 3,98a 56,67 ± 3,45a 72,22 ± 6,21a 72,22 ± 6,21a Tuổi 2 26,67 ± 3,98b 33,33 ± 3,45b 52,50 ± 6,21a 52,50 ± 6,21a Tuổi 3 16,67 ± 3,98b 23,33 ± 3,45bc 30,00 ± 6,21a 30,00 ± 6,21a Tuổi 4 0,00 ± 4,87c 15,00±4,22c 20,55±7,61b 20,55 ± 7,61b
CV% 30,36 17,77 23,45 23,45
LSD0.05 13,32 11,54 20,79 20,79
(Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở các mật độ theo cột Statistix ở mức ý nghĩa 0,05)
Đánh giá hiệu lực phòng trừ SXBT ở các tuổi của chế phẩm thảo mộc dạng dịch chiết tươi nồng độ 1,2% với chất phụ gia là dầu ăn. Chế phẩm dịch chiết từ cây cúc sau 3 ngày phun hiệu quả phòng trừ SXBT ở cả 4 tuổi có sự biến động từ 15,00 ± 4,22% đến 56,67 ± 3,45% trong đó SXBT tuổi 4 có tỷ lệ chết đạt 15,00 %, SXBT tuổi 3 có tỷ lệ chết đạt 23,33%, SXBT tuổi 2 có tỷ lệ chết đạt 33,33 % và SXBT tuổi 1 có tỷ lệ chết cao nhất đạt 56,67%. Hiệu lực phòng trừ của chế phảm tăng dần theo nồng độ và sau 7 ngày phun, hiệu lực phòng trừ của chế phẩm dịch chiết đạt cao nhất khi SXBT ở tuổi 1 là 72,22 ± 6,21% tiếp đến là tuổi 2 đạt 52,50± 6,21% và thấp nhất ở tuổi 4 (20,55±7,61), sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05.
3.4.5. Hiệu lực phòng trừ SXBT của chế phẩm dạng dịch chiết từ cây cúc (B. pilosa) ở điều kiện ô lưới ngoài đồng ruộng