8. Cấu trúc luận văn
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động dạy học môn Lịch sử ở
TTGDTX.
a) Yếu tố chủ yếu và yếu tố xúc tác
Theo hình ngôi sao 5 cánh (Hình 1.1) của tác giả Đặng Quốc Bảo, có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học có tính then chốt và 5 yếu tố ảnh hưởng có tính xúc tác, đó là:
- Yếu tố ảnh hưởng then chốt gồm: MT dạy học; đội ngũ GV; HS; nội dung DH; PPDH.
+ MT dạy học đặt ra yêu cầu đạt tới trình độ chuẩn kiến thức và các kỹ năng theo yêu cầu của môn học, cấp học và mục tiêu giáo dục.
+ Yếu tố đội ngũ GV bao gồm: chất lượng đội ngũ, cơ cấu đội ngũ (cơ cấu theo bộ môn), phẩm chất đội ngũ..v.v.
+ HS (đối tượng dạy học) bao gồm: chất lượng đầu vào, thái độ, động cơ của người học..v.v.
+ Nội dung DH: nội dung DH phù hợp hay chưa phù hợp với đặc điểm nhận thức của người học, phù hợp với môi trường, với hình thức và điều kiện dạy học..v.v.
+ Phương pháp dạy học: PPDH có phù hợp với nội dung chương trình, với đối tượng DH, điều kiện CSVC, TTBDH....v.v.
- 5 yếu tố ảnh hưởng có tính xúc tác gồm: hình thức tổ chức DH; điều kiện DH; môi trường DH; bộ máy QL và quy chế đào tạo.
b) Yếu tố khách quan và chủ quan - Yếu tố khách quan:
+ Điều kiện về kinh tế văn hoá - xã hội ở địa phương. Các điều kiện này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc phối hợp GD giữa nhà trường gia đình và xã hội tác động tới chất lượng DH chung của nhà trường.
Giám đốc phải quan tâm đến các vấn đề như: chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách của địa phương, phải khai thác được các thế mạnh, hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền sự tham gia giáo dục của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương; phối hợp tích cực có hiệu quả công tác giáo dục giữa nhà trường với gia đình.
+ Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên với trường.
Đối với các trường THPT chịu sự chỉ đạo kiểm tra, đánh giá trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND tỉnh. Trong công tác quản lý HĐDH sự chỉ đạo của cấp trên chính là những định hướng, là kim chỉ nam giúp nhà trường xác định đúng MT và phương hướng HĐDH. Đồng thời việc kiểm tra đánh giá của cấp trên còn giúp nhà trường kịp thời điểu chỉnh bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi và hiệu quả đưa HĐDH của nhà trường đạt được những MT đề ra.
+ Chất lượng, mức độ phù hợp của chương trình giáo dục môn học (MT, nội dung, PPDH).
+ Quy chế có liên quan, chế độ, chính sách đãi ngộ của Đảng, nhà nước với đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD.
+ Số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ GV. Chất lượng của đội ngũ GV, chất lượng của HS là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả quản lý HĐDH của cán bộ QLGD.
+ Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên và các tổ chức trong nhà trường.
Để QL tốt hoạt động giảng dạy của GV đòi hỏi phải có sự hợp tác, phối hợp giữa các cá nhân, giữa các tổ chức trong tập thể nhà trường để tạo nên sự thống nhất chung, tạo nên sức mạnh sự đoàn kết.
Giám đốc trung tâm phải biết sử dụng tốt đội ngũ cốt cán như phó Giám đốc chuyên môn, tổ trưởng, nhóm trưởng và các thành viên trong trung tâm nhằm tạo thành một bộ máy hoàn chỉnh hoạt động có hiệu quả; coi trọng vai trò của tổ chuyên môn và Hội đồng sư phạm nhằm tạo sự chuyển biến về chất trong công tác giảng dạy.
+ Chất lượng HS đầu vào của nhà trường + Điều kiện CSVC, TTBDH của nhà trường.
