Quản lí hoạt động dạy của giáo viên bộ môn Lịch sử

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại trung tâm giáo dục thường xuyên phố nối, tỉnh hưng yên luận văn ths giáo dục học (Trang 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2 Quản lí hoạt động dạy của giáo viên bộ môn Lịch sử

2.4.2.1. Quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp

Giám đốc cho rằng, biện pháp quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài của giáo viên quan trọng nhất là các giáo viên dạy cùng một khối lớp phải thống

nhất về mục tiêu bài dạy, kiến thức cần đạt, hình thành kỹ năng và thái độ cho học sinh, thống nhất về nội dung, hình thức tổng thể thiết kế từng bài dạy theo đặc thù môn học trong mỗi nhóm, tổ chuyên môn. Để đảm bảo theo dõi và giám sát chặt chẽ việc soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên thì biện pháp tốt nhất là việc kiểm tra thường xuyên của tổ trưởng, giám đốc, phó giám đốc qua việc ghi sổ báo giảng, qua kiểm tra hồ sơ giảng dạy đột xuất và định kỳ, qua kiểm tra sử dụng đồ dùng thiết bị giảng dạy. Qua thực tế tham khảo ý kiến của 19 cán bộ giáo viên của trung tâm thấy răng đa số ý kiến cho rằng giám đốc đã làm khá đầy đủ các biện pháp này đó là cơ sở để giáo viên rèn luyện nâng cao kỹ năng sư phạm và tay nghề. Chỉ đạo giáo viên trong việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp. Song việc soạn bài của giáo viên hiện nay chủ yếu diễn ra ở nhà, vì thế mà việc quản lý của Giám đốc về việc thực hiện của giáo viên còn gặp những khó khăn nhất định.

Bảng 2.10: Quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên.

STT Nội dung quản lý

Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm TB Thứ bậc Làm tốt Chưa tốt Chưa làm Điểm TB Thứ bậc 1 Giám đốc hướng dẫn các qui định, yêu cầu soạn bài, cung cấp SGK, tài liệu tham khảo

9 10 0 2,47 2 15 3 1 2,73 2

2

Giám đốc yêu cầu tổ bộ môn thống nhất cơ bản mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức bài dạy. 7 9 3 2,21 4 12 5 2 2,52 5 3 Giám đốc giao cho tổ trưởng chuyên môn kiểm

tra định kỳ giáo án của giáo viên

4

Giám đốc kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất công tác soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV

5 12 2 2,15 5 14 3 2 2,63 4

5

Giám đốc dự giờ, đánh giá hiệu quả bài soạn qua giờ dạy

8 10 1 2,36 3 14 4 1 2,68 3

Qua các phiếu trưng cầu ý ‎kiến của 19 người gồm CBQL và các GV bộ môn, đa số cho rằng, việc hướng dẫn các quy định, yêu cầu soạn bài, cung cấp SGK, tài liệu tham khảo là rất cần thiết vì mức độ nhận thức đạt trung bình là 2,47 điểm thứ bậc 2 và GV nhận định vấn đề này được thực hiện tốt thể hiện ở điểm trung bình đạt 2,73 thứ bậc 2 như vậy khẳng định rằng Giám đốc trung tâm đã làm tốt nọi dung quản lí này.

Việc yêu cầu bộ môn thống nhất cơ bản mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức bài dạy chưa được nhà trường chú trọng, đa số cho là cần thiết và điểm đạt trung bình là 2,21 thứ bậc 4 cho thấy việc yêu cầu của giám đốc với các tổ bộ môn nhận thức chưa cao. Do đó mức độ thực hiện cũng đạt kết quả thấp, điểm trung bình là 2,52 thứ bậc 5, có 2 phiếu thể hiện là chưa thực hiện được.

Về thực hiện kiểm tra định kỳ các CBQL cho là rất cần thiết, phần lớn giáo viên đánh giá cao mức độ thực hiện nội dung quản lý này đạt 2,78 điểm thứ bậc 1. Tuy nhiên vẫn còn 2 giáo viên cho rằng nhà trường đã thực hiện kiểm tra định kỳ là không cần thiết.

Vấn đề dự giờ đánh giá bài soạn qua giờ dạy cũng được các cán bộ quản lý cho là quan trọng vì mức độ nhận thức đạt thứ bậc 3 và GV nhận định

vấn đề này được thực hiện tốt thứ bậc 2 khẳng định nội dung quản lý này được đề cập đến khi kiểm tra đánh giá giờ dạy.

