Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 29)

* Cơ cấu tổ chức bộ máy:

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Agribank thị xã Hồng Ngự

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động

*Chức năng cụ thể từng phòng ban:

Ban giám đốc: gồm một Giám đốc và hai phó Giám đốc:

- Giám đốc: có chức năng quản lý chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh.

+Được quyền thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước, và các chỉ tiêu kinh tế do Tổng giám đốc Agribank Việt Nam giao.

+Ký kết hợp đồng nguyên tắc và cụ thể về kinh tế, được quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hoặc nâng lương cho cán bộ nhân viên trong chi nhánh.

- Phó giám đốc: Có chức năng hỗ trợ Giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành một số công tác đồng thời thay mặt Giám đốc giải quyết công việc chung của Chi nhánh trong thời gian Giám đốc đi vắng.

Chức năng và nhiệm vụ của phòng Kế hoạch kinh doanh:

PHÒNG GIAO DỊCH HỒNG NGỰ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 1 PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

Trang 18

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quí của Ngân hàng, thường xuyên đôn đốc thực hiện các chương trình đã được Giám đốc phê duyệt và có trách nhiệm thông báo cho các phòng ban nghiệp vụ có liên quan.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của chi nhánh Agribank tỉnh cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thị xã.

- Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh và quyết toán chỉ tiêu, kế hoạch các chi nhánh xã trên điạ bàn.

- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hành vốn kinh doanh với các chi nhánh liên xã trên địa bàn.

- Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng.

- Nghiên cứu đề xuất các chiến lược huy động vốn, chiến lược kinh doanh khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng vốn đầu tư tín dụng.

- Phân tích kinh tế theo ngành nghề, doanh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả.

- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án trong và ngoài nước. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

- Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng trên địa bàn.

- Tổng hợp báo cáo và phân tích hoạt động kinh doanh quí, sáu tháng, năm, soạn thảo báo cáo sơ kết, tổng kết.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban Giám đốc giao.

Chức năng và nhiệm vụ của phòng Kế toán ngân quỹ:

- Trực tiếp hoạch toán kế hoạch, hoạch toán thống kê và các nghiệp vụ thanh toán theo qui định của Ngân hàng cấp trên.

- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính.

- Quản lý sử dụng các quỹ chuyên dùng theo qui định.

- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạch toán, kế toán, quyết toán và báo cáo theo qui định.

- Quản lý sử dụng thiết bị tin học, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh.

Trang 19

Chức năng nhiệm vụ của phòng Hành chính nhân sự:

- Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn địa bàn.

- Công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cán bộ, cử nhân viên đi học.

- Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ, tổ chức cán bộ, đồng thời lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến hệ thống Ngân hàng và các văn bản định chế của Agribank cấp trên.

- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông.

-Thực thi pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy nổ tại cơ quan.

- Thực hiện báo cáo chuyên đề.

- Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và thăm hỏi ốm đau, ma chay, hiếu hỉ.

- Thực hiện các công việc khác do ban Giám đốc giao.

Chức năng phòng Giao dịch số 1:

- Liên hệ chính quyền địa phương trong việc ký kết hợp đồng trách nhiệm, phối đầu tư vốn, thu hồi và xử lý nợ tồn động.

- Tuyên truyền, tư vấn các thể thức huy động vốn đến mọi thành phần kinh tế.

Chức năng phòng Giao dịch Hồng Ngự:

- Có chức năng huy động vốn như phòng Kế toán ngân quỹ.

Cấp tín dụng ít hơn 300.000.000 đồng/vụ. Các hợp đồng tín dụng có giá trị hơn 300.000.000 đồng phải có ý kiến từ phòng Kế hoạch kinh doanh của Agribank thị xã Hồng Ngự.

3.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 3.2.1 Các sản phẩm huy động vốn

Agribank thị xã Hồng Ngự thực hiện huy động vốn với các sản phẩm như:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng…

Trang 20

- Huy động bằng kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…

- Phát hành thẻ ATM trên địa bàn có 1 máy đặt tại 240 Lý Thường Kiệt- phường An Thanh.

3.2.2 Các sản phẩm cho vay

- Cho vay từng lần: thường cho vay với hộ sản xuất kinh doanh có nhu cầu vốn ngắn hạn và sử dụng theo thời vụ.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: loại tín dụng này thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ cần vốn và thừa vốn thường xuyên.

- Cho vay theo dự án đầu tư: nó có thể khuyến khích và cung cấp vốn cho các dự án đầu tư độc lập.

- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có có giá.

- Cho vay trả góp: hình thức này chủ yếu cho các cán bộ viên chức, công nhân có thu nhập hàng tháng ổn định cần vốn để mua sắm vật dụng sinh hoạt, phương tiện đi lại, học tập.

