Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 70)

Qua 2 bảng số liệu là: bảng 4.25 và bảng 4.26 ta thấy, nợ xấu đối với từng thành phần kinh tế có sự biến động tăng giảm qua các năm.

Bảng 4.25: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Cá nhân 899 787 1.145 (112) (11,26) 358 45,49

DNNN 0 0 0 0 - 0 -

DNNQD 336 301 1.105 (35) (10,42) 804 267,11 Tổng 1.235 1.088 2.250 (147) (11,90) 1.162 106,80

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự

Bảng 4.26: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013 so với 2012

2012 2013

Số tiền Số tiền Số tiền %

Cá nhân 811 823 12 1,48

DNNN 0 0 0 -

DNNQD 632 741 109 17,25

Tổng 1.443 1.764 321 22,25

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự

Cá nhân: nhìn chung nợ xấu thành phần này có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2011 nợ xấu là 787 triệu đồng giảm 11,26% (tương ứng với số tiền giảm là 112 triệu đồng) so với năm 2010. Năm 2012 nợ xấu thành phần cá nhân tăng trở lại và nợ xấu là 1.145 triệu đồng tăng 45,49% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu là 823 triệu đồng tăng 1,48% (tương ứng với số tiền là 12 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân nợ xấu tăng trở

Trang 59

lại do khó khăn chung trong giá cả đầu vào tăng cao, chi phí sản xuất tăng, mà giá cả đầu ra lại không ổn định, thậm chí giảm. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng thời tiết khí hậu làm mất mùa, vật nuôi nhiễm bệnh, làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Vì thế mà nợ xấu xuất hiện tăng trở lại.

Doanh nghiệp nhà nước: trong các năm qua do biến động nền kinh tế, vì thế mà doanh nghiệp nhà nước ít mở rộng đầu tư sản xuất. Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn chiếm phần nhỏ và có sự đầu tư kỹ lưỡng khi vay vốn Ngân hàng. Vì thế mà khả năng trả nợ của thành phần này luôn tốt, nợ xấu không xuất hiện.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: nợ xấu có sự biến động mạnh qua các năm. Năm 2011 nợ xấu là 301 triệu đồng giảm 10,42% (tương ứng với số tiền giảm là 35 triệu đồng) so với năm 2010. Qua năm 2012 nợ xấu đặc biệt tăng mạnh và nợ xấu trong năm này là 1.105 triệu đồng tăng 267,11% (tương ứng với số tiền là 804 triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu là 741 tăng 17,25% (tương ứng với số tiền là 109 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân nợ xấu tăng lên do các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần… gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, sức mua của người tiêu dùng giảm, hàng tồn kho nhiều làm ảnh hưởng đến nguồn thu của thành phần này, vì vậy ảnh hưởng khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Do đó mà nợ xấu của Ngân hàng trong thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng trở lại. Năm 2010 73% 27% 0% Năm 2011 72% 28% 0% Năm 2012 51% 49% 0% Cá nhân DNNN DNNQ D

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự

Hình 4.13 Cơ cấu nợ xấu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm

Trang 60

Xét về cơ cấu theo thành phần kinh tế thông qua hình 4.13, nhận thấy cơ cấu thành phần này có sự biến động qua các năm. Tỷ trọng nợ xấu cá nhân cao và có xu hướng giảm chiếm từ 73% xuống còn 51% từ năm 2010 đến năm 2012. Doanh nghiệp nhà nước không xuất hiện nợ xấu. Nợ xấu thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ trọng tăng và tỷ trọng từ 27% đến 49%. Trong khi dư nợ tiếp tục tăng bên cạnh đó nợ xấu cũng tăng cao. Vì vậy cho thấy công tác quản lý và thu hồi nợ thành phần này của Ngân hàng là chưa tốt. Ngân hàng cần xem xét kỹ khi cho vay thành phần này để tránh rủi ro.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 70)