Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 43)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

- Cơ sở chính tại 336 Nguyễn Trãi: diện tích đất 14.094,65 m2, diện tích sử dụng 21.355m2.

- Cơ sở 182 Lƣơng Thế Vinh: Nhà C3, diện tích sử dụng 1.241,8 m2. - Cơ sở B7bis thuộc phƣờng Bách Khoa, quận Hai Bà Trƣng: diện tích sử dụng 1.113,4m2.

- Cơ sở mới (đang xây dựng) tại Hoà Lạc: 58,4 ha đất. Số giảng đƣờng của Nhà trƣờng gồm:

- 28 giảng đƣờng lớn với sức chứa trên 100 sinh viên

- 49 giảng đƣờng vừa và nhỏ với số chỗ ngồi từ 40 – 80 sinh viên - 02 phòng thực hành máy tính trên 100 máy.

- 01 Trung tâm thực hành Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông - Trung tâm Thông tin – Thƣ viện (Khu Thƣợng Đình)

2.1.4. Mục tiêu đào tạo của Trường ĐHKHXH&NV

Trong hơn sáu mƣơi năm xây dựng và phát triển, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn đƣợc nhà nƣớc Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nƣớc, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình hiện nay, Nhà trƣờng có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn đạt trình độ đại học và sau đại học chất lƣợng cao, tƣơng đƣơng với trình độ các nƣớc trong khu vực và một số ngành đạt chuẩn quốc tế. Nhà trƣờng phấn đấu xây dựng trƣờng thành một đại học đứng đầu đất nƣớc về khoa học xã hội và nhân văn, ngang tầm với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc.

2.1.5. Định hướng phát triển của Trường ĐHKHXH&NV.

Với mục tiêu xây dựng trƣờng thành một đại học đứng đầu đất nƣớc về khoa học xã hội và nhân văn, ngang tầm với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Định hƣớng phát triển của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đến năm 2020 là: Tập trung xây dựng và phát triển một số ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế trên cơ sở quốc tế hóa các chƣơng trình đào tạo, đẩy mạnh các hoạt động học thuật và mở rộng quan hệ hợp tác với các trƣờng đại học đẳng cấp cao ở khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó các hoạt động đào tạo không chính quy, trong đó có đào tạo hệ VLVH đƣợc Nhà trƣờng xem là một trong những hoạt động quan trọng nhằm đáp ứng các yêu cầu của các cá nhân và tổ chức xã hội, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của Nhà trƣờng. Vì vậy định hƣớng phát triển hệ đào tạo VLVH đƣợc Nhà trƣờng quán triệt: Ổn định về quy mô đào tạo so với đào tạo hệ chính quy (tỷ lệ 0.7/1), đổi mới và hoàn thiện các chƣơng trình đào tạo hệ VLVH nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

2.2. Thực trạng đào tạo hệ VLVH ở Trƣờng ĐHKHXH&NV

2.2.1. Các ngành đào tạo và quy mô đào tạo

Từ nhu cầu cần phải nâng cao kiến thức, đáp ứng với nền kinh tế thị trƣờng đang ngày càng phát triển của của xã hội, hệ đào tạo VLVH (trƣớc đây là hệ tại chức) đã đƣợc nhà nƣớc quan tâm và định hƣớng phát triển theo hệ thống giáo dục thƣờng xuyên. Trƣờng ĐHKHXH&NV đã rất chú trọng đến việc mở các ngành đào tạo đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời học và của sự phát triển kinh tế xã hội, do đó các ngành đã và đang đào tạo hệ VLVH tại trƣờng luôn phong phú và đa dạng. Trong xu hƣớng phát triển chung của các ngành khoa học xã hội và nhân văn dần định hƣớng đến tính thực tế gắn với nhu cầu xã hội, chƣơng trình đào tạo của Trƣờng ĐHKHXH&NV cũng có sự

thay đổi theo hoàn cảnh cụ thể. Nếu nhƣ trƣớc năm 2005, Nhà trƣờng có hầu hết các chƣơng trình đào tạo hệ VLVH tƣơng đƣơng với số lƣợng chƣơng trình đào tạo của hệ chính quy thì đến nay chỉ còn 11 ngành đào tạo thƣờng xuyên duy trì đƣợc công tác tuyển sinh và đào tạo. Tuy nhiên những ngành này số lƣợng sinh viên theo học cũng không đồng đều mà chỉ tập trung vào một số ngành có thế mạnh và tính nghề nghiệp hoặc những ngành học có tính chất hệ thống.