* Lãi suất cho vay của Agribank thị xã Hồng Ngự

Ngân hàng công bố biểu lãi suất cho vay của mình cho khách hàng biết. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn.

- Mức lãi suất cho vay trong hạn được thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng.

-Mức lãi suất áp dụng đối với khoảng nợ gốc quá hạn do Giám đốc Ngân hàng quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được kí kết và điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

* Quy trình cho vay của Ngân hàng Agribank thị xã Hồng Ngự Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ:

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng liên hệ trực tiếp với Ngân hàng để được hướng dẫn cụ thể về thể lệ xin vay. Nhân viên hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, hồ sơ vay vốn gồm:

- Hồ sơ pháp lý.

Trang 21

- Hồ sơ đảm bảo tiền vay.

Khi nộp hồ sơ vay phải có đầy đủ thủ tục hợp lý và nêu rõ mục đích vay vốn, đồng thời phải có chữ ký hợp pháp của người đại diện xin vay hoặc đóng dấu của cơ quan (nếu có) kể cả bảng kế hoạch hoạt động của đơn vị vay.

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự

Hình 3.2 Quy trình cho vay

Bước 2: Thẩm định các chỉ tiêu tín dụng:

Cán bộ tín dụng sau khi tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn và hợp pháp của hồ sơ cũng như khả năng vay trả của khách hàng, từ đó có thể kiểm tra, quan sát trực tiếp tại địa bàn nơi đơn vị vay vốn có trụ sở hoạt động.

Bước 3: Xét duyệt cho vay và ký hợp đồng tín dụng:

Trưởng, phó phòng Kế hoạch kinh doanh có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu và điều kiện tín dụng trong quá trình xét duyệt của cán bộ tín dụng, thống nhất ý kiến nội bộ của cán bộ tín dụng rồi ghi ra giấy ý kiến của mình trên đơn xin vay. Sau đó trình lên Ban giám đốc là người quyết định cuối cùng và chuyển trả hồ sơ lại cho cán bộ tín dụng.

Bước 4: Giải ngân, theo dõi và giám sát sử dụng vốn vay:

Căn cứ vào hồ sơ đã được duyệt, Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ vay cho phòng kế toán kiểm tra phần xét duyệt vay của cán bộ tín dụng và Giám đốc theo nội dung qui định.

Khi rút tiền vay, bên vay chỉ lập chứng từ thanh toán, cán bộ tín dụng ký trên bảng kê thanh toán, trưởng phòng kiểm tra lại các điều kiện, ký và trình

Khách hàng nộp hồ sơ

Thẩm định các chỉ tiêu tín dụng

Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng

Giải ngân, theo dõi và giám sát sử dụng vốn vay Thu nợ, lãi và xử lý phát sinh Đánh giá kết quả cho vay Thanh lý hợp đồng tín dụng

Trang 22

lên Ban giám đốc, xong chuyển cho kế toán kiểm tra khớp đúng thì thanh toán và hoạch toán vốn vay, nếu có sơ sót thì gửi cho cán bộ tín dụng kiểm tra lại.

Cán bộ tín dụng phải kiểm tra trực tiếp, thường xuyên việc sử dụng tiền vay của đơn vị vay bằng cách đối chiếu mục đích vay vốn đã ghi trên đơn với nội dung tiền vay, vật đảm bảo nợ vay.

Trên cơ sở số liệu, kế toán kết hợp kiểm tra thực tế số liệu sổ sách của người vay vốn với số khế ước vay ngân hàng. Đồng thời cán bộ tín dụng phải kiểm tra, đối chiếu phân tích nợ luân chuyển bình thường, nợ quá hạn, nợ khó đòi để có biện pháp thu hồi nợ.

Bước 5: Thu nợ, lãi và xử lý phát sinh:

Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng vay vốn để đôn đốc thu nợ và gửi trước 5 ngày làm việc khi thu nợ.

Cán bộ tín dụng kết hợp với kế toán để thu nợ, thu lãi khi đến hạn. Trong trường hợp nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà người vay vốn không trả nợ đúng hạn thì cán bộ tín dụng phải nêu rõ lý do để có biện pháp xử lý.

Nếu khách hàng vay vốn gặp khó khăn thực sự thì làm đơn xin gia hạn nợ và Ngân hàng sẽ xem xét cho gia hạn, nếu không Ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn.

Bước 6: Đánh giá kết quả cho vay:

Khi hợp đồng tín dụng kết thúc, khách hàng vay vốn đã hoàn thành trách nhiệm của mình đối với Ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải phân tích đánh giá hiệu quả của việc đầu tư tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng và rút ra kinh nghiệm trong việc cho vay vốn nhằm quyết định duy trì, mở rộng hay thu hẹp quan hệ tín dụng.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng:

- Tất toán khoản vay.

- Thanh lý hợp đồng tín dụng.

- Giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay.

- Lưu hồ sơ.

