8. Các chữ viết tắt trong luận văn
3.2.3. Phƣơng pháp làm việc với sách giáo khoa
Phƣơng pháp làm việc với SGK hay phƣơng pháp đọc sách có thể hiểu là: HS tự khai thác nội dung của bài học hoặc một nội dung thành phần nào đó của bài học trong SGK dƣới sự hƣớng dẫn của thầy.
Đây là phƣơng pháp thƣờng đƣợc kết hợp với các phƣơng pháp khác trong dạy học Vật lí. Mục này tôi nghiên cứu hai vấn đề chính: Các hình thức tổ chức phƣơng pháp đọc sách, qui trình chuẩn bị phƣơng pháp đọc sách.
Các hình thức tổ chức phƣơng pháp đọc sách: A - Chuẩn bị ở nhà
Đây là hình thức HS tự đọc SGK đơn giản nhất. Theo đó HS luôn đọc bài trƣớc ở nhà. Nếu tổ chức tốt, hình thức này sẽ tập cho HS với việc tự nghiên cứu tài liệu viết, làm cơ sở tốt cho việc tiếp tục thực hiện PP đọc sách theo các hình thức sau tiếp theo.
Điều cần chú ý ở đây là: Bƣớc đầu chỉ nên cho HS đọc trƣớc bài nhƣng đọc kĩ một đoạn ngắn nào đó mà thôi (không nên cho đọc kĩ cả bài) và trả lời (viết ra tập
Pha thứ 1: Đề xuất vấn đề - bài toán
Từ nhiệm vụ, nảy sinh nhu cầu về một cái chƣa biết, chƣa có cách giải quyết, hi vọng có thể tìm tòi, xây dựng đƣợc.
Diễn đạt nhu cầu thành vấn đề - bài toán
Pha thứ 2: Suy đón giải pháp, thực hiện giải pháp
Suy đoán giải pháp:
+ Suy đoán điểm xuất phát cho phép đi tìm lời giải.
+ Chọn mô hình có thể vận hành đƣợc để đi tới cái cần tìm.
+ Phỏng đoán các biến cố TN có thể xảy ra, nhờ đó có thể khảo sát TN để xây dựng cái cần tìm.
Thực hiện giải pháp:
+ Vận hành mô hình rút ra kết luận lôgic về cái cần tìm.
+ Thiết kế PATN, THTN, thu thập thông tin, xử lí thông tin, rút ra kết luận.
Pha thứ 3: Kiểm tra, vận dụng kết quả
Xem xét khả năng chấp nhận đƣợc của các kết quả tìm đƣợc, sự phù hợp của lí thuyết và thực nghiệm
Xem xét sự cách biệt giữa kết luận lí thuyết với kết luận thực nghiệm để kết luận hoặc tiếp tục tìm tòi xây dựng cái cần tìm.
chuẩn bị bài) một hoặc một số câu hỏi trƣớc. Câu hỏi cần đƣợc thầy soạn kĩ, có yêu cầu tƣ duy, có hƣớng đích rõ ràng để HS hiểu hoàn toàn đoạn ấy.
Bài chuẩn bị sẽ đƣợc GV sử dụng trên lớp nhƣ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà, giảng nhanh đoạn chuẩn bị, cập nhật, mở rộng thêm kiến thức.
Hình thức chuẩn bị ở nhà còn có thể làm một số việc khác nhƣ:
- Lí giải một định nghĩa, một kết luận trong bài học, muốn làm điều này, các em phải đọc trƣớc đoạn bài học để đi đến định nghĩa.
- Lí giải một hình vẽ trong SGK, bài sắp học. B - Nghiên cứu SGK tại lớp
Đặc điểm của hình thức này là có sự ràng buộc của thời gian, không nhƣ hình thức chuẩn bị ở nhà. Vì vậy, việc chọn bài nào, đoạn nào để HS đọc SGK là cần đƣợc cân nhắc kĩ. Cần tập cho HS ở từng mức độ trong việc thực hiện phƣơng pháp đọc sách tại lớp.
- Mức độ 1: (thực hiện một đoạn) Chọn một đoạn đơn giản để thực hiện. - Mức độ 2: (thực hiện cả bài) Chọn bài dễ, nội dung không phân tán ra nhiều vấn đề, không có nhiều khái niệm hoặc nhiều ví dụ khó hiểu. Tăng dần độ khó của bài học.
Trong hình thức này, mức độ “khó, dễ” chỉ là tƣơng đối, do thầy định liệu theo trình độ thực tế của HS. Tuy nhiên, sự “khó, dễ” còn tùy thuộc vào hệ thống câu hỏi đƣa ra, hay nói khác đi, còn tùy thuộc yêu cầu của thầy đối với sự làm việc của trò. Để HS có thể làm việc tốt trên lớp, thầy giáo cần yêu cầu HS đọc bài ở nhà trƣớc. Trên lớp, thầy trò làm việc với nhau bằng hệ thống câu hỏi.
Để chuẩn bị cho hình thức học tập này, cần chú ý những yêu cầu chung sau: - Đảm bảo thời gian trên lớp.
- Các câu hỏi và chỉ dẫn phải đảm bảo liên kết thành hệ thống để HS “đi từng bƣớc” đến đích cuối cùng. Cụ thể:
Hệ thống câu hỏi khái quát nội dung cả bài (HS đọc lƣớt nhanh toàn bài để trả lời).
Hệ thống câu hỏi khai thác nội dung thành phần (một đoạn trong bài học). Hệ thống câu hỏi kết thúc bài học. Khác với hệ thống thứ nhất, hệ thống này sẽ yêu cầu HS trả lời rõ hơn, cụ thể hơn.
C - Học sinh làm việc với sơ đồ
- HS luyện tập tƣ duy trên tổng thể nội dung một bài học, có cái nhìn tổng quát để tìm thấy cấu trúc lôgic của bài học đó.
- Nếu sử dụng hình thức này tốt thì nó giống nhƣ một trò chơi xen kẽ với các phƣơng pháp khác (diễn giảng, thí nghiệm, vấn đáp,…).
- GV có thể sử dụng overhead để tiến hành thực hiện “trò chơi” nhƣ vừa nói trên.
- Tuy nhiên, thực hiện hình thức này không đơn giản. Trƣớc tiên, ngƣời GV phải có khả năng phân tích chính xác nội dung một bài học. Công việc chuẩn bị của GV là:
+ Lập sơ đồ cấu trúc nội dung rõ ràng. + Xác định trọng tâm.
+ Những kiến thức hoặc những nội dung thành phần thì để trống, HS sẽ điền vào các ô đó bằng các từ ngữ thích hợp.
Quy trình chuẩn bị phƣơng pháp đọc sách
- Chọn nội dung bài (hoặc đoạn bài) trong SGK.
- Chọn hình thức tổ chức dạy học theo phƣơng pháp đọc sách
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, lời hƣớng dẫn (hoặc sơ đồ cấu trúc nội dung nếu sử dụng hình thức thứ ba).