2.4.2.2. Quản lý giờ dạy trên lớp

Quản lý giờ dạy cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Giám đốc và CBQL trong công tác quản lý. Hiệu quả của giờ dạy có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của HS, đồng thời nó phản ánh năng lực, tinh thần, trách nhiệm của người GV. Giám đốc và CBQL có các biện pháp quản lý giờ dạy phù hợp sẽ đảm bảo được nguyên tắc, chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Qua thực tế khảo sát tác giả thấy rằng Giám đốc và CBQL đều có các biện pháp quản lý giờ lên lớp của GV, cụ thể qua kết quả tổng hợp điều tra ở bảng 2.11 cho ta thấy:

- Tổ chức cho GV học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tiết dạy làm cho toàn thể GV thực hiện theo qui chế một cách nghiêm túc là biện pháp được Giám đốc và CBQL cho là rất cần thiết và đã được trung tâm thực hiện.

Bảng 2.11: Quản lý giờ dạy trên lớp

ST T

Quản lý giờ lên lớp Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện Rất cần thiết Cần thiết Khôn g cần thiết Điểm TB Thứ bậc Làm tốt Chưa tốt Chưa làm Điểm TB Thứ bậc 1 Tổ chức cho giáo viên học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tiết dạy 19 0 0 3,00 1 11 7 1 2,52 5 2

Quản lý giờ dạy thông qua TKB, kế hoạch giảng dạy, sổ báo giảng và sổ ghi đầu bài.

19 0 0 3,00 1 14 5 0 2,73 1

nếp dạy học của giáo viên

4

Quy định chế độ thông tin, báo cáo và sắp xếp thay thế hoặc dạy bù trong trường hợp vắng giáo viên 18 1 0 2,94 2 12 6 1 2,57 4 5 Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất và có phân tích sư phạm cho bài dạy

19 0 0 3,00 1 10 6 3 2,36 7

6

Thường xuyên

kiểm tra kế hoạch giảng dạy (sổ báo giảng)

15 4 0 2,78 4 13 5 1 2,63 3

7

Thu thập thông tin của học sinh,

phụ huynhhọc

sinh, đồng nghiệp

0 19 0 3,00 1 11 5 3 2,42 6

Giám đốc cho rằng quản lý giờ dạy của GV thông qua Thời khoá biểu (TKB), kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài là rất cần thiết. Qua điều tra giáo viên của trung tâm thì điểm trung bình đạt được cao 2,73 thứ bậc 1 cho có 14 giáo viên cho rằng biện pháp này đã được thực hiện tốt còn 5 giáo viên cho rằng thực hiện chưa tốt.

Qua khảo sát tác giả thấy rằng nhận thức đạt thứ bậc 3 với 2,84 điểm và mức độ thực hiện đạt 2,68 điểm thứ bậc 2 cho thấy rằng số cán bộ quản lý nhận thức việc xây dựng nền nếp dạy học là rất cần thiết và đã làm tốt, và có 6 phiếu chưa thực hiện tốt.

- Quy định chế độ thông tin báo cáo và sắp xếp thay thế hoặc dạy bù trong trường hợp GV vắng. Với những trường hợp đi công tác hoặc nghỉ theo chế độ thì Ban giám đốc trung tâm chủ động bố trí người dạy thay thế. Với những trường hợp vắng đột xuất một hoặc hai tiết thì GV chủ động báo cáo cho Tổ trưởng chuyên môn điều động người dạy thay. Đây cũng là một trong những tiêu chí của trung tâm để đánh giá thi đua. Về biện pháp này đa số cán bộ quản lí cho là rất cần thiết và nhưng thực hiện lại chưa được tốt tốt, vì thứ bậc xếp thứ 4 so với mức độ nhận thức xếp thứ 2 do khi bố trí giáo viên thì thường là giáo viên không trùng bộ môn, nên học sinh phải học những tiết học đó trong điều kiện không có sách vở mà chỉ là lấp chỗ trống, phân công giáo viên chéo để vào quản lí giờ học đó.

