9. Cấu trúc luận văn
1.4. Trƣờng học và quản lý trƣờng học
1.4.1. Trường học
Trƣờng học (nhà trƣờng) là một cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân. Với tƣ cách là một tổ chức, trƣờng học là nơi tập hợp những ngƣời thực hiện nhiệm vụ chung, đó là dạy và học, giáo dục và đào tạo theo các mục tiêu đã đề ra, vì vậy trƣờng học đƣợc coi nhƣ một thể chế xã hội. Đồng thời trƣờng học cũng là một thiết chế xã hội thực hiện chức năng tái tạo và phát triển xã hội, theo nghĩa hình thành và phát triển nhân cách mỗi thành viên của xã hội, hƣớng tới sự duy trì và phát triển xã hội.
1.4.2. Quản lý trường học
Quản lý trƣờng học là một phạm trù lớn, bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến phƣơng pháp luận, bản chất, chức năng, và phƣơng pháp quản lý…v…v…. Quản lý trƣờng học chịu tác động của những chủ thể quản lý cấp trên và bên ngoài nhà trƣờng và những chủ thể bên trong nhà trƣờng
Nhiệm vụ quản lý trƣờng học là tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong mối quan hệ gắn bó hài hoà, hƣớng mọi thành viên tập trung vào nhiệm vụ của trƣờng, xây dựng chiến lƣợc và
vận hành nó, xác định kết quả đạt đƣợc. Những nhiệm vụ gắn liền với những nhu cầu dƣới đây bao gồm:
- Nhu cầu ngành nghề
- Khả năng đào tạo của trƣờng - Nhu cầu nhân lực
- Nhu cầu đầu tƣ cơ sở vật chất - Nhu cầu đào tạo ngƣời học.
1.5. Giáo dục đại học và quản lý trƣờng đại học
1.5.1. Giáo dục đại học
Theo quan điểm trƣớc đây, giáo dục đại học là bậc giáo dục sau giáo dục trung học nhằm đào tạo giới tinh hoa, sản sinh ra tri thức, đào tạo năng lực nghiên cứu và phƣơng pháp tƣ duy để điều hành nhà nƣớc trong mọi lĩnh vực. Sự phát triển của nền giáo dục đại học đã trở thành thƣớc đo cho sự phồn thịnh của mỗi quốc gia. Thời đại ngày nay là thời kỳ phát triển cao của khoa học công nghệ, giáo dục đại học cũng đang chuyển dần từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng. Ở Việt Nam hiện nay, giáo dục đại học đang từng bƣớc phát triển rõ rệt về quy mô, cơ sở giáo dục đại học đa dạng về loại hình và hình thức đào tạo, cùng với đó là sự tham gia của xã hội và việc huy động các nguồn lực xã hội vào giáo dục đại học không ngừng phát triển.
Tuy nhiên giáo dục đại học Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề rất đáng quan tâm: Giáo dục đại học chƣa gắn với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực, chƣa đáp ứng yêu cầu sản xuất, gây lãng phí lớn cho xã hội và nhân dân. Chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực đang giảm sút, phƣơng pháp dạy và học vẫn còn lạc hậu, mô hình tổ chức giáo dục, đào tạo vẫn rập khuôn theo kiểu hàn lâm, nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Công tác quản lý giáo dục đại học còn nhiều bất cập về cơ chế phân cấp quản lý, cách thức quản lý, đội ngũ cán bộ chƣa đƣợc quy hoạch và đào tạo có hệ thống.
1.5.2. Vai trò, vị trí và chức năng của giáo dục đại học
Theo điều 39 Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005 thì “mục tiêu của giáo dục ĐH là đào tạo ngƣời học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Nhƣ vậy có nghĩa là mục tiêu tối thƣợng của GDĐH Việt Nam hiện nay là phục vụ cho sự phát triển của quốc gia. Sự phát triển của quốc gia đƣợc định ra bằng các kế hoạch chiến lƣợc cụ thể, GDĐH phải đạt đƣợc các mục tiêu phát triển của chính nó và liên đới phục vụ việc đạt đến một số mục tiêu khác. Quan niệm GDĐH là một công cụ của nhà nƣớc và chịu sự can thiệp của nhà nƣớc, quy mô và cơ cấu GDĐH sẽ phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Chức năng cơ bản vốn có của GDĐH có nội dung mới là phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, sáng tạo, phát triển tri thức, chuyển giao tri thức, công nghệ và phục vụ cộng đồng. Ngoài ra GDĐH còn có chức năng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại, phát triển hệ thống giáo dục và phát triển giao lƣu quốc tế.
