Thực trạng quản lý tổ chức đào tạo hệ VLVH

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 60)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.3Thực trạng quản lý tổ chức đào tạo hệ VLVH

Ngoài việc tổ chức đào tạo các lớp tại Trƣờng, Trƣờng ĐHKHXH&NV còn phải tổ chức đào tạo cho các lớp đặt tại các cơ sở liên kết đào tạo tại các địa phƣơng. Do vậy việc lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo cho phù hợp với đặc điểm của từng lớp học là một vấn đề luôn đƣợc nhà trƣờng quan tâm. Với quy mô đào tạo trung bình hàng năm khoảng gần 5000 sinh viên, trong đó với các nhóm đối tƣợng đang cƣ trú hoặc công tác ở những địa bàn khác nhau cũng đặt ra nhƣng yêu cầu khác biệt đối với việc lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo.

Khi khảo sát ý kiến của 300 sinh viên về nhu cầu lựa chọn hình thức đào tạo, chúng tôi có kết quả sau:

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát nhu cầu lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo TT Hình thức tổ chức đào tạo Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Học tập trung liên tục trong

2 tháng 28 9.3 %

2 Học vào các buổi tối trong

tuần 57 19.0 %

3 Học vào các ngày nghỉ cuối

tuần 124 41.3 %

4 Học tập trung 10

ngày/tháng 91 30.4 %

Một đặc điểm dễ nhận thấy là phần lớn đối tƣợng học hệ VLVH đều đã có công việc tƣơng đối ổn định, do vậy việc lựa chọn hình thức tổ chức học tập phù hợp với điều kiện của ngƣời học là một nhu cầu tất yếu. Qua bảng trên có thể thấy, việc tổ chức học tập vào các ngày nghỉ và theo chu kỳ 10 ngày/tháng đối với sinh viên ở khu vực nông thôn và miền núi có rất nhiều thuận lợi. Ngƣợc lại với sinh viên ở khu vực thành thị (tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nội), hình thức học tập vào buổi tối các ngày trong tuần là lựa chọn tốt nhất và thuận tiện nhất trong việc bố trí kế hoạch học tập cùng với việc đảm bảo công việc hiệu quả. Do không bị ảnh hƣởng hoặc ảnh hƣởng ít đến công việc nên việc tổ chức hình thức học tập theo các hình thức này sẽ tạo ra thuận lợi với ngƣời học, vì thế việc quản lý ngƣời học cũng có đƣợc những thuận lợi nhất định.

Với đặc thù là hoạt động đào tạo không tập trung, thời gian học tập bị chi phối do các điều kiện hoàn cảnh công tác của sinh viên nên hình thức tổ chức dạy học của các lớp chủ yếu là thuyết trình. Sinh viên tiếp thu kiến thức chủ yếu thông qua bài giảng của giảng viên, thời gian nghiên cứu, tự học, thảo

luận, thực hành... rất hạn chế. Mặt khác, do điều kiện hạn chế về học liệu nên việc tự chuẩn bị kiến thức trƣớc khi lên lớp của sinh viên gần nhƣ là không có dẫn đến tình trạng học “chay” của sinh viên là phổ biến.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 60)