9. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Hoàn thiện các chức năng quản lý đào tạo trên cơ sở phân cấp quản lý
lý một cách rõ ràng cùng với một chính sách tổ chức nhân sự hợp lý.
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng và duy trì vai trò thực hiện các chức năng quản lý ở cấp trƣờng và ở các đơn vị một cách tối ƣu, nhằm tăng cƣờng tính khả thi của mọi kế hoạch, thực hiện cơ chế dân chủ và cụ thể hóa trách nhiệm của các đơn vị trong hoạt động tổ chức đào tạo.
Xây dựng và duy trì cơ cấu tổ chức đội ngũ cán bộ chuyên trách trong công tác quản lý đào tạo hệ VLVH nhằm tạo nên sự thống nhất trong việc quản lý các hoạt động đào tạo hệ VLVH .
Hoàn thiện chức năng và thể hiện đƣợc vai trò, nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị liên quan đến công tác quản lý đào tạo hệ VLVH và gắn trách nhiệm tới từng vị trí lãnh đạo, chuyên viên thực hiện công tác.
Tạo dựng đƣợc êkip làm việc có tinh thần trách nhiệm, năng lực hoạt động tốt, chủ động điều phối các hoạt động đào tạo hệ VLVH một cách khoa học.
3.2.1.3. Cách thức tiến hành
Nhận thức đƣợc vai trò và năng lực của ngƣời quản lý đối với các hoạt động đào tạo là yếu tố then chốt tạo nên sự thay đổi trong công tác điều hành các hoạt động đào tạo hệ VLVH, do vậy trong quá trình thực hiện biện pháp cần chú ý đến các bƣớc sau
Phải có sự thống nhất từ lãnh đạo nhà trƣờng, các khoa và các bộ phận chuyên trách trong việc thiết lập một cơ chế quản lý khoa học và có tính đồng thuận cao. Đây là yếu tố then chốt để định hƣớng cho mọi hoạt động quản lý. Với bất kỳ một hoạt động quản lý nào, nếu không đƣợc sự đồng thuận, ủng hộ và thống nhất trong quan điểm thì các hoạt động quản lý đó đều không thể đem lại hiệu quả tối ƣu. Để thực hiện điều này, Nhà trƣờng cần phải có những thông báo cụ thể và công khai về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể và quy trình hoạt động của các đơn vị trong trƣờng. Đối với các cơ sở liên kết đào tạo, Nhà trƣờng cần phải có những quy đinh cụ thể trong hợp đồng liên kết đào tạo về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cũng nhƣ trách nhiệm của các đơn vị đối tác.
Xây dựng đƣợc một quy trình quản lý hoạt động đào tạo thống nhất, toàn diện, đáp ứng đƣợc các yêu cầu đa dạng trong hoạt động tổ chức đào tạo hệ VLVH của Nhà trƣờng. Quy trình quản lý hoạt động đào tạo này phải đƣợc cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị, các cơ sở liên kết đào tạo theo một trình tự đã xác lập nhằm đảm bảo công tác quản lý các hoạt động đào tạo luôn vận hành đúng hƣớng và chính xác.
Nhằm nâng cao năng lực quản lý đào tạo của đội ngũ cán bộ cần phải chú trọng vào việc hoạch định và thực thi các chính sách nhân sự nhằm duy trì cơ cấu về vai trò, vị trí công tác. Đòi hỏi này dẫn đến nhiệm vụ của công tác tổ chức cán bộ là phải có đánh giá, sàng lọc, luân chuyển, thay thế nhân sự ở các khâu, việc then chốt để đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân lực. Đồng thời công tác bồi dƣỡng cán bộ cũng phải luôn đƣợc quan tâm và đầu tƣ một cách hợp lý để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý.