3.2.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của tại NHNN & PTNT chi nhánh thị xã Hồng Ngự PTNT chi nhánh thị xã Hồng Ngự

Kết quả kinh doanh phản ánh sự nỗ lực của Ngân hàng dưới tác động của nhiều nhân tố, nhưng mục tiêu cuối cùng mà Ngân hàng muốn hướng đến đó

Trang 23

là lợi nhuận (trừ các tổ chức phi lợi nhuận). Vì thế để thấy rõ được kết quả hoạt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank thị xã Hồng Ngự ta tiến hành xem xét thông qua 2 bảng: bảng 3.1 và bảng 3.2.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Thu nhập 51.030 74.446 80.153 23.416 45,89 5.707 7,67 Chi phí 47.017 64.178 73.879 17.161 36,50 9.701 15,12 lợi nhuận 4.014 10.268 6.274 6.254 155,80 (3.994) (38,90)

Nguồn: Phòng kế toán - ngân quỹ Agribank thị xã Hồng Ngự

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng đầu năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013 so với 2012

2012 2013

Số tiền Số tiền Số tiền %

Thu nhập 39.817 44.561 4.744 11,91

Chi phí 35.665 39.752 4.087 11,46

Lợi nhuận 4.152 4.809 657 15,82

Nguồn: Phòng kế toán - ngân quỹ Agribank thị xã Hồng Ngự

Nhìn chung thu nhập và chi phí của Ngân hàng luôn tăng qua các năm, nhưng lợi nhuận có sự thay đổi tăng giảm từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2012 cụ thể là:

Thu nhập

Thu nhập luôn tăng qua các năm từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 nhưng đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011 cụ thể: năm 2011 thu nhập đạt

Trang 24

74.446 triệu đồng và tăng là 45,89% (ứng với số tiền là 23.416 triệu đồng) so với năm 2010. Qua cuối năm 2012 thu nhập là 80.153 triệu đồng tăng nhưng rất ít chỉ 7,67% (ứng với số tiền là 5.707 triệu đồng). Thu nhập nhập này vẫn tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 thu nhập là 44.561 triệu đồng tăng 11,91% (ứng với số tiền là 4.744 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Để đạt kết quả đó thì Agribank thị xã Hồng Ngự đã có chính sách đầu tư đúng đắn. Bên cạnh đó cuộc sống người dân nơi đây dần được cải thiện, nhu cầu gửi tiền và vay tiền của Ngân hàng ngày càng nhiều. Nguyên nhân tăng mạnh trong năm 2011 do thu nhập từ lãi cho vay tăng, thu từ các dịch vụ, và thu các chi phí khác đều tăng cao.

Chi phí

Nhìn chung chi phí tăng qua các năm. Tổng chi phí trong năm 2011 tăng đáng kể và đạt là 64.178 triệu đồng mức độ tăng là 36,50% (ứng với số tiền là 17.161 triệu đồng) so với năm 2010. Đến năm 2012 chi phí là 73.879 triệu đồng tăng 15,12% (ứng với số tiền là 9.701 triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 chi phí là 39.752 triệu đồng tăng 11,46% (ứng với số tiền là 4.087 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Thu nhập tăng chi phí đồng thời cũng tăng nguyên nhân do lãi suất luôn biến động cùng với việc mở rộng huy động vốn của Ngân hàng, bên cạnh đó Ngân hàng còn trang bị thêm một số thiết bị máy móc cần thiết để phục vụ cho công tác hoạt động. Chi phí tăng cao trong năm 2011 là do chi phí huy động vốn với lãi suất cao, chi phí quản lý, tiền lương thưởng… đều tăng.

Lợi nhuận

Lợi nhuận chính là đòn bẩy kích thích hoạt động kinh doanh và tái sản xuất của các thành phần kinh tế. Agribank thị xã Hồng Ngự hoạt động nhằm đem lại lợi nhuận cho mình thông qua đó cũng góp phần cho sự phát triển của các thành phần kinh tế khác. Qua 2 bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận đạt là 10.286 triệu động tăng cao 155,80% (ứng với số tiền là 6.254 triệu đồng) so với năm 2010. Qua đến cuối năm 2012 thì lợi của Ngân hàng giảm đáng kể đạt là 6.274 giảm 38,90% (ứng với số tiền giảm là 3.994 triệu đồng). 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận của Ngân hàng là 4.809 triệu đồng và tăng 15,82% (ứng với số tiền là 657 triệu đống) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhìn chung, Ngân hàng hoạt động khá tốt mỗi năm đều mang về lợi nhuận. Năm 2011 lợi nhuận tăng cao do Ngân hàng đầu tư cho vay hợp lý, tăng cường thu hồi nợ đến hạn, tỷ lệ nợ xấu giảm vì thế mà lợi nhuận của Ngân hàng tăng cao. Nguyên nhân của sự

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)