8. Cấu trúc luận văn
2.2.4. Cơ sở vật chất của trung tâm
Cơ sở vật chất của trung tâm cơ bản do Nhà nước trang bị và quản lý, chịu trách nhiệm quản lý là Giám đốc trung tâm.
Tổng diện tích của TT GDTX Phố Nối là 1830m2
(cơ sở chính) ngoài ra TT còn có các cơ sở khác (mượn đất để xây phòng học) với diện tích là 3180m2 chủ yếu là các phòng học. Các phòng chức năng không có. Cơ sở chính có 18 phòng thì bố trí 12 phòng học, còn lại là bố trí tạm các phòng: Thư viện, thiết bị, phòng làm việc.... Các phòng tại Lý Thường Kiệt, Khoái Châu, Phù Cừ hoàn toàn được bố trí làm phòng học cho học viên. Ngoài ra TT còn được trang bị một số ĐDDH như máy chiếu, máy vi tính...nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học viên tại trung tâm.
Bảng 2.7: Tình hình cơ sở vật chấtcủa TT GDTX Phố Nối
Năm học Phòng kiên cố P cấp 4 Thư viện Phòng Vi tính - Số máy P máy chiếu P Thiết bị 2009-2010 21 6 1 01- 15 0 1 2010-2011 21 6 1 01-25 1 1 2011-2012 21 6 1 01-30 1 1
2.3.Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm GDTX Phố Nối tỉnh Hưng Yên.
2.3.1. Quản lý chương trình
Việc xây dựng và quản lý chương trình GDTX cấp THPT cần phải quán triệt những định hướng, yêu cầu đổi mới của chương trình GDTX cấp THPT về mục tiêu, nội dung phương pháp, phương tiện dạy học và về đánh giá kết quả học tập, cần bám sát, bảo đảm tương đương với chương trình chuẩn của THPT.
Tuy nhiên, khi xây dựng và quản lý chương trình GDTX cấp THPT cần chú ý tới đặc điểm đối tượng. Học viên của GDTX là những học sinh không có điều kiện và khả năng theo học chương trình THPT chính qui, là những thanh niên và người lớn bỏ học THPT trước đây hoặc học sinh không thi được vào THPT. Do nhiều nguyên nhân, học viên thường có nhiều khó khăn hơn so với học sinh của THPT về hoàn cảnh gia đình, về khả năng học tập cũng như thời gian học ở trên lớp cũng như ở nhà. Nhiều học viên phải vừa học, vừa làm, vừa phải lao động kiến sống. học viên thường không có nhu cầu và không có điều kiện, khả năng học kiến thức lý thuyết quá khó, quá phức tạp, cũng như nội dung yêu cầu tính toán, định lượng quá chi tiết v.v... Học viên cần học những kiến thức cơ bản nhất, thiết thực nhất có khả năng vận dụng ngay vào cuộc sống và sản xuất hiện tại của họ.
Để đảm bảo tính khả thi, phù hợp với chương trình GDTX cấp THPT, cần phải căn cứ vào những điều kiện thực tế của TT về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và thời gian thực tế...
Ngoài ra quản lý và xây dựng chương trìng GDTX cấp THPT cần tham khảo, kế thừa kinh nghiệm xây dựng chương trình Bổ túc THPT trước đây, cũng như kinh nghiệm xây dựng chương trình tương đương.
Việc xây dựng và quản lý chương trình đào tạo được TT thực hiện bám sát theo các văn bản pháp qui, chương trình khung của Bộ GD&ĐT đồng thời
TT còn cử cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi tham gia tích cực trong bộ phận chuyên môn của sở Giáo dục, soạn thảo, chính lý các tài liệu, chương trình chi tiết cụ thể hàng năm, để đảm bảo chất lương và hiệu quả phù hợp với thực tiễn, phù hợp với đối tượng học viên của TT.