Các ngành đào tạo hệ VLVH của trƣờng ĐHKHXH&NV đã và đang triển khai từ 2005 đến nay gồm:

- Báo chí - Văn học - Lịch sử - Tâm lý học - Xã hội học

- Khoa học quản lý (đào tạo chuyên ngành Quản lý xã hội) - Công tác xã hội

- Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

- Triết học (đào tạo chuyên ngành Tôn giáo học) - Du lịch học

Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng sinh viên hệ VLVH theo ngành đào tạo từ năm 2005 - 2010

TT Ngành đào tạo

Năm tuyển sinh

2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Báo chí 294 111 238 301 293 417 2. Văn học 109 140 92 103 103 87 3. Lịch sử 46 32 4. Tâm lý học 50 48 5. Xã hội học 225 94 232 6. Khoa học quản lý 203 94 83 214 105 244 7. Công tác xã hội 103 8. LTH&QTVP 303 125 124 105 331 230 9. Triết học 59 112 10. Du lịch học 80 58 48 29

11. Thông tin – Thƣ viện 76 75 71 183 170 218

Tổng cộng 1290 806 1094 1070 1002 1196

Bảng 2.2: Thống kê ngành học có số lƣợng sinh viên hệ VLVH theo học tỉ lệ từ cao xuống thấp theo bảng 2.1

TT Ngành đào tạo Số lƣợng sinh viên Tỷ lệ %

1. Báo chí 1654 25,6

2. LTH&QTVP 1218 18,9

3. Khoa học quản lý 943 14,6

4. Thông tin – Thƣ viện 793 12,3

5. Văn học 634 9,8 6. Xã hội học 551 8,5 7. Du lịch học 215 3,3 8. Triết học 171 2,7 9. Công tác xã hội 103 1,6 10. Tâm lý học 98 1,5 11. Lịch sử 78 1,2 Tổng cộng 6458 100

Mặc dù Trƣờng ĐHKHXH&NV là đơn vị đào tạo các ngành học khoa học xã hội và nhân văn, song nhu cầu của ngƣời học trong những năm gần đây luôn hƣớng đến những ngành học có tính chất chuyên môn nghề nghiệp cao nhƣ Báo chí, Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng, Thông tin - Thƣ viện v.v... Từ số liệu bảng trên, có thể thấy đƣợc nhu cầu đa phần ngƣời học với các ngành đào tạo của nhà trƣờng là một công việc gắn với chuyên môn nhất định. Ngoài ra đối với một số ngành học khác (Lịch sử, Triết học, Tâm lý học…) tuy quy mô không lớn và tính ổn định trong tuyển sinh hàng năm không đƣợc duy trì, nhƣng vẫn có nhu cầu từ các đơn vị sử dụng lao động và

một số đơn vị là các tổ chức chính trị - xã hội, tôn giáo v.v… sử dụng, mặc dù sức hút của những ngành này ngày càng thấp đối với nhu cầu của xã hội.

Nhìn chung quy mô đào tạo của trƣờng ĐHKHXH&NV từ năm 2005 đến nay luôn ổn định là vì nhà trƣờng thực hiện đúng chủ trƣơng của ĐHQGHN và của BGD&ĐT về công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo đối với hệ VLVH. Tỉ lệ sinh viên hệ VLVH so với sinh viên hệ chính quy luôn đƣợc giữ ở mức 0.7/1 . Tuy nhiên nguy cơ mất ổn định về quy mô đào tạo và sự chênh lệch cán cân tỉ lệ giữa các ngành đào tạo của nhà trƣờng trong những năm tới có thể thấy đƣợc dựa trên một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Sức hút của những ngành nghề khoa học xã hội và nhân văn còn quá thấp trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay.

- Hiện nay hệ đào tạo VLVH đang chịu sức ép dƣ luận xã hội do các điều kiện về tuyển sinh, tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá, chất lƣợng đào tạo chƣa đƣợc đảm bảo.

- Việc tập trung ngƣời học quá nhiều vào ngành nghề mang tính “hot” nhƣ Báo chí, LTH&QTVP v.v... trong các chƣơng trình đào tạo hệ VLVH của Nhà trƣờng cũng gây ra những khó khăn nhất định cho nhà trƣờng trong công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo.