1.5.3. Mục tiêu của quản lý trường đại học
Trong môi trƣờng hội nhập quốc tế, giáo dục đại học luôn là lĩnh vực hội nhập tiên phong bởi tính chất vô biên của tri thức và là động lực chính thúc đẩy sự phát triển ở mọi quốc gia. Các trƣờng đại học đang bị tác động dƣới nhiều hình thức nhƣ: phải mở rộng phạm vi hoạt động, quy mô đào tạo và các mối quan hệ hợp tác và nâng cao chất lƣợng. Vì vậy, để thích ứng với tình hình mới, các trƣờng đại học phải điều chỉnh chiến lƣợc hoạt động và mở rộng các quan hệ hợp tác. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần phải quản lý nó theo những mục tiêu cụ thể để có thể theo kịp sự phát triển của các trƣờng đại học trong khu vực và thế giới. Mục tiêu là yếu tố cơ bản trong hệ thống quản lý. Đây chính là trạng thái của hệ thống mà ngƣời quản lí muốn thu hoạch đƣợc
trong quá trình quản lí. Mục tiêu luôn đƣợc phát triển một cách xác định, bao gồm mục tiêu định lƣợng và mục tiêu định tính. Trong quá trình quản lí mục tiêu luôn phải đƣợc xác định và phân biệt rõ đâu là mục tiêu chính, đâu là mục tiêu phụ, mục tiêu nào cần ƣu tiên. Song song với việc xác định các mục tiêu đó là việc tổ chức thực hiện và xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá bao gồm:
- Sứ mệnh và chiến lƣợc phát triển - Phát triển đội ngũ cán bộ
- Nâng cao chất lƣợng đào tạo - Đáp ứng nhu cầu của sinh viên
- Tối ƣu hóa các nguồn lực về tài chính và cơ sở vật chất
1.6. Hệ vừa làm vừa học và quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học
1.6.1. Hệ vừa làm vừa học
Hệ đào tạo “vừa làm vừa học” vốn là hệ đào tạo “tại chức” trƣớc đây. Hệ đào tạo này ở Việt Nam vốn xuất phát từ các chƣơng trình, chính sách của Nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để tạo điều kiện học tập cho những cán bộ đã phải tạm gác công việc học tập của họ trong cuộc chiến tranh thống nhất đất nƣớc. Sau này, ngoài những đối tƣợng trên, còn rất nhiều đối tƣợng đang làm việc có nhu cầu học nâng cao kiến thức, hoặc các đối tƣợng có nhu cầu học đại học nhƣng vì những điều kiện khách quan hoặc chủ quan mà không thể tham gia việc học tập trung ở hệ đào tạo chính quy. Do vậy hệ đào tạo này đƣợc Bộ Giáo dục Đào tạo chính thức đổi tên từ “hệ tại chức” thành “hệ vừa học vừa làm” (thuộc phƣơng thức giáo dục không chính quy) trong quyết định số 01/2001/QĐ –BGD&ĐT ngày 29/01/2001 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau này “hệ vừa học vừa làm” một lần nữa đƣợc đổi tên thành “hệ vừa làm vừa học” tại quyết định số 62/2008/QĐ/BGD&ĐT ngày 25/11/2008. Đây là loại hình đào tạo tồn tại song song với đào tạo chính quy trong các trƣờng đại học ở Việt Nam.
Hệ VLVH trong hệ thống giáo dục quốc dân là những con đƣờng và cách thức giáo dục và đào tạo không trùng lặp hoàn toàn với những qui định của giáo dục chính quy, nhằm tạo cơ hội cho những ai không có điều kiện giáo dục chính quy khi còn trong độ tuổi trẻ hoặc đã ra khỏi giáo dục chính quy mà vẫn còn muốn tiếp tục học. Giáo dục hệ VLVH là phƣơng thức giáo dục giúp mọi ngƣời vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lƣợng cuộc sống, có điều kiện tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.