- Yếu tố chủ quan:
+ Yếu tố chủ quan của nhà trường:
- Môi trường sư phạm của nhà trường: quan hệ đồng nghiệp, thầy - trò; trò - trò...; phong trào học tập, rèn luyện trong nhà trường...
+ Các yếu tố chủ quan của người quản lý:
- Nhận thức của các cán bộ QLGD nhà trường về tầm quan trọng của các nội dung quản lý HĐDH môn Lịch sử. Khi các cán bộ QLGD trường THPT đã có nhận thức đúng đắn thì sẽ có những quan tâm chỉ đạo và biện pháp QL phù hợp để nâng cao chất lượng DH môn học của nhà trường mình.
- Năng lực của đội ngũ cán bộ QLGD các cấp trong nhà trường. Với người QL có năng lực, được đào tạo cơ bản thì dễ dàng nắm bắt thông tin, xử lý thông tin, giải quyết tốt mọi vấn đề nảy sinh, đưa HĐDH của nhà trường tiến lên trạng thái mới về chất.
- Nhận thức của người thầy về chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước đối với GD-ĐT; tầm quan trọng của các nội dung, biện pháp QL của cán bộ QLGD đối với đội ngũ GV để nâng cao chất lượng DH.
- Phẩm chất đạo đức, tính sư phạm và lòng tâm huyết của người thầy khi tham gia HĐDH.
- Tính năng động, sáng tạo của người thầy trong giảng dạy.
+ Các yếu tố chủ quan của HS
- Ý thức, thái độ, động cơ học tập của HS nhà trường. - Mức độ cố gắng vươn lên của HS trong học tập, rèn luyện.
Kết luận chương 1
Quản lý HĐDH nói chung và môn Lịch sử nói riêng trong các trường TTGDTX gồm hai nội dung: quản lý hoạt động dạy của giáo viên và quản lý hoạt động học của học sinh, dựa trên nền tảng quản lý mọi hoạt động toàn diện trong nhà trường. HĐDH là hoạt động trung tâm của nhà trường, người quản lý tổ chức và điều khiển quá trình sư phạm tổng thể, đội ngũ giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Cho nên, quản lý tốt hoạt động dạy học trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Do các yêu cầu chủ quan và khách quan nhằm phát triển giáo dục thường xuyên cấp THPT nói chung và môn Lịch sử nói riêng để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kì CNH- HĐH, thời kì hội nhập quốc tế.
Qua nghiên cứu tác giả thấy rằng, quản lý tốt HĐDH giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng DH. Có nhiều yếu tố tác động đến HĐDH môn Lịch sử ở trung tâm giáo dục thường xuyên; do đó, muốn nâng cao chất lượng DH môn học thì các nhà QL phải tác động một cách khoa học và toàn diện lên tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến nó.
có kết quả nghiên cứu từ thực tiễn, điều này sẽ được nghiên cứu trong chương 2 và đề xuất biện pháp ở chương 3 của đề tài.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÍ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN PHỐ NỐI TỈNH HƯNG YÊN
Trung tâm GDTX Phố Nối tỉnh Hưng Yên tọa lạc trên địa bàn huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên và có bề dày phát triển giáo dục trên 40 năm. Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử nói riêng gắn liền với các điều kiện địa lý, dân cư, kinh tế và xã hội cũng như các truyền thống văn hóa của huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên. Huyện Yên Mỹ là địa phương rất coi trọng nhân tố con người nên đã có những đầu tư đáng kể về xây dựng hạ tầng và trang thiết bị cho giáo dục và đào tạo. Hiện nay, toàn huyện có 3 trường THPT; 01 trường THPT dân lập; 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 17 xã thị trấn đều được cấp ngân sách để xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng và đã đưa vào hoạt động có hiệu quả nhằm nâng cao dân trí, có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối.