- Công tác quản lý đào tạo còn chuyển biến chậm, cơ cấu ngành nghề chƣa phù hợp.

- Một số ngành đào tạo còn ít thay đổi, mang nặng tính nghiên cứu hàn lâm, thiếu tính liên thông.

2.2.2. Chương trình đào tạo hệ VLVH

Chƣơng trình đào tạo hệ VLVH ở Trƣờng ĐHKHXH&NV đƣợc thiết kế phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của ngƣời học. Tùy theo từng đặc điểm, trình độ cơ bản của ngƣời học mà Trƣờng ĐHKHXH&NV có những chƣơng trình sau:

- Chƣơng trình đào tạo chuẩn: áp dụng theo chƣơng trình đào tạo chính quy dành cho các đối tƣợng đã tốt nghiệp THPT hoặc tƣơng đƣơng và có sự điều chỉnh về thời lƣợng, không bao gồm môn học Giáo dục thể chất. Thời gian đào tạo từ 4-5 năm tùy thuộc các điều kiện tổ chức dạy học. Từ năm 2009 đến nay, Nhà trƣờng áp dụng chƣơng trình đào tạo tín chỉ của hệ chính quy nhƣng hình thức tổ chức theo niên chế cho hệ đào tạo VLVH.

- Chƣơng trình đào tạo liên thông: đƣợc thiết kế trên cơ sở đánh giá, tổng hợp lƣợng kiến thức các ngành học ở bậc học cao đẳng xây dựng nên. Mục tiêu của chƣơng trình là nhằm cung cấp, bổ sung những lƣợng kiến thức chuyên sâu mà sinh viên ở bậc học cao đẳng chƣa đƣợc tích lũy nhằm rút ngắn thời gian đào tạo cho sinh viên. Chƣơng trình đào tạo liên thông đƣợc thực hiện từ 1,5 – 2 năm tùy thuộc các điều kiện đáp ứng cho đào tạo.

- Chƣơng trình đào tạo văn bằng 2: là chƣơng trình đƣợc thiết kế trên cơ sở ngƣời học đã có một bằng đại học. Mục tiêu của chƣơng trình là cung cấp cho ngƣời học khối kiến thức đại học ở một ngành mới mà ngƣời học đã tích lũy đƣợc một phần hoặc toàn bộ khối kiến thức giáo dục đại cƣơng đã học ở văn bằng thứ nhất.

Sự đa dạng về các chƣơng trình đào tạo của hệ VLVH không chỉ đáp ứng tối đa các nhu cầu của ngƣời học mà còn tạo nên sự phong phú trong các hoạt động tổ chức đào tạo ở Trƣờng ĐHKHXH&NV. Trong những năm gần đây, Nhà trƣờng liên tục triển khai công tác xây dựng, điều chỉnh các chƣơng trình đào tạo mới, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội cũng nhƣ khả năng thích ứng với thực tế.

2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên

Bảng 2.3: Thống kê đội ngũ cán bộ, giảng viên Trƣờng ĐHKHXH&NV từ 2007 - 2010 Năm Tổng số Trong đó GV TSKH TS ThS GS PGS 2007 494 354 2 117 156 5 48 2008 517 378 2 120 202 6 56 2009 534 397 2 130 205 7 55 2010 486 343 2 136 151 8 73

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường ĐHKHXH&NV)

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ giảng viên của trƣờng không có nhiều biến động ngoại trừ việc chuyển giao hai bộ môn Giáo dục thể chất và Tiếng nƣớc ngoài cho các đơn vị khác thuộc ĐHQGHN quản lý. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ có sự thay đổi về chất rõ rệt, tỉ lệ giảng viên có trình độ trên đại học năm 2007 là 77,68% tăng lên thành 83,52% vào năm 2011. Tỉ lệ giảng viên có chức danh giáo sƣ và phó giáo sƣ tăng từ 14,97% năm 2007 lên thành 23,41% ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra nhà trƣờng còn có 125 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh, chiếm 60% tổng số giảng viên chƣa có học vị tiến sĩ.