1.6.2. Đặc điểm đào tạo hệ vừa làm vừa học ở trường đại học
Bƣớc vào thế kỷ 21 giáo dục đại học có xu hƣớng đại chúng hóa mạnh mẽ để đáp ứng hiện tƣợng tăng hàm lƣợng tri thức trong mọi sản phẩm và dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu của một xã hội học tập với đòi hỏi học suốt đời. Cùng với sự phát triển ổn định về quy mô và chất lƣợng của GDĐH chính quy, GDĐH không chính quy trong đó có hệ đào tạo VLVH sẽ ngày càng đa dạng về hình thức đào tạo. Nhƣ vậy hệ đào tạo không chính quy nói chung và đào tạo hệ VLVH nói riêng là một thành tố hết sức quan trọng của GDĐH hiện nay.
Với xu thế tất yếu nhƣ vậy, hệ VLVH cũng có nhiều đặc điểm chung và cũng có những khác biệt với đào tạo hệ chính quy, những đặc điểm đó bao gồm:
- Ngƣời học là công dân Việt Nam đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tƣơng đƣơng trở lên, không hạn chế về tuổi tác, có đủ sức khỏe và năng lực hành vi để tham gia học tập.
- Chƣơng trình đào tạo hệ VLVH đƣợc thừa hƣởng từ chƣơng trình đào tạo của hệ chính quy và có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh ngƣời học. Đồng thời có sự linh hoạt và mềm dẻo trong sắp xếp cấu trúc, nội dung chƣơng trình để phù hợp với ngƣời học và đáp ứng các yêu cầu của xã hội.
- Đào tạo chính quy và đào tạo hệ VLVH đều đƣợc tổ chức một cách có hệ thống. Điểm khác biệt là các điều kiện để tổ chức đào tạo hệ VLVH có sự tham gia từ phía xã hội và sự đóng góp của ngƣời học nhiều hơn so với giáo dục chính quy đƣợc thừa hƣởng từ các chính sách của nhà nƣớc.
- Phƣơng pháp giáo dục đại học VLVH coi trọng việc phát huy vai trò chủ động khai thác kinh nghiệm của ngƣời học, coi trọng năng lực tự học.
- Thời gian đào tạo hệ VLVH dài hơn so với đào tạo hệ chính quy do đặc điểm ngƣời học vừa tham gia học tập đồng thời vừa tham gia công tác nhằm đảm bảo chất lƣợng đào tạo.
Nhƣ vậy, loại hình đào tạo hệ VLVH ngoài một số đặc điểm riêng để phù hợp với đối tƣợng ngƣời học thì các yêu cầu khác về công tác quản lý đào tạo cũng giống nhƣ hệ đại học chính quy. Đây cũng chính là mục tiêu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra nhằm đảm bảo về chất lƣợng đào tạo cho loại hình này.
1.6.3. Quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học
Quản lý đào tạo là nội dung cơ bản của QLGD, là quản lý một hệ thống bao gồm những nhân tố cấu thành quá trình đào tạo trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Cũng giống nhƣ đào tạo hệ chính quy, nội dung quản lý đào tạo hệ VLVH là:
- Quản lý mục tiêu đào tạo - Quản lý nội dung đào tạo - Quản lý phƣơng pháp đào tạo - Quản lý hình thức tổ chức đào tạo
- Quản lý việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Đào tạo đại học hệ VLVH thực hiện các chƣơng trình đào tạo trình độ đại học trọn khóa để cấp văn bằng, trên văn bằng có ghi hình thức học, nội dung đào tạo đƣợc thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT. Văn bằng của hệ ĐT VLVH do các cơ sở giáo dục đại học có thẩm quyền cấp là văn bằng
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm tính pháp lý và có giá trị sử dụng nhƣ văn bằng của hệ ĐT chính quy. Chƣơng trình ĐT hệ VLVH đƣợc các cơ sở giáo dục đại học xây dựng trên cơ sở khung chƣơng trình giáo dục đại học do Bộ GD&ĐT quy định, thực hiện tiêu chuẩn chất lƣợng tƣơng ứng với đào tạo đại học chính quy, cụ thể:
Mục tiêu đào tạo: mục tiêu đào tạo của giáo dục đại học là đào tạo
ngƣời học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏa, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Nội dung đào tạo: Nội dung ĐT phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung
đào tạo của chƣơng trình giáo dục đại học hệ chính quy cùng trình độ đào tạo.