2.1. Khái quát về khu vực huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên
2.1.1. Khái quát chung tự nhiên, dân cư của huyện Yên Mỹ
Yên Mỹ là huyện nằm ở trung điểm phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, cách thành phố Hưng Yên khoảng 30 km, cách thủ đô Hà Nội 30 km; huyện Yên Mỹ có các huyết mạch giao thông chính như quốc lộ 5A, 39A, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Hà Nội - Hưng Yên và một số huyết mạch giao thông quan trọng khác; có ranh giới địa lý với 5 trong số 10 huyện, thị của tỉnh Hưng Yên. Đến nay, trên địa bàn huyện Yên Mỹ có 89 dự án đầu tư, trong đó có 82 dự án đi vào hoạt động, tạo việc làm thường xuyên cho hàng vạn lao động.
Yên Mỹ là nơi sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng như Trạng nguyên Đỗ Thế Diên, nhà sử học Phạm Công Trứ, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, nhà chính trị Nguyễn Văn Linh.
Huyện Yên Mỹ được tái lập từ 01/9/1999 có 17 đơn vị hành chính xã, thị trấn (gồm: 16 xã và 1 thị trấn): xã Đồng Than, xã Hoàn Long, xã Liêu Xá, xã Minh Châu, xã Ngọc Long, xã Nghĩa Hiệp, xã Tân Lập, xã Tân Việt, xã Thanh Long, xã Lý Thường Kiệt, xã Giai Phạm, xã Trung Hưng, xã Trung Hoà, xã Việt Cường, xã Yên Hoà, xã Yên Phú và Thị trấn Yên Mỹ.
Theo số liệu thống kế đến 31 tháng 12 năm 2010, dân số huyện Yên Mỹ có khoảng 137.135 người. Trong đó lao động trong độ tuổi là 67.928 người. Tỷ lệ lao động công nghiệp ngày một tăng nhờ phát triển công nghiệp.
2.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội của huyện Yên Mỹ.
Kinh tế huyện Yên Mỹ chủ yếu là nông nghiệp, 75% dân cư sống bằng nghề nông, ngoài ra một số làm dịch vụ. Công nghiêp cũng đang được huyện nhà chú trọng như ngành sản xuất giầy da, may mặc, dệt ... đang được đầu tư phát triển, thu hút được các vốn đầu tư của nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, từng bước khai thác và phát huy được lợi thế của địa phương. Trong đó thương mại, dịch vụ phát triển tương đối nhanh và sâu rộng. Trên cơ sở những chính sách thông thoáng, cởi mở của thành phố, các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định với giá trị sản xuất tăng lên hàng năm.
Sản xuất nông nghiệp của huyện cũng có nhiều tiến bộ, nhất là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh các loại cây trồng có năng suất, hiệu quả cao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tỉnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng nhiều công trình trên địa bàn, qua đó làm thay đổi kết cấu hạ
tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại hơn, tác động tích cực tới nếp sống văn minh đô thị của người dân. Hệ thống đường giao thông đường nhựa , đường bê tông đến trung tâm các xã, các thôn; các công trình công cộng, công sở, trường học, trạm xá được xây dựng kiên cố, khang trang hơn.
Bên cạnh quá trình phát triển kinh tế, các cấp chính quyền trong huyện cũng rất quan tâm đến việc phát triển các lĩnh vực văn hoá xã hội, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và y tế, tạo điều kiện nâng cao dân trí, đảm bảo sức khoẻ và đời sống tinh thần cho nhân dân.
Phát huy những kết quả đã đạt được, mục tiêu trong giai đoạn hiện nay của huyện là xây dựng theo hướng hiện đại, văn minh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, phấn đấu trở thành huyện có chính trị ổn định, kinh tế, văn hoá, phát triển của thành phố Hưng Yên.