Trung tâm đã làm tốt công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, có kế hoạch toàn khoá, có tiến độ giảng dạy và học tập cho toàn TT và từng lớp. Chương trình giảng dạy hàng năm được rà soát, chỉnh lý, bổ sung, cải tiến về mục tiêu, nội dung cấu trúc môn học...phù hợp với yêu cầu dạy học hiện đại
2.3.2 Quản lí hoạt động dạy của giáo viên
Một số quy định về quản lý hoạt động dạy học
a. Hệ thống biểu mẫu, sổ sách tổ chức quá trình dạy học - Kế hoạch giảng dạy và các hoạt động khác của giáo viên - Kế hoạch sử dụng các trang thiết bị
- Lịch giảng dạy môn học - Giáo án lý thuyết, thực hành
- Sổ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ - Sổ dự giờ, sổ giáo viên chủ nhiệm lớp
b. Hệ thống biểu mẫu, sổ sách để kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học
- Sổ tay giáo án lý thuyết: Để theo dõi tình hình lên lớp và kết quả học tập của học viên các lớp được phân công cho giáo viên giảng dạy.
- Sổ tay giáo viên thực hành: Để theo dõi tình hình lên lớp và kết quả thực hành của mỗi học sinh trong lớp được phân công phụ trách.
- Phiếu dự giờ: Dùng để ghi chép các nhận xét, góp ý cho giáo viên khi đén dự thao giảng.
- Kết quả thi, kiểm tra: Là xác nhận kết quả học tập của từng học viên trong mỗi môn học
- Sổ lên lớp hàng ngày: Dùng cho dạy lý thuyết hay hướng dẫn thực hành
- Kết quả học tập từng môn học, xếp loại đạo đức của từng học viên theo kỳ của năm học.
c. Quản lý hoạt động dạy học cụ thể được tiến hành như sau:
- Ban GĐ trung tâm quy định trước khi lên lớp tất cả giáo viên phải có đầy đủ giáo án đã được tổ chuyên môn ký duyệt, ngoài ra giáo viên phải chuẩn bị phương tiện ,ĐDDH phù hợp đây là yêu cầu mà ban GĐ thường xuyên quan tâm nhằm làm cho bài giảng trực quan, sinh động, khắc phục tình trạng dạy chay, giúp cho quá trình nhận thức của học sinh được dễ dàng, sâu sắc hơn.
- Ban GĐ trung tâm giao cho các tổ trưởng tổ bộ môn thường xuyên tiến hành kiểm tra việc thực hiện các qui định về công tác chuẩn bị dạy học của giáo viên. Kiểm tra đánh giá. Xếp loại chất lượng giáo án, bài giảng của từng giáo viên. Những biện pháp có tác dụng tốt, nâng cao ý thức, trách nhiệm cũng như phong trào thi đua trong công tác giảng dạy của giáo viên. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên còn chuẩn bị chưa tốt như: Đầu tư thời gian biên soạn bài giảng, giáo án còn ít. Không đầu tư nghiên cứu cập nhật kiến thức mới bổ sung vào bài giảng, sử dụng ĐDDH trong bài giảng dạy còn ít. Vì vậy chất lượng giờ giảng không cao.
- Công tác quản lý giảng dạy của giáo viên trên lớp; Để giáo viên thực hiện tốt công tác giảng dạy đúng qui chế, thực hiện đúng nội dung chương trình môn học, đúng kế hoạch, tiến độ đặc biệt chất lượng dạy học ( Thông qua nội dung, phương pháp giảng dạy ) thì phải quản lý tốt hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên.
Để giúp GV có điều kiện thuận lợi học tập, nghiên cứu bổ sung kiến thức. Trung tâm dành kinh phí thoả đáng mua tài liệu, sách tham khảo, giáo trình bổ sung cho thư viện của. Mặt khác liên hệ cho giáo viên tham gia các
cuộc hội thảo, tập huấn chuyên môn, các lớp bồi dưỡng hàng năm do sở GD&ĐT Hưng Yên và Bộ GD&ĐT tổ chức. Chỉ đạo duy trì sinh hoạt chuyên môn hàng tuần của các tổ, hàng tháng của phòng GDBTVH-PT. Tuy nhiên còn một số tồn tại: Việc tổ chức cho giáo viên giao lưu với các TT còn ít, dẫn tới còn nhiều bất cập trong việc thống nhất nội dung chương trình, nội dung của từng môn học; Một số GV chưa tích cực nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tế để bổ sung vào bài giảng, bài giảng còn nghèo về tư liệu thực tế nên kém sinh động.
