Mục tiêu của giáo dục thường xuyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại trung tâm giáo dục thường xuyên phố nối, tỉnh hưng yên luận văn ths giáo dục học (Trang 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Mục tiêu của giáo dục thường xuyên

Luật giáo dục quy định, Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp cụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm hiểu việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội .

GDTX được hình thành từ tên gọi giáo dục không chính quy, nó là sự thống nhất về bản chất của giáo dục bổ túc và đào tạo bồi dưỡng tại chỗ là tính liên tục của quá trình học tập (học tập là công việc suốt đời học tập trong nhà trường của một giai đoạn) vừa phải tránh những hạn chế có tính định kiến (do các khái niệm bổ túc, chuyên tu, tại chức quy định) đồng thời phải mở đường, định hướng cho một xu thế phát triển (việc học là của mọi người, không chỉ dành riêng cho những người có chức vị). Để đáp ứng các nhu cầu đó, hệ thống giáo dục không chính quy, được kiến tạo từ hệ thống nhất và mở rộng chức năng giáo dục bổ túc và đào tạo bồi dưỡng tại chức đã được gọi là

GDTX. Từ khái niệm GDTX chúng ta có thể hiểu Trung tâm giáo dục thường xuyên là nơi mà ai có nhu cầu học tập đều tìm thấy ở đó một tổ chức hoạt động giáo dục có nội dung học, hình thức học mà mình bằng lòng nhất, giúp mình thêm những hiểu biết cần thiết để hoà nhập với cộng đồng mưu cầu hạnh phúc .

1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm giáo dục thường xuyên

Theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của TTGDTX, Trung tâm GDTX có nhiệm vụ cơ bản sau:

1. Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:

a) Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương;

d) Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

2. Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.

3. Tổ chức các lớp học theo các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông quy định tại điểm d khoản 1 của Điều

này dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hằng năm của địa phương.

4. Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật hướng nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

5. Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển giáo dục không chính quy .

6. Quản lí giáo viên, nhân viên và học sinh. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội theo quy định của pháp luật.

7. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và thực hiện cơ sở tài chính theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm.

1.3.3. Đặc điểm chương trình môn Lịch sử hệ THPT và yêu cầu quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử ở Trung tâm GDTX hiện nay.

1.3.4.1 Đặc điểm chương trình môn Lịch sử hệ THPT

Môn lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa đối với giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc. Tự hào với những thành tựu dựng nước của tổ tiên, xác định vị trí trong hiện tại, có thái độ đúng với sự phát triển hợp qui luật của tương lai. Trong nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá 8 (tháng 2 năm 1997) đã khẳng định vai trò của môn lịch sử cùng các môn khoa học khác trong công tác giáo dục. Không những ngày nay, nhà nước mới quan tâm đến giáo dục mà ngay từ năm 1998, luật giáo dục cũng đã xác định “ phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực của học sinh, bồi dưỡng năng lực học tập có lòng say mê học tập và có ý thức vươn lên”. Cũng như các môn học khác, đặc điểm và chức năng của mình, việc học tập lịch sử lại cần phát huy tính năng lực tích cực của học sinh.

Kiến thức lịch sử, được hiểu theo nghĩa rộng, là “một bộ phận của hình thái ý thức xã hội. Nắm vững kiến thức lịch sử theo quan điểm Mác - Lênin là tiền đề để hiểu đúng hiện thực lịch sử, nắm quy luật, rút ra những bài học quá khứ cho hiện tại”.

Môn lịch sử hệ THPT cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử. Tuy nhiên, kiến thức lịch sử ở trường THPT không hoàn toàn đồng nhất với mọi thành tựu của khoa học lịch sử mà chỉ phản ánh những thành tựu mới nhất của khoa học lịch sử. Vì vậy kiến thức lịch sử hệ THPT là những hiểu biết về quá khứ lịch sử đã qua được khoa học xác nhận, được các nhà nghiên cứu lựa chọn và ghi chép lại trong sách giáo khoa. Nó bao gồm các sự kiện, biểu tượng, khái niệm, quy luật lịch sử… và nhiều yếu tố có liên quan đến không gian, thời gian, con người, diễn biến sự kiện xảy ra.. làm cho nhận thức lịch sử được cụ thể hơn, toàn diện và có hệ thống. Nhờ những kiến thức đó mà học sinh có thể tái hiện lại bức tranh của quá khứ xã hội loài người cũng như của dân tộc, với những nét chung nhất và điển hình nhất. Do vậy học môn lịch sử không phải là việc liệt kê các sự kiện một cách chung chung mà yêu cầu học sinh phải:

Thứ nhất, lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật, là tồn tại khách quan trong quá khứ. Do đó, HS phải tái tạo lịch sử, tức là qua tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở người học những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tạo cho học sinh những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xá định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Vậy tái tạo lịch sử bằng phương pháp nào? Trước hết phải quan tâm đến lời giảng sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên. Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm nổi bật, đặc trưng của nhân vật lịch sử để học sinh nhớ sâu… Ở đây sự am hiểu lịch sử, nghệ thuật trình bày, vốn sống, kinh nghiệm chuyên môn, tình cảm đối với lịch sử, sự hiểu biết, yêu mến của giáo

viên đối với học sinh đóng vai trò quan trọng, quyết định xem học sinh có say mê học môn học hay không, tỉ lệ học sinh có tham gia có chiếm số đông hay không. Để tạo ra được các hình ảnh lịch sử cụ thể, bên cạnh lời nói sinh động của giáo viên, người ta còn sử dụng các phương tiện trực quan. Căn cứ vào tài liệu học tập và mục tiêu lĩnh hội, người ta chọn các phương tiện trực quan khác nhau:

- Tạo hình ảnh một sự vật cụ thể: dùng vật thật, tranh ảnh, phim, đèn chiếu, video.

- Tạo biểu tượng về không gian, hoàn cảnh địa lí diễn ra các sự kiện lịch sử: dùng tranh ảnh, bản đồ, sa bàn.

- Trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử: dùng tranh, ảnh, phim, đèn chiếu, video.

- Tạo biểu tượng về thời gian: dùng sơ đồ, bảng niên biểu…

- Tạo biểu tượng về sự phát triển: dùng tranh ảnh, sơ đồ, bảng so sánh. Ngày nay ở các nước phát triển , người ta sử dụng video là phương tiện kĩ thuật dùng thường xuyên trong dạy học lịch sử. Trong tương lai gần, máy vi tính và các phần mềm dạy học, các thiết bị truyền thông đa phương tiện, truy cập mạng internet sẽ tạo ra sự thay đổi quan trọng trong phương pháp dạy học lịch sử.

Trong dạy học, cần quan tâm đến việc tổ chức, phân công cho học sinh làm việc với các nguồn sử liệu, học tập các thao tác cơ bản nhất của các nhà sử học; để tổ chức tốt hoạt động này, việc chuẩn bị của giáo viên rất quan trọng như:

* Chọn nguồn sử liệu phù hợp với: - Nội dung cần tìm hiểu

- Trình độ hiểu biết và năng lực của họ * Phân tích sử liệu:

- Tài liệu ra đời lúc nào? Đặt thời điểm đó vào các mối quan hệ trong phạm vi mình đang quan tâm, tìm hiểu.

- Tìm hiểu về tác giả của nguồn sử lệu đó.

- Tài liệu đó được lưu giữ tại đâu? Được nhà xuất bản nào in, và xuất bản vào thời điểm nào?

- Tài liệu đó có nội dung cần tìm hiểu hay không, những nguồn sử liệu được lấy vào có tạo được dấu ấn cho người đọc hay không?

- Mục đích của người viết, người nói? Điều đó là chân lí trong tài liệu này?

- Kết quả và ý nghĩa của tài liệu? Người học sẽ học được điều gì trong tài liệu này?

* Lập kế hoạch tổ chức học sinh làm việc với các nguồn sử liệu, học sinh cần được rèn luyện phương pháp làm việc với các nguồn sử liệu sau đây:

- Nắm được xuất xứ, thời gian, bối cảnh của sử liệu.

- Hình thức của sử liệu: tác phẩm kinh điển, văn kiện tổ chức, cảm nhận nhân chứng lịch sử, tranh đương thời, ảnh lịch sử, ý kiến của nhân vật lịch sử, các tác phẩm sử học gốc, ý kiến của các nhà sử học….

- Nghiên cứu nội dung, trao đổi, kiểm tra việc hiểu nội dung.

- Khai thác nội dung, phân tích nội dung: có thể hiểu biết gì về quá khứ thông qua nguồn sử liệu này.

- Đánh giá nội dung

- Xem xét, tổng hợp, sắp xếp nội dung theo hệ thống nội dung đã được học, hướng tới thục hiện mục tiêu dài hạn.

Thứ hai, học tập lịch sử để hình dung rõ ràng, giải thích đúng, có cơ sở khoa học về lịch sử. Các sự kiện, hiện tượng lịch sử, biến cố lịch sử... không phải xuất hiện một cách tùy ý, hoàn toàn ngẫu nhiên mà chính là sản phẩm của những điều kiện lịch sử nhất định, có mối quan hệ nhân quả nhất định, tuân theo những quy luật nhất định. Bộ môn lịch sử có nhiệm vụ giúp học sinh