2.2. Quá trình phát triển của trung tâm GDTX Phố Nối tỉnh Hưng Yên
2.2.1. Sự hình thành và phát triển trung tâm qua các thời kỳ
Trung tâm GDTX Phố Nối được UBND tỉnh Hưng Yên ra quyết định thành lập số 2290/QĐ- UBND ngày 14/11/2006 trên cơ sở nâng cấp trung tâm GDTX huyện Yên Mỹ. Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Yên Mỹ lại được hình thành trên cơ sở của Trường BTVH tập trung của huyện Mỹ Văn (1967-1997). Trường bổ túc văn hoá của huyện Mỹ Văn tồn tại trong khoảng thời gian 30 năm (1967- 1997) đã làm tốt nhiệm vụ chính trị là nâng cao trình độ cho cán bộ các xã, thị trấn trong khu vực. Đặc biệt sau 1975 đất nước hoàn toàn giải phóng, toàn Đảng toàn dân bước vào xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, nhiệm vụ trung tâm là nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở, hàng năm có khoảng hơn 200 học viên học BTVH cấp 2,3 và hàng nghìn bà con nông dân các xã trong địa bàn trung tâm quản lý được tham gia các lớp học phổ biến, cập nhật kiến thức đi học tập trung vào ban ngày (đôi khi học vào buổi tối hoặc thứ 7, chủ nhật), vừa được công tác vừa được tham gia học tập, hình thức này lôi cuốn được rất nhiều người tham gia. Đồng thời tổ chức nhiều cuộc hội thảo: "Hội thảo đầu bờ", "Hội thảo chăn nuôi gà ", "Hội thảo
trồng cây dưa bao tử"... giúp bà con nông dân nâng cao hiểu biết, kiến thức khoa học và kinh nghiệm về công việc mình đang làm.
Năm 1997 Tỉnh Hải Hưng được tách ra thành 02 tỉnh là tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên, trường BTVH tập trung đóng trên địa bàn huyện Mỹ Văn thuộc tỉnh Hưng Yên. Khi đó nhu cầu học tập của nhân dân rất lớn, để tạo điều kiện cho mọi người thuận lợi trong quá trình học tập bằng nhiều con đường khác nhau vì vậy ngày 01/01/1998, Trung tâm GDTX huyện Yên Mỹ được thành lập. Trong thời gian đầu Trung tâm GDTX huyện Yên Mỹ chỉ có 9 cán bộ, giáo viên. cơ sở vật chất toàn bộ là nhà cấp bốn, phòng làm việc của lãnh đạo không có. Nhiệm vụ chính trị của trung tâm là phát triển ngành học, phụ trách phong trào của 17 xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ và các xã nằm trong khu công nghiệp Phố Nối Tỉnh Hưng Yên.
Từ khi có quyết định số 2290 / QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2006 của UBND tỉnh Hưng Yên nâng cấp trung tâm GDTX huyện Yên Mỹ thành trung tâm GDTX Phố Nối trực thuộc sự quản lý của sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên. Khu nhà cao tầng đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, cùng đó là số cán bộ giáo viên cũng được bổ sung và tăng lên là 29 người, Trung tâm đã khai thác và phát triển hết các chức năng và nhiệm vụ của mình. Chỉ gần 4 năm 2006-2009 trung tâm đã liên kết được 17 lớp trung cấp, Cao đẳng, Đại học gồm các chuyên ngành: Sư phạm tiểu học, Mầm non. Sư phạm cấp 2 văn, toán, sinh học. Cao đẳng kế toán, thư viện. trung cấp luật, kế toán...với gần 2000 học viên. Đáp ứng tốt nhu cầu học tập của nhân dân tỉnh Hưng Yên và các vùng lân cận.
Ngoài ra trung tâm còn mở và đào tạo cấp chứng chỉ: Ngoại ngữ, tin học, nghề điện...cho hơn 1000 học viên của TT Phố Nối và các TT GDTX Huyện Khoái Châu, Ân Thi... Đồng thời tổ chức tốt cho các lớp học chương trình GDTX cấp THPT với trên 750 học viên, hằng năm có khoảng 400 em học viên tốt nghiệp lớp 12 ra trường. Trung tâm còn cử cán bộ xuống 17 xã thuộc
huyện Yên Mỹ làm phong trào, và phối kết hợp với các trung tâm HTCĐ mở các lớp chuyên đề cập nhật, phổ biến kiến thức.
Trong những năm 2009-2012 trung tâm đã liên kết được 40 lớp trung cấp, Cao đẳng, Đại học gồm các chuyên ngành: Sư phạm tiểu học, Sư phạm Mầm