Hệ thống trợ lý đào tạo ở các khoa cần phải đƣợc sắp xếp lại cho phù hợp trên cơ sở phân công, phân nhiệm cụ thể hơn theo hƣớng chuyên môn hóa các công việc đào tạo của phòng ban và của các khoa/bộ môn trực thuộc. Đội ngũ các nhà quản lý, chuyên viên và giảng viên cần phải tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu và ứng dụng hệ thống quản lý chất lƣợng vào công việc mà mình đảm nhận.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện tốt biện pháp này, các nhà quản lý cũng nhƣ toàn bộ giảng viên của Nhà trƣờng cần nắm vững và hiểu rõ về vai trò của bộ máy quản lý đào tạo cũng nhƣ chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận trong hệ thống bộ máy hoàn chỉnh. Cần phải có những hiểu biết đúng đắn về việc quy định trách nhiệm của mỗi đơn vị cũng nhƣ mỗi cá nhân trong việc điều hành các hoạt động đào tạo của Nhà trƣờng.
Chính sách về nhân sự cần phải đƣợc công khai, quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ đối với mỗi đơn vị, mỗi cá nhân khi đƣợc giao công việc. Đảm bảo hài hòa giữa lợi ích và trách nhiệm công việc của mỗi đơn vị, tổ chức, cá nhân là yếu tố quan trọng để tạo nên sự thống nhất và đồng bộ trong các hoạt động đào tạo hệ VLVH của nhà trƣờng.
Nhà quản lý, cán bộ, giảng viên phải thấy đƣợc việc nâng cao năng lực quản lý gắn liền với chính sách nhân sự có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển của Nhà trƣờng cũng nhƣ tạo nên hiệu quả tối ƣu trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động đào tạo của hệ VLVH.
3.2.2. Tăng cường chỉ đạo đổi mới và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Giúp nhà quản lý, cán bộ giảng viên của Nhà trƣờng thấy đƣợc sự quan trọng của việc hoàn thiện và đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo là yếu tố then chốt nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, khẳng định tính phù hợp thực tiễn của nội dung chƣơng trình đào tạo đối với yêu cầu của ngƣời học và của xã hội. Đổi mới và hoàn thiện chƣơng trình đào tạo cần phải phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hệ đào tạo VLVH và tăng cƣờng tính liên thông của các chƣơng trình đào tạo.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Nhà quản lý cần phải nắm vững nội dung chƣơng trình đào tạo của các ngành đang đào tạo, đồng thời phải thƣờng xuyên rà soát tính hợp lý của các chƣơng trình đào tạo thông qua công tác kiểm tra các hoạt động của giảng viên để kịp thời điều chỉnh và hoàn thiện. Từ đó có thể đánh giá, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm cho việc xây dựng chƣơng trình đào tạo phù hợp thực tiễn, nhằm nâng cao chất lƣợng chƣơng trình.
3.2.2.3. Cách thức tiến hành
Chƣơng trình đào tạo hệ VLVH phải đƣợc thiết kế, hoàn thiện và đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo tính liên thông, liên kết để có thể tổ chức đào tạo một cách đa dạng các yêu cầu của xã hội.
Nội dung chƣơng trình đào tạo phải gắn với thực tiễn, ngoài việc cung cấp cho ngƣời học những kiến thức chuyên môn, cần phải rèn luyện cho ngƣời học kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời có thể tạo dựng cho ngƣời học
những “kỹ năng mềm” nhằm phát huy những tiềm năng cá nhân của ngƣời học phù hợp với cuộc sống thực tiễn hiện nay.
Xây dựng và hoàn thiện cấu trúc phù hợp của các hoạt động học tập thích hợp của chƣơng trình đào tạo sẽ làm cho các hoạt động này tạo điều kiện cho sinh viên phát triển các kỹ năng cá nhân và kỹ năng giao tiếp quan trọng, đồng thời nâng cao kiến thức cơ bản của họ.