- Ban Giám đốc trung tâm luôn luôn quan tâm đôn đốc giáo viên cải tiến phương pháp giảng dạy, nghiên cứu phối hợp và vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới như: Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp tích cực, phương pháp lấy học viên làm trung tâm...Mua sắm trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại: Khuyến khích GV làm đồ dùng dạy học;yêu cầu GV lên lớp phải sử dụng phương tiện, học cụ theo yêu cầu của bài giảng. Ban GĐ yêu cầu phòng GDBTVH-PT lên kế hoạch tổ chức dự giờ, bình giảng cho GV từng học kỳ, tổ chức hội giảng cấp toàn TT, tuyển chọn GV tham gia hội giảng toàn tỉnh nghành GDTX.Kết quả xếp loại giờ giảng của GV tính theo phần trăm(%)
* Mặt tích cực
Nhìn chung Ban Giám đốc trung tâm đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá kết quả làm việc và học tập đối với cán bộ, giáo viên và học viên. nên đã đề ra nhiều biện pháp quan trọng trong đó biện pháp quan trọng nhất là khoán quản đối với CB,GV và đưa việc tổ chức các kỳ thi học kỳ nghiêm túc, đúng bài bản như các kỳ thi quốc gia góp phần đáng kể vào việc đảm bảo chất lượng dạy và học của trung tâm thúc đẩy quá trình làm việc và học tập của giáo viên, học sinh nghiêm túc hơn.
Việc quản lý CB,GV còn đôi khi mang tính nể nang, chưa triệt để nên một số giáo viên còn thiếu nghiêm túc trong công việc, đặc biệt là công tác coi thi và chấm thi.
Đối với HV quản lý chuyên cần còn thiếu chặt chẽ, cho điểm không đúng năng lực của học viên. Việc khoán chất lượng cho GV dạy, ôn tập theo nội dung phổ thông có những hạn chế nhất định khi đi thi, học viên chưa đủ tự tin, kiến thức để làm bài.
Công tác coi thi ở một số GV còn lỏng lẻo, không chặt chẽ dẫn đến nhiều học viên quay cóp, trao đổi tài liệu,... giáo viên không kiểm soát, nhắc nhở sai phạm của học viên.
Một số GV chấm thi thiếu nghiêm túc, không khách quan. Nhiều học viên không làm bài được vẫn chấm đạt yêu cầu, học viên vắng không có điểm thi học kỳ thì GV vẫn linh động cho điểm.
Để khắc phục hạn chế trên cần thực hiện nghiêm túc việc đánh giá xếp loại CB, GV và học viên theo những qui định của Bộ GD&ĐT đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ thi cho GV tăng cường kỷ cương nề nếp học tập, tu dưỡng đạo đức đối với học viên.
2.3.3.Quản lý hoạt động học của học viên
Khảo sát về thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX Phố Nối và vai trò quan trọng của các nội dung quản lý, chúng tôi sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá và tính điểm như sau:
+ Về chất lượng hoàn thành công việc: Tốt: 3 điểm; Khá: 2 điểm; TB: 1 điểm; không đạt: 0 điểm.
+ Về mức độ cần thiết: Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm và
Không cần thiết: 1 điểm.
+ Về mức độ thực hiện: Thường xuyên: 3 điểm; Không thường xuyên: 2 điểm; Không thực hiện: 1 điểm.
X =
n Ki
Xi
Trong đó: X: Điểm trung bình.
Xi: Điểm ở mức độ i.
Ki: Số người cho điểm ở mức độ i. n: Số người tham gia đánh giá.
Tính thứ bậc thực hiện theo hàm thống kê và tính hệ số tương quan
theo công thức: r= 1 - ) 1 ( 6 2 2 N N D
Trong đó: r: Hệ số tương quan.
D: Hiệu số thứ bậc giữa hai đại lượng đem ra so sánh. N: Số biện pháp.
