Hợp đồng liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 72)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.9.Hợp đồng liên kết đào tạo

Thực tiễn công tác quản lý đào tạo hệ VLVH yêu cầu ngƣời quản lý phải có kế hoạch thƣờng xuyên và lâu dài. Ngoài các nhiệm vụ chính yếu trên, công tác quản lý đào tạo hệ VLVH còn nhiệm vụ quản lý các hợp đồng

liên kết đào tạo đặt tại các địa phƣơng có liên kết với Nhà trƣờng. Với nhiều ngành đào tạo hiện nay, số lƣợng các hợp đồng đào tạo của Trƣờng ĐHKHXH&NV không phải là nhỏ, do đó đây cũng là một công việc cần có sự quản lý chặt chẽ và nghiêm túc nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra trong công tác quản lý giáo dục. Cụ thể gồm những công việc sau:

Quản lý hợp đồng phối hợp điều hành đƣợc ký kết giữa nhà trƣờng và cơ sở đặt lớp. Có các quy định rõ ràng về nhiệm vụ của nhà trƣờng nhƣ phải chịu trách nhiệm về chƣơng trình đào tạo, giảng viên, giáo trình, quy trình thi hết học phần, thực tập cuối khóa, các quy định về xét làm khóa luận tốt nghiệp và thi tốt nghiệp.

Ủy quyền cho cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, quản lý lớp học về mặt hành chính, đƣa đón giảng viên và giới thiệu một số giảng viên tại địa phƣơng tham gia công tác giảng dạy và quản lý sinh viên.

Kết hợp cùng khoa chuyên môn thiết kế chƣơng trình đào tạo phù hợp với quy định của Bộ và nhu cầu đặt ra của địa phƣơng. Bố trí thời gian, thời lƣợng học tập trung, hợp lí cho sinh viên là cán bộ công chức đang theo học. Thời gian tập trung có thể thiết kế theo tháng, quý hoặc vào các ngày nghỉ cuối tuần.

Thể hiện chính sách về chế độ học phí và quy định về thu chi học phí phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng huy động nguồn lực tài chính của từng địa phƣơng. Thƣờng xuyên tiến hành công tác kiểm tra và giám sát quá trình học tập của sinh viên, chất lƣợng giảng dạy, công tác quản lý và điều kiện cơ sở vật chất của các lớp đặt tại các cơ sở đào tạo ở địa phƣơng.

Tuy nhiên trên thực tế, việc quản lý theo dõi các hợp đồng đào tạo vẫn còn những bất cập do các yếu tố sau:

Một số cơ sở liên kết đào tạo chƣa đảm bảo các điều kiện phục vụ các hoạt động giảng dạy của Nhà trƣờng. Các hạng mục quy định trong hợp đồng

đôi khi không đáp ứng đƣợc yêu cầu của giảng viên và các bộ quản lý lớp học đến tổ chức giảng dạy, thi cử. Điều này gây nên những bức xúc cho cán bộ của Nhà trƣờng đến công tác và ảnh hƣởng không tốt đến việc tổ chức đào tạo của lớp học.

Việc thực hiện quản lý và thu chi tài chính theo hợp đồng vẫn còn những khó khăn nhất định. Do Nhà trƣờng có nhiều lớp ở các địa phƣơng xa, nên việc theo dõi tình hình thu và nộp học phí vẫn chƣa đƣợc sát sao, vẫn xảy ra tình trạng các đơn vị đối tác chậm chuyển học phí đúng thời hạn, gây ra những khó khăn trong việc sử dụng nguồn học phí phục vụ công tác đào tạo.

Với mức học phí của khối ngành khoa học xã hội và nhân văn không lớn, và tỷ lệ phân chia nguồn học phí chƣa thực sự đáp ứng đƣợc những nhu cầu của các đơn vị liên kết đào tạo, vì vậy vẫn xảy ra tình trạng thu thêm các khoản phí ở một số cơ sở đào tạo. Điều này chẳng những vi phạm hợp đồng liên kết đào tạo của Nhà trƣờng mà còn gây tâm lý bức xúc của sinh viên khi phải chi trả thêm những khoản phí không có trong quy định hợp đồng đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 72)