nắm được bản chất các sự kiện lịch sử, hình thành khái niệm lịch sử, phát hiện ra các mối quan hệ trong quá trình lịch sử, rút ra các bài học lịch sử giúp cho học sinh suy nghĩ và hành dộng đúng. Để thực hiện nhiệm vụ này, không nên sử dụng nhiều phương pháp diễn giảng (giáo viên giảng, học sinh nghe), không nên áp đặt những kết luận có sẵn. Cần khuyến khích phương thức làm việc mới: trên cơ sở sử liệu đã lĩnh hội, tổ chức hoạt động học tập tự lực, tự giác, sáng tạo của học sinh. Cần tổ chức bài học thành những vấn đề học tập, tạo điều kiện và tổ chức cho học sinh độc lập suy nghĩ, mạnh dạn trình bày ý kiến của riêng mình. Trong nhiều trường hợp, khi tổ chức cho học sinh phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử, có thể nêu ra nhiều ý kiến khác nhau, xuất phát từ những cơ sở khác nhau để học sinh lựa chọn hoặc nêu ra các ý kiến riêng của mình. Tổ chức các buổi hội thảo ở các nhóm học tập hoặc chung cả lớp để trình bày kết quả làm việc của mình với cơ ở lĩnh hội, tổ chức hoạt động học tập tự lực, tự giác, sáng tạo của học sinh. Cần tổ chức bài học thành những vấn đề học tập, tạo điều kiện và tổ chức cho học sinh độc các tư liệu lịch sử đã thu thập được, động viên học sinh mạnh dạn bày tỏ và bảo vệ ý kiến riêng, đồng thời lại biết nghe ý kiến đóng góp của học sinh khác, hiểu biết, chia sẻ kết luận và cơ sở lập luận của bạn bè, biết cách hợp tác công việc với bạn.

Thứ ba, lịch sử đã qua nhưng không hoàn toàn mất đi mà còn để lại những dấu vết của nó qua kí ức của nhân loại ( phong tục tập quán, văn học dân gian, lễ hội…), qua đó những thành tựu văn hóa vật chất như ( thành quách, nhà cửa, lâu đài, đình, chùa, nhà thờ, đền miếu…), qua các hiện tượng lịch sử, qua ghi chép của người xưa, qua tên đất, tên làng, tên đường phố, tranh ảnh, báo chí… chỉ có trên cơ sở những chứng cứ vật chất nói trên mới có sự nhận thức và trình bày về lịch sử. Ngày nay người ta rất quan tâm đến các hình thức tổ chức dạy học lịch sử đa dạng, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với các nguồn sử liệu khác nhau.

Thứ tư , học lịch sử cốt yếu là phải hiểu lịch sử, nắm được bản chất, ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Nghĩa là phải hình thành khái niệm, rút ra bài học lịch sử , những kết luận cần thiết. Muốn vậy, giáo viên phải tổ chức cho học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất sự kiện, dùng của hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, nêu vấn đề, khêu gợi sự suy nghĩ, tìm tòi giải đáp của học sinh. Vì vậy phương pháp đàm thoại (hỏi - đáp) rất quan trọng. Phương pháp này giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách vững chắc, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp nhóm, thảo luận nhóm được thực hiện như một xu thế phổ biến hiện nay đàm thoại mất nhiều thời gian, vì vậy thiết kế câu hỏi phải ngắn gọn, chính xác, tường minh, kích thích sự suy nghĩ làm việc của học sinh.

Thứ năm, trong học tập nói chung, môn lịch sử nói riêng, muốn có những học sinh năng động, sáng tạo, có khả năng hợp tác, có khả năng làm việc cùng đồng đội, cần tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm. Tổ chức dạy học theo ở trường phổ thông.

Thứ sáu, cần đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học lịch sử. Chú ý phối hợp các hình thức học chung cả lớp, theo nhóm, học cá nhân, đối thoại thầy trò, trò chơi học tập, trò chơi đóng vai, nghe nhân chứng lịch nói chuyện, học ở bảo tàng, học ở di tích và hiện trường lịch sử…để học sinh được khắc sâu kiến thức và làm cho việc học lịch sử nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn hơn.

Thứ bảy, cần liên hệ nội dung bài học với thực tế môi trường sống (tên đường, tên trường, tên địa phương, tên ngày lễ kỷ niệm…mang tên nhân vật, sự kiện lịch sử) để gợi cho học sinh về các sự kiện, nhân vật lịch sử. Cho học sinh tự nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử địa phương, hoặc tiếp xúc với phong tục tập quán nơi học sinh cư trú, sau đó hình thành kĩ năng viết lại nhữn kiến thức mà học sinh đã sưu tầm được sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức hơn.

1.3.4.2. Một số yêu cầu quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử ở Trung tâm GDTX hiện nay.

* Về việc tổ chức dạy học lịch sử:

- Trong quản lí cũng như tổ chức thực hiện quá trình dạy học, phải luôn quán triệt quan điểm có tính xuyên suốt rằng chương trình giáo dục là căn cứ pháp lí cho mọi hoạt động giáo dục. Vì vậy phải thực hiện đúng số tiết trong

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại trung tâm giáo dục thường xuyên phố nối, tỉnh hưng yên luận văn ths giáo dục học (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)