Để có được kết quả đánh giá khách quan về quản lý hoạt động học của học sinh Trung tâm GDTX Phố Nối đã xin ý kiến đánh giá của 19 cán bộ quản lý và giáo viên của trung tâm. Kết quả đánh giá được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.8: Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học viên
STT
Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học viên Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Không đạt Điểm TB Thứ bậc 1 Giáo dục ý thức nghề
nghiệp, động cơ và thái độ học tập 6 9 4 0 2,10 5 2 Hướng dẫn phương pháp học tập cho học viên 7 8 2 2 2,05 6 3 Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp của học viên 13 5 1 0 2,63 1 4 Xây dựng những quy 0 1 13 5 0,79 9
định về nề nếp tự học của học viên
5 Tổ chức đội cờ đỏ theo dõi việc thực hiện nề nếp tự học của học viên 3 5 6 5 1,32 8 6 Chỉ đạo GVCN giám sát nề nếp tự học của học viên 6 4 5 4 1,84 7 7 Kết hợp với Đoàn TN quản lý nề nếp của học viên 9 7 2 1 2,26 4
8 Khen thưởng kịp thời các học viên thực hiện tốt nề
nếp học tập 12 5 2 0
2,53 2
9 Kỷ luật học viên vi
phạm nề nếp học tập 11 4 3 1 2,32 3
Kết quả khảo sát ý kiến về quản lí hoạt động học tập của học viên của trung tâm GDTX Phố Nối cho thấy: Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp của học viên; Khen thưởng kịp thời các học viên thực hiện tốt nề nếp học tập; Kỷ luật học viên vi phạm nề nếp học tập có số điểm 2,63; 2,53 và 2,32- thứ bậc 1,2,3 chứng tỏ việc xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp của học viên là rất quan trọng, vì hầu hết học sinh vào học ở trung tâm là những em có kết qủa học tập ở cấp THCS là trung bình, yếu, nề nếp học tập chưa cụ thể cần phải có sự chỉ đạo của cán bộ quản lí trung tâm, khi được xây dựng nội quy học tập, học sinh thực hiện rất nghiêm túc. Cùng với hình thức khen thưởng và kỉ luật kịp thời đã tác động rất lớn đến việc chấp hành quy định học tập của học viên. Biện pháp: Kết hợp với Đoàn TN quản lý nề nếp của học viên; Giáo dục ý thức nghề nghiệp, động cơ và thái độ học tập; Hướng dẫn phương pháp học tập cho học viên đạt số điểm trung bình 2,26; 2,10 và 2,05 - thứ bậc 4,5,6 cho thấy các biện pháp quản lí này đạt mức trung bình, do đối tượng tuyển sinh vào trung tâm rất đa dạng, chất lượng không đồng đều, độ tuổi khác nhau nên ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo. Nhiều học viên chưa có phương pháp học tốt, chưa xác định rõ ràng mục tiêu học tập, phương pháp học còn thụ động. Các biện pháp: Chỉ đạo GVCN giám sát nề nếp tự học của học viên; Tổ chức đội cờ đỏ theo dõi việc thực hiện nề nếp tự học của học viên; Xây dựng những quy định về nề nếp tự học của học viên đạt số điểm ở mức thấp 1,84, 1,32 và 0.79 thứ bậc 7,8,9 cho thấy các biện pháp này chưa có hiệu quả do công tác phối hợp của giáo viên chủ nhiệm, đội cờ đỏ chưa cao, ý thức tự học của học sinh là thấp nhất cũng do nguyên nhân chất lượng học sinh cũng như thái độ, động cơ học tập của học viên chưa rõ ràng.
2.3.4 Quản lý về công tác kiểm tra đánh giá
Việc mở lớp ở Trung tâm GDTX Phố Nối không theo quy định là hết tháng 9 phải kết thúc tuyển sinh mà tuyển sinh đại trà theo nhu cầu của người học nên việc điều hành, quản lý giảng dạy học tập có khó khăn, ảnh hưởng đến công tác kiểm tra đánh giá trình độ học viên. Ban Giám đốc TT chỉ đạo thành lập ban thanh tra để kiểm tra đánh giá nghiêm túc chất lượng giảng dạy, học tập qua các biện pháp quản lý chương trình - nội dung giảng dạy; kiểm tra việc dự giờ thăm lớp; kiểm tra đề chung; kiểm tra việc cho điểm số ..., đồng thời thường xuyên nhắc nhở, phổ biến cho giáo viên các qui định, thông tư liên quan tới công tác chuyên môn của Bộ GD&ĐT để giáo viên khi cho điểm, kiểm tra, đánh giá học viên cho chính xác.
2.4 Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử ở Trung tâm GDTX Phố Nối tỉnh Hưng Yên
Việc quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử ở Trung tâm GDTX Phố Nối được quản lí theo cách truyenf thống chung đối với các môn học và còn tập