Cần phải đổi mới trong việc sắp xếp lại trình tự môn học. Hiện nay mỗi chƣơng trình đào tạo của Nhà trƣờng gồm hai khối kiến thức là kiến thức tổng quát (khoa học cơ bản) và kiến thức chuyên nghiệp (về cơ sở ngành và chuyên ngành). Cho đến nay, hầu hết các chƣơng trình của Nhà trƣờng đều xếp việc dạy và học hai khối kiến thức này theo chiều ngang, tức là tập trung vào các môn khối kiến thức chung ở những năm đầu và các môn thuộc khối kiến thức chuyên môn ở những năm sau. Việc sắp xếp trình tự môn học hợp lý tạo điều kiện cho các sinh viên tiếp cận với các môn cơ sở ngành và chuyên ngành sớm, đồng thời cũng tạo điều kiện đảm bảo chất lƣợng, sinh viên có đủ thời gian để tìm hiểu sâu và ứng dụng ngay các kiến thức chuyên môn đã học trƣớc khi tốt nghiệp.
Đổi mới và hoàn thiện chƣơng trình đào tạo cần phải đồng thời với việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Khuyến khích giảng viên ứng dụng các phƣơng pháp giảng dạy khoa học, hiện đại trong việc tổ chức giảng dạy hệ đào tạo VLVH để bổ sung thêm cùng với phƣơng pháp thuyết trình nhằm tăng cƣờng tính sinh động, hấp dẫn của nội dung chƣơng trình.
Nhà trƣờng cần chủ động trong việc thiết kế, đổi mới và hoàn thiện chƣơng trình đào tạo trên cơ sở kinh nghiệm đào tạo sẵn có kết hợp với việc cập nhật thƣờng xuyên kiến thức tiên tiến về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trong khu vực và trên thế giới, nhằm đào tạo cho các tổ chức, các nhà tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ và năng lực làm việc cao.
Nhà quản lý, chuyên viên, đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng cần phải nắm vững chƣơng trình đào tạo của các ngành có đào tạo hệ VLVH để có thể chủ động đánh giá những chuyển biến trong nội dung chƣơng trình đào tạo, từ đó có cơ sở để hoàn thiện và đổi mới nội dung chƣơng trình.
Khi xây dựng, đổi mới và hoàn thiện các chƣơng trình đào tạo cần phải có sự kết hợp chặt chẽ và tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, cán bộ giảng dạy giàu kinh nghiệm, cán bộ trẻ đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài đang tham gia giảng dạy trong và ngoài trƣờng đại diện cơ quan tổ chức sử dụng sản phẩm đào tạo của Nhà trƣờng và cựu sinh viên. Với trí tuệ và sự tham gia tích cực của đội ngũ đông đảo đó, chƣơng trình đào tạo mới không xa rời thực tiễn sinh động của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội mà còn đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng hóa của nhu cầu xã hội.
3.2.2.5. Kết quả cần đạt được
Việc triển khai đổi mới và hoàn thiện chƣơng trình đào tạo hệ VLVH của Nhà trƣờng cần đƣợc tiến hành một cách bài bản, khoa học. Phải có quy trình nghiêm ngặt từ khâu điều tra khảo sát để xác định yêu cầu của xã hội về các sản phẩm đào tạo tới khâu xây dựng, thiết kế, tổ chức và đánh giá chƣơng trình. Các nhà quản lý cần có tầm nhìn để xác định mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo muốn đạt đến cũng nhƣ có đủ năng lực để quản lý mục tiêu, nội dung chƣơng trình, kế hoạch đào tạo. Đây là công việc đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục để đem lại hiệu quả cao nhất nhằm hƣớng đến việc nâng cao chất lƣợng đào tạo .