Cơ cấu giữa đội ngũ cán bộ quản lý và phục vụ với đội ngũ giảng viên là 143/486 chiếm 29,4 %. Đội ngũ cán bộ quản lý của Nhà trƣờng là những cán bộ có kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo. Hiện tại đội ngũ cán bộ quản lý của Nhà trƣờng có trình độ sau đại học đạt đến 95% trong tổng số cán bộ làm công tác quản lý của nhà trƣờng. Đây là một ƣu thế trong sự nghiệp phát triển đào tạo và trong công tác quản lý đào tạo của Nhà trƣờng.

2.2.4. Bộ máy tổ chức quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học

Việc quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học của Trƣờng ĐHKHXH&NV đƣợc giao cho Phòng Đào tạo với một bộ phận độc lập với công tác quản lý

đào tạo đại học của hệ chính quy. Bộ phận này phối hợp cùng ban chủ nhiệm khoa và đội ngũ trợ lý đào tạo của các khoa có đào tạo hệ VLVH thực hiện những chức năng, nhiệm vụ cụ thể sau:

Chức năng:

Tham mƣu, đề xuất cho Ban Giám hiệu về việc quản lý, triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đào tạo hệ VLVH.

Nhiệm vụ:

- Xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh hệ VLVH hàng năm, trình Ban Giám hiệu phê duyệt, triển khai hoạt động.

- Phối hợp cùng các khoa, bộ môn liên hệ, hợp tác đào tạo cùng các đơn vị có nhu cầu đào tạo hệ VLVH với nhà trƣờng.

- Phối hợp cùng các khoa, bộ môn tổ chức xây dựng các chƣơng trình đào tạo của hệ VLVH gồm chƣơng trình đào tạo chuẩn, liên thông, văn bằng 2. Đồng thời xây dựng nội dung các chƣơng trình đào tạo hệ VLVH phù hợp với các nhóm đối tƣợng thí sinh dự thi tuyển sinh hệ VLVH ở Trƣờng ĐHKHXH&NV.

- Phối hợp với các khoa chuyên môn, các đối tác liên kết đào tạo làm đầu mối tổ chức các kỳ thi tuyển sinh theo đúng quy định và đúng chỉ tiêu, kế hoạch của BGD&ĐT, ĐHQGHN.

- Phối hợp với các khoa, đối tác liên kết đào tạo quản lý công tác tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục, các hoạt động chuyên môn khác theo mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo.

- Giải quyết các công việc theo quy chế đào tạo đối với sinh viên về việc bảo lƣu, ngừng học, chuyển trƣờng.

- Phối hợp cùng Phòng Chính trị và Công tác sinh viên, các khoa chuyên môn, các đơn vị liên kết đào tạo quản lý sinh viên và giải quyết các nhiệm vụ về chính sách xã hội, khen thƣởng kỷ luật đối với sinh viên hệ VLVH phù hợp với quy chế và các quy định của nhà nƣớc ban hành.

- Quản lý, phối hợp cùng các khoa, đối tác liên kết đào tạo, ban thanh tra đào tạo của nhà trƣờng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ VLVH theo đúng quy định của BGD&ĐT và của ĐHQGHN.

- Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tài vụ xây dựng quy định về việc thu học phí, tổ chức thu học phí tại trƣờng và tại các cơ sở liên kết đào tạo theo nội dung hợp đồng đào tạo quy định.

- Phối hợp cùng các phòng Tổ chức cán bộ, Hành chính – Quản trị, Kế hoạch – Tài vụ xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn kinh phí từ học phí hệ VLVH cho các đơn vị đào tạo, các đối tác liên kết. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quy định về sử dụng kinh phí cho các hoạt động tổ chức đào tạo hệ VLVH theo đúng quy định của các cấp có thẩm quyền ban hành. Thực hiện nhiệm vụ xác nhận kế hoạch giảng dạy của giảng viên làm cơ sở để tính toán chi trả tiền giảng dạy cho giảng viên dạy các lớp của hệ đào tạo VLVH.

Với một khối lƣợng công việc lớn nhƣ vậy nhƣng với số lƣợng cán bộ của bộ phận quản lý đào tạo hệ VLVH của Phòng Đào tạo lại chỉ có 03 ngƣời nên sức ép công việc là vô cùng nặng nề. Do đó yêu cầu của công việc không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ chuyên trách mà còn đòi hỏi sự phối hợp và chia sẻ của toàn thể cán bộ trong Phòng Đào tạo. Tuy nhiên, những cố gắng đó vẫn chƣa thể đảm bảo cho hệ thống quản lý đào

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)