9. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Nội dung khảo sát
Các biện pháp đã đƣợc trình bày trên đây đƣợc khảo sát ý kiến đánh giá về 2 nội dung: tính cấp thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp.
3.3.3. Đối tượng khảo sát
Tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của 120 cán bộ là lãnh đạo nhà trƣờng, cán bộ chủ chốt ở các phòng ban, các khoa chuyên môn và các giảng viên tham gia giảng dạy hệ VLVH. Trong đó:
- Ban Giám hiệu: 05 ngƣời - Lãnh đạo các Phòng/Ban: 22 ngƣời - Lãnh đạo các Khoa/Bộ môn: 35 ngƣời
- Giảng viên: 55 ngƣời
3.3.4. Kết quả khảo sát
Trong phiếu khảo sát tác giả ghi rõ 5 biện pháp, mỗi biện pháp đƣợc đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi với 3 mức độ:
Tính cấp thiết: rất cấp thiết – cấp thiết – không cấp thiết
Tính khả thi: rất khả thi – khả thi – không khả thi
Mức độ đánh giá đƣợc tính theo thang điểm sau:
Rất cấp thiết: 3 điểm, cấp thiết: 2 điểm, không cấp thiết: 1 điểm Rất khả thi: 3 điểm, khả thi: 2 điểm, không khả thi: 1 điểm
Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp đƣợc thể hiện ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp TT Các biện pháp Rất cấp thiết (3) Cấp thiết (2) Không cấp thiết (1) Điểm Trung bình Thứ bậc 1. Hoàn thiện các chức năng quản lý đào tạo trên cơ sở phân cấp quản lý một cách rõ ràng cùng với một chính sách tổ chức nhân sự hợp lý. 67 51 2 2.54 1 2. Tăng cƣờng chỉ đạo đổi mới và hoàn thiện nội dung chƣơng trình đào tạo.
43 59 18 2.20 5 3. Tăng cƣờng đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo hệ VLVH. 51 65 4 2.39 3 4. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên
49 60 11 2.31 4
5.
Tăng cƣờng phối hợp với các cơ sở liên kết đào tạo quản lý các hoạt động đào tạo
Kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy, số ngƣời đƣợc lấy ý kiến đều cho rằng các biện pháp tác giả đề xuất đều đƣợc đánh giá là có tính cấp thiết. Với điểm đánh giá trung bình là 2.38, các biện pháp “Hoàn thiện các chức năng quản lý đào tạo trên cơ sở phân cấp quản lý một cách rõ ràng cùng với một chính sách tổ chức nhân sự hợp lý” , “Tăng cƣờng phối hợp với các cơ sở liên kết đào tạo quản lý các hoạt động đào tạo”, “Tăng cƣờng đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo hệ VLVH” đƣợc đánh giá là các biện pháp cấp thiết nhất.
Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đƣợc thể hiện ở bảng 3.2
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp
TT Các biện pháp Rất khả thi (3) Khả thi (2) Không khả thi (1) Điểm Trung bình Thứ bậc 1. Hoàn thiện các chức năng quản lý đào tạo trên cơ sở phân cấp quản lý một cách rõ ràng cùng với một chính sách tổ chức nhân sự hợp lý. 64 54 2 2.51 2 2. Tăng cƣờng chỉ đạo đổi mới và hoàn thiện nội dung chƣơng trình đào tạo.
45 66 9 2.30 5 3. Tăng cƣờng đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo hệ VLVH. 57 58 5 2.43 3 4. Tăng cƣờng công 51 62 7 2.36 4
tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên
5.
Tăng cƣờng phối hợp với các cơ sở liên kết đào tạo quản lý các hoạt động đào tạo
72 48 0 2.60 1
Kết quả khảo sát ở bảng 3.2 cho thấy các ý kiến đánh giá cho rằng các biện pháp tác giả đề xuất đều có tính khả thi. Với điểm trung bình 2.44 các biện pháp “Hoàn thiện các chức năng quản lý đào tạo trên cơ sở phân cấp quản lý một cách rõ ràng cùng với một chính sách tổ chức nhân sự hợp lý”, “Tăng cƣờng phối hợp với các cơ sở liên kết đào tạo quản lý các hoạt động đào tạo”, đƣợc đánh giá là các biện pháp khả thi nhất.
Từ kết quả khảo sát trên đây cho thấy, các biện pháp mà tác giả đề xuất trong hoạt động quản lý đào tạo hệ VLVH ở Trƣờng ĐHKHXH&NV đều đƣợc đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi. Hầu hết ý kiến đánh giá đều nhận định các biện pháp 1, 3, 5 là các biện pháp Nhà trƣờng cần giải quyết nhanh chóng và kịp thời nhằm khắc phục những tồn tại trong quá trình quản lý đào tạo, đồng thời nâng cao chất lƣợng đào tạo hệ VLVH trong điều kiện thực tế ở Trƣờng ĐHKHXH&NV hiện nay.