3.2.3. Tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ VLVH.
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy là đổi mới nội dung, giáo trình, cách tiến hành các phƣơng pháp dạy và học (dựa trên những ƣu điểm của phƣơng pháp truyền thống và vận dụng linh hoạt một số phƣơng pháp dạy học hiện
đại) nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của ngƣời học, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề cho ngƣời học phù hợp với đặc điểm và điều kiện của hệ VLVH.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhằm tạo nên sự phù hợp cho sinh viên trong việc tìm tòi, khám phá và phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Bản chất của hoạt động dạy và học là tổ chức hoạt động nhận thức cho ngƣời học, hƣớng dẫn sinh viên cách tự tìm ra chân lý. Trong phƣơng pháp dạy học tích cực, ngƣời học - đối tƣợng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" đƣợc cuốn hút vào các hoạt động học tập do giảng viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chƣa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã đƣợc giảng viên sắp đặt. Đƣợc đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, ngƣời học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm đƣợc kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm đƣợc phƣơng pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, đƣợc bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành biện pháp
Thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng phƣơng pháp dạy và học tích cực. Tổ chức định kỳ các lớp tập huấn về phƣơng pháp giảng dạy hiện đại để các giảng viên đƣợc trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ.
Thành lập một Hội đồng (hoặc 1 Trung tâm về giảng dạy và học tập) để tổ chức lên kế hoạch, hƣớng dẫn và chấm điểm các giảng viên trong trƣờng về việc biên soạn sách phƣơng pháp giảng dạy hay thực hiện việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy qua các tiết dạy thực tế trên lớp học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của sinh viên hệ VLVH.
Có chính sách cụ thể để khuyến khích giảng viên trong việc nâng cao kỹ năng giảng dạy, chất lƣợng môn học, chƣơng trình đào tạo.
Tổ chức thực hiện khảo sát lấy ý kiến sinh viên về hiệu quả môn học nhằm phát huy hiệu quả của việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy.
Kết quả khảo sát ý kiến sinh viên về phƣơng pháp giảng dạy và nề nếp có thể đƣợc chủ nhiệm khoa và chủ nhiệm bộ môn tham khảo để xây dựng kế hoạch đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và điều chỉnh công tác kiểm tra hành chính hoạt động lên lớp của giảng viên.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà quản lý, giảng viên phải thấy đƣợc việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy là điều kiện quan trọng nhằm tăng cƣờng năng lực tự nhận thức của sinh viên. Phải có một quy trình quản lý khoa học cùng các điều kiện về cơ sở vật chất đầy đủ để thực hiện biện pháp một cách có hiệu quả.
3.2.3.5. Kết quả cần đạt được
Nhà quản lý, giảng viên phải nắm rõ yêu cầu của việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy để có thể vận dụng trong việc tổ chức đào tạo nhằm đem lại hiệu quả và nâng cao chất lƣợng đào tạo.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá là khâu quyết định chất lƣợng cho quá trình giảng dạy và học tập. Đối với sinh viên, kiểm tra đánh giá giúp sinh viên biết đƣợc chất lƣợng học tập và các phƣơng pháp học tập của mình có phù hợp hay không. Đối với giảng viên, qua kiểm tra đánh giá giúp giảng viên biết đƣợc chất lƣợng và hiệu quả giảng dạy. Đối với nhà quản lý, kiểm tra đánh giá giúp họ điều chỉnh chƣơng trình đào tạo và tổ chức giảng dạy, học tập cũng nhƣ ra những quyết định về kết quả học tập và các chính sách, chế độ phù hợp.
Kiểm tra và đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng là động lực phát triển của ngành giáo dục, vì nếu không có thanh tra, kiểm tra giáo dục thì trên thực tế không có sự QLGD. Ngày nay trong dạy học ngƣời ta coi trọng vai trò chủ thể tích cực chủ động của sinh viên, xem việc rèn luyện phƣơng pháp học để chuẩn bị khả năng tự học liên tục suốt đời thành một mục tiêu dạy học đƣợc quan tâm ngay từ bậc phổ thông, càng lên bậc học cao hơn càng đƣợc chú ý. Theo đó giảng viên phải hƣớng dẫn cho học viên phát triển kỹ năng và thói quen tự đánh giá để điều chỉnh cách học. Tuy nhiên khi nhấn mạnh vai trò của