Phương pháp đào tạo: Đào tạo hệ VLVH đƣợc cung cấp bởi phƣơng thức truyền đạt trực tiếp (mặt giáp mặt), thực hiện bởi đội ngũ giảng viên dạy hệ chính quy cùng trình độ đào tạo.
Tổ chức đào tạo: Chƣơng trình ĐT của hệ VLVH đƣợc tổ chức theo
khóa học. Khóa học là thời gian đƣợc thiết kế để sinh viên hoàn thành một chƣơng trình đào tạo VLVH cụ thể. Tùy theo khối lƣợng kiến thức, tính chất từng ngành học và thời gian quy định đối với hệ chính quy tƣơng ứng mà thời gian hoàn thành chƣơng trình đào tạo của hệ VLVH phải dài hơn so với chƣơng trình ĐT hệ chính quy. Đối với những lớp theo hợp đồng đào tạo ở các địa phƣơng, hiệu trƣởng các cơ sở giáo dục đại học căn cứ các điều kiện tổ chức đào tạo cụ thể quyết định lịch trình học cho phù hợp.
Đánh giá kết quả học tập: kết quả học tập của sinh viên đƣợc đánh giá
thông qua điểm học phần, là tổng điểm đánh giá của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần, với trọng số tƣơng ứng của từng điểm bộ phận. Trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trƣờng hợp và có trọng số không dƣới 50% của điểm học phần. Khái niệm điểm đánh giá bộ phận của
học phần đƣợc hiểu bao gồm: Điểm thi giữa học phần, điểm thực hành, điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần.
Nội dung quản lý đào tạo hệ VLVH cụ thể gồm:
Quản lý việc thực hiện kế hoạch đào tạo toàn khóa, kế hoạch giảng dạy từng kỳ, từng năm học.
Quản lý việc thực hiện đầy đủ, đúng, đủ về nội dung đào tạo, tiến độ thời gian của khóa học, kỳ học, môn học.
Quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy của từng giảng viên đối với từng học phần, môn học ở các yếu tố: phƣơng pháp giảng dạy, phƣơng tiện giảng dạy, việc chấp hành về thời gian đối với từng tiết học, buổi học, tần suất “mặt giáp mặt” giữa giảng viên và sinh viên trên lớp đƣợc đảm bảo theo quy định.
Quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, nghiên cứu của sinh viên trong suốt quá trình đào tạo đƣợc đảm bảo theo quy chế đào tạo.
Quản lý việc chấp hành các quy định, quy chế, nội quy về hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động học tập của sinh viên thông qua việc thực hiện kế hoạch đào tạo, chƣơng trình dạy và học theo thời khóa biểu.
Quản lý việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá từng học phần, môn học, kỳ học trong suốt quá trình đào tạo.
Quản lý việc đảm bảo các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập.
Quản lý việc triển khai đầy đủ quy trình đảm bảo chất lƣợng theo phƣơng thức “mặt giáp mặt”. Phát hiện và xử lý kịp thời những hạn chế và yếu kém trong quá trình đào tạo.
Đặc trƣng cơ bản của ĐT hệ VLVH là tổ chức dạy và học tập trung theo từng đợt trên nguyên tắc phù hợp giữa bố trí thời gian với việc tiếp thu
kiến thức của sinh viên, đƣợc tổ chức triển khai chủ yếu dƣới hai phƣơng thức:
Tập trung định kỳ theo năm, quý, tháng. Sinh viên chủ động bố trí việc
làm, dành khối lƣợng thời gian tƣơng đối để học tập liên tục, các cơ sở giáo