- Tổ chức dự giờ theo định kỳ, đột xuất có phân tích sư phạm bài dạy cũng là biện pháp được Giám đốc và tổ trưởng tổ chuyên môn đưa ra, coi đó thực sự cần thiết để quản lý tiến độ giảng dạy của GV và việc thực hiện nền nếp dạy học của họ. Tuy nhiên, biện pháp này mặc dù đã được tất cả giáo viên trung tâm thực hiện nhưng chỉ mang tính hình thức, tính khách quan chưa cao vì vậy xếp thứ bậc 7 trong các biện pháp quản lí giờ dạy trên lớp, do nặng về đánh giá hơn là phân tích bài dạy về các mặt theo yêu cầu đánh giá của Bộ Giáo dục & Đào tạo vì giáo viên dự giờ không phải là giáo viên có cùng bộ môn mà do các giáo viên cùng trong tổ chuyên môn đi dự như giáo viên Văn học, Địa lí, hoặc đôi khi có cả giáo viên tự nhiên nên việc nhận xét nặng về cảm tính .

- Thường xuyên kiểm tra sổ báo giảng cũng là biện pháp được cán bộ quản lý trung tâm coi trọng. Tuy nhiên mức độ nhận thức trugn bình xếp thứ bậc 4 nhưng nhận định nội dung này được thực hiện khá tốt điểm đạt 2,63 thứ bậc 3.

- Biện pháp thu thập thông tin phản ánh của đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và HS mặc dù không phải là một quy định thành văn nhưng lại đem đến

một hiệu quả rất lớn cho Giám đốc, thông qua các thông tin phản hồi, Giám đốc có những biện pháp nhắc nhở và xử lý kịp thời những thiếu sót, quản lý thích hợp hơn giờ lên lớp của GV nói chung và của từng GV nói riêng. Qua điều tra, 100% giáo viên nhận thức cho là cần thiết, nhưng về mức độ thực hiện thì hiệu quả không cao xếp thứ bậc 6.

2.4.2.3. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Trong công tác xây dựng quy chế năm học và quy định sinh hoạt của các tổ chuyên môn là 1tuần/lần để thực hiện các quy định chuyên môn, thảo luận, rút kinh nghiệm cho các tiết được tổ chuyên môn dự giờ. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy về hình thức các trường vẫn duy trì nền nếp sinh hoạt đều đặn song còn mang tính chiếu lệ, nội dung sinh hoạt chưa sâu, chưa mang tính sư phạm đích thực, chủ yếu thiên về hoạt động hành chính.

Bảng 2.12: Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

STT Quản lý sinh hoạt của tổ chuyên môn

Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm TB Thứ bậc Làm tốt Chưa tốt Chưa làm Điểm TB Thứ bậc 1 Chỉ đạo kế hoạch, nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn

10 9 0 2,52 2 11 8 0 2,57 2

2

Yêu cầu tổ trưởng chuyên môn tổ chức các hoạt động khác nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

8 11 0 2,42 3 8 5 4 2,00 3

3

Yêu cầu Tổ trưởng chuyên môn báo cáo thường xuyên về nội dung và kết quả sinh hoạt

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.12 cho thấy đa số cán bộ quản lý rất quan tâm chỉ đạo kế hoạch nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong HĐDH của nhà trường và mức độ thực hiện của cán bộ quản lý được các giáo viên đánh giá là tốt điểm đạt 2,57 thứ bậc 2.

Đa số cán bộ quản lý nghiêm khắc trong việc yêu cầu Tổ trưởng chuyên môn báo cáo thường xuyên về nội dung và kết quả sinh hoạt của tổ. Kết quả về mức độ nhận thức xếp thứ bậc 1 mức độ thực hiện cũng xếp thứ bậc 1 như vậy tổ trưởng tổ chuyên môn làm rất tốt chế độ báo cáo

Biện pháp yêu cầu tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động khác nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV được cho là cần thiết. Mỗi năm học, trung tâm thường tổ chức các cuộc thi cho học sinh như: Tìm hiểu kiến thức xã hội, Tìm hiểu kiến thức tự nhiên, Đoàn trường thì thành lập các câu lạc bộ : KHTN , KHXH, Tin Học, ngoại ngữ … Tuy nhiên các hoạt động đó không thường xuyên và hình thức sinh hoạt chưa sâu, chưa đa dạng về nội dung sinh hoạt.

Tóm lại, hoạt động của các tổ chuyên môn về thực tế còn nặng về công tác phổ biến những yêu cầu của trung tâm, những công việc mới của trung tâm cần triển khai thực hiện, nội dung sinh hoạt chưa phong phú, chưa đầu tư thỏa đáng về thời gian cũng như tâm huyết cho nội dung sinh hoạt chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, những phát kiến mới trong dạy học...

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại trung tâm giáo dục thường xuyên phố nối, tỉnh hưng yên luận văn ths giáo dục học (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)