Khi đánh giá hiệu quả của các biện pháp, các ý kiến đều cho rằng các biện pháp trên đây tác động trực tiếp đến hoạt động dạy và học, đến giảng viên và sinh viên và ngƣời làm công tác quản lý đào tạo là những nhân tố trung tâm của quá trình dạy và học. Đây là cơ sở để các biện pháp đã đƣợc đề xuất của tác giả có thể kiểm chứng đƣợc khả năng áp dụng vào điều kiện thực tế.
Tiểu kết chƣơng 3
Từ cơ sở lý luận về quản lý đào tạo và thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo hệ VLVH ở Trƣờng ĐHKHXH&NV trong thời gian qua, chƣơng 3 của luận văn tác giả đã đề xuất đƣợc 5 biện pháp là:
- Hoàn thiện các chức năng quản lý đào tạo trên cơ sở phân cấp quản lý một cách rõ ràng cùng với một chính sách tổ chức nhân sự hợp lý.
- Tăng cƣờng chỉ đạo đổi mới và hoàn thiện nội dung chƣơng trình đào tạo. - Tăng cƣờng đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo hệ VLVH.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên.
- Tăng cƣờng phối hợp với các cơ sở liên kết đào tạo quản lý các hoạt động đào tạo.
Các biện pháp trên tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, có tác động chi phối, hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất và quán triệt đƣợc những nguyên tắc cơ bản đã nêu trên. Vì vậy để các biện pháp thực sự có hiệu quả trong công tác quản lý đào tạo hệ VLVH ở Trƣờng ĐHKHXH&NV, cần phải thực hiện một cách đồng bộ nhằm tăng cƣờng tính khả thi trong thực tế.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Giáo dục đào tạo giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc, cũng nhƣ toàn thể nhân loại. Tiến trình phát triển xã hội ngày càng khẳng định vai trò của giáo dục đào tạo đối với kinh tế - xã hội, là động lực bậc nhất thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, hiệu quả, bền vững. Ở nhiều nƣớc, giáo dục và đào tạo là ƣu tiên hàng đầu của quốc gia vì trình độ và chất lƣợng giáo dục quyết định trình độ phát triển của mỗi nƣớc. Do vậy, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ để tạo nguồn dự trữ chiến lƣợc quan trọng nhất của mỗi quốc gia.
Thực hiện chủ trƣơng đa dạng hóa các loại hình đào tạo của Đảng, Nhà nƣớc nhằm nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Trong nhiều năm qua Trƣờng ĐHKHXH&NV đã tổ chức đào tạo nhiều hệ đào tạo với hàng chục ngàn lƣợt học viên trong đó có hệ vừa làm vừa học. Trên thực tế, việc tổ chức đào tạo hệ vừa làm vừa học đã đƣợc Trƣờng ĐHKHXH&NV triển khai tổ chức đào tạo từ nhiều năm qua. Nhƣng do những lý do khách quan và chủ quan nên việc nghiên cứu tổng kết, đánh giá một cách khách quan, khoa học về công tác quản lý đào tạo đối với hệ VLVH chƣa đƣợc tiến hành.
Nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo hệ VLVH để từ đó có thể đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cũng nhƣ chất lƣợng đào tạo đối với hệ này ở Trƣờng ĐHKHXH&NV. Luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng, quản lý đào tạo, chất lƣợng đào tạo đối với hệ VLVH. Luận văn cũng đã khảo sát nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động đào tạo hệ VLVH ở Trƣờng ĐHKHXH&NV và ở các cơ sở liên kết với nhà trƣờng. Bên cạnh những ƣu điểm trong công tác quản lý hoạt động đào tạo hệ VLVH, chúng tôi thấy còn một vài tồn tại đòi hỏi nhà trƣờng phải
tìm ra những biện pháp có hiệu quả, phù hợp với thực tế của trƣờng và các địa phƣơng để đƣa công tác quản lý đào tạo đối với loại hình đào tạo này chất lƣợng và hiệu quả.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động đào tạo hệ VLVH ở Trƣờng ĐHKHXH&NV. Luận văn đã đề xuất một số biện pháp sau:
- Hoàn thiện các chức năng quản lý đào tạo trên cơ sở phân cấp quản lý một cách rõ ràng cùng với một chính sách tổ chức nhân sự hợp lý.
- Tăng cƣờng chỉ đạo đổi mới và hoàn thiện nội dung chƣơng trình đào tạo. - Tăng cƣờng đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo hệ VLVH.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên.
- Tăng cƣờng phối hợp với các cơ sở liên kết đào tạo quản lý các hoạt động đào tạo.
Các biện pháp trên phải đƣợc thực hiện trong mối tƣơng tác, hỗ trợ lẫn nhau tạo nên một chỉnh thể huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả các nhân tố tham gia vào quá trình đào tạo hệ VLVH.
2. Khuyến nghị
Từ thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo hệ VLVH ở Trƣờng ĐHKHXH&NV, tác giả luận văn có một số khuyến nghị sau:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tăng cƣờng chỉ đạo, định hƣớng chiến lƣợc đào tạo hệ VLVH trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài nhằm đảm bảo quy mô cũng nhƣ chất lƣợng nguồn nhân lực.
Bộ cần phối hợp chỉ đạo chung và hƣớng dẫn thống nhất giữa trƣờng và các đơn vị địa phƣơng trong công tác quản lý các hoạt động đào tạo hệ VLVH.
Hoàn thiện các văn bản pháp quy, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý hoạt động đào tạo hệ VLVH vốn dĩ ít có sự chuyển biến cũng nhƣ đột phá.
2.2. Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội
Có chiến lƣợc phát triển phù hợp hệ đào tạo VLVH trong chiến lƣợc phát triển chung của ĐHQGHN nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và đảm bảo sự cân bằng giữa khoa học xã hội nhân văn và các ngành khoa học khác.
Có chính sách hợp lý đối với các hoạt động đào tạo hệ VLVH, tăng cƣờng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị thành viên trong việc quản lý hoạt động đào tạo hệ VLVH.
2.3. Đối với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Xây dựng đƣợc quy trình quản lý khoa học, hiệu quả nhằm tạo nên tính ổn định và bền vững cho các hoạt động đào tạo hệ VLVH.
Tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ với các cơ sở liên kết đào tạo trong việc quản lý công tác dạy và học, công tác kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo. Có cơ chế tài chính thích hợp đối với các đơn vị liên kết đào tạo nhằm tăng hiệu quả của hoạt động liên kết đào tạo cũng nhƣ đảm bảo lợi ích chung của các bên tham gia quản lý đào tạo.
Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích giảng viên, nhà quản lý tích cực tham gia hoạt động đào tạo VLVH nhằm góp phần phát triển sự nghiệp chung của nhà trƣờng.
Liên tục đổi mới và hoàn thiện nội dung chƣơng trình đào tạo, hệ thống học liệu, giáo trình bài giảng nhằm hỗ trợ tối đa các điều kiện đối với sinh viên hệ VLVH.
Cải tiến công tác học vụ đối với sinh viên thông qua công nghệ thông tin, giúp sinh viên cập nhật kịp thời kết quả học tập cũng nhƣ nắm vững kế hoạch học tập của mình.
Cần phải có cơ chế kiểm tra, đánh giá cụ thể về sản phẩm đào tạo của nhà trƣờng nhằm đánh giá chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ phản hồi của xã hội đối với sản phẩm đào tạo của nhà trƣờng, từ đó nâng cao vị thế và ảnh hƣởng của nhà trƣờng trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.
2.4. Đối với các Khoa và các giảng viên tham gia đào tạo hệ VLVH
Cần quan tâm đến chất lƣợng cụ thể của các giảng viên mà Khoa cử đi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Thực hiện đúng, đủ kế hoạch dạy học đã đƣợc phê duyệt. Giảng viên cần lƣu ý đặc điểm của sinh viên hệ VLVH để có phƣơng thức dạy và học phù hợp với đối tƣợng, sử dụng nhiều hơn các phƣơng pháp hƣớng dẫn tự học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên thông qua coi trọng kiến thức tự học và các trải nghiệm của học viên đối với môn học.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định số 62/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày
25/11/2008 ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa
làm vừa học.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25
tháng 11 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tƣ số 15/2011/TT-BGDDT ngày
09/4/2011 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
4. Đại học Quốc gia Hà Nội. Quyết định 3079/ĐT ngày 26/10/2010 ban
hành Quy chế đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001
6. Luật Giáo dục. Nxb Chính trị Quốc gia, 2005
7. Tạp chí Giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, số 23 8. Khoa học tổ chức và quản lý: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
Thống kê, Hà Nội, 1999.
9. Đào Duy Anh. Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa thông tin, 2005
10. Đặng Quốc Bảo. Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý Nhà trường, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007
11. Đặng Quốc Bảo. Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trƣờng Cán bộ
quản lý GD&ĐT, 1997.
12. Đặng Quốc Bảo. Quản lý nhà trường về giáo dục và một số vấn đề xã hội của phát triển giáo dục (tổng hợp và biên soạn năm 2008).
13. Đặng Quốc Bảo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Giáo dục,
2008
14. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
15. Nguyễn Đức Chính. Tập bài giảng Kiểm định chất lượng trong giáo dục, và dạy học, Hà Nội 2008.
16. Nguyễn Đức Chính. Tập bài giảng Thiết kế và Đánh giá chương trình giáo dục, Hà Nội, 2008
17. Phạm Thị Doan và các tác giả, Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1995.
18. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học
kỹ thuật, 2008.
19. Trần Khánh Đức. Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO&TMQ. Nxb Giáo dục Hà Nội, 2004