Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 49)

Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 364.554 423.816 442.855 59.262 16,26 19.039 4,49 Thủy sản 110.837 209.745 227.930 98.908 89,24 18.185 8,67 TN-DV 168.896 159.244 250.509 (9.652) (5,71) 91.265 57,31 Khác 9.676 8.198 20.336 (1.478) (15,27) 12.138 148,06 Tổng 653.963 801.003 941.630 147.040 22,48 140.627 17,56

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank thị xã Hồng Ngự

Bảng 4.10: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013 so với 2012

2012 2013

Số tiền Số tiền Số tiền %

Nông nghiệp 119.325 148.677 29.352 24,60

Thủy sản 97.827 112.504 14.677 15,00

TN-DV 90.101 105.376 15.275 16,95

Khác 10.850 11.617 767 7,07

Tổng 318.103 378.174 60.071 18,88

Trang 38

Cùng với mục tiêu phát triển của cả nước nói chung và mục tiêu phát triển trên địa bàn thị xã Hồng Ngự nói riêng. Agribank thị xã Hồng Ngự hoạt động cấp tín dụng theo sự phát triển của địa phương cũng như theo sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên và mở rộng đầu tư theo nhiều ngành nghề khác nhau. Ngân hàng cho vay theo từng ngành nghề thể hiện đa dạng hình thức cấp tín dụng. Qua đó giúp Ngân hàng phân tán được rủi ro, đồng thời tập trung vào ngành nghề có xu hướng phát triển trong tương lại trên địa bàn này. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế thông qua 2 bảng số liệu sau: bảng 4.9 và bảng 4.10, cho ta thấy doanh số cho vay theo từng ngành cụ thể. Ngân hàng phát ra cho vay với mức bao nhiêu, lĩnh vực nào được tập trung cho vay nhiều và sự biến động cho vay ra sao qua từng năm.

Doanh số cho vay nông nghiệp

Hồng Ngự được biết đến là một địa phương có diện tích đất nông nghiệp rộng, đại bộ phân người dân xuất thân từ nông dân. Vì thế mà doanh số cho vay nông nghiệp chiếm cao nhất. Nhìn chung doanh số cho vay ngành nông nghiệp luôn tăng qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay nông nghiệp là 423.816 triệu đồng tăng 16,26% (tương ứng với số tiền là 59.262 triệu đồng) so với năm 2010. Đến năm 2012 cho vay nông nghiệp chỉ tăng 4,49% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 vừa qua doanh số cho vay này tiếp tục tăng và đạt là 148.677 triệu đồng tăng 24,60% (ứng với số tiền 29.352 triệu đồng). Nguyên nhân doanh số cho vay ngành nông nghiệp luôn tăng qua các năm là do người dân mở rộng quy mô trồng lúa sang nước bạn Cam-Pu-Chia ngày một nhiều và khai thác tiềm năng đất cồn phù sa màu mỡ để trồng hoa màu. Bên cạnh đó người dân còn nuôi trâu, bò, heo… ngày một nhiều. Trong năm 2012 doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng rất ít là do: trong năm này chi phí vật tư vật phân bón, thuê mướn đất để trồng trọt quá cao, mà giá cả nông sản không ổn định, dịch bệnh hại xuất hiện nhiều, nên người dân đầu tư vào nông nghiệp tăng ít. Qua đó cho ta thấy đầu tư nông nhiệp vẫn là ngành chủ lực mà người dân ở thị xã Hồng Ngự hướng đến.

Thủy sản

Thực hiện chủ trương của Tỉnh là phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để xứng đáng với tiềm năng phát triển của ngành, phục vụ tiềm năng phát triển của địa phương, ngành thủy sản ngày càng tăng trưởng mạnh. Doanh số cho vay thủy sản chiếm tỷ trọng khá cao và tăng dần qua các năm. Năm 2011 cho vay thủy sản là 209.745 triệu đồng tăng 89,24% (tương ứng với số tiền là 98.908 triệu đồng) so với năm 2010. Đến năm 2012 cho vay thủy sản đạt 227.930 triệu đồng tăng 8,67% (tương ứng với số tiền 18.185

Trang 39

triệu đồng) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 cho vay là 112.504 triệu đồng tăng 15,00% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân tăng lên là do đặc điểm kinh tế của địa phương trong những năm gần đây có điều kiện thuận lợi như: đất đai, thời tiết, khí hậu… thuận lợi để chăn nuôi thủy sản, bên cạnh đó là giá cả luôn ổn định và tăng dần. Mặt khác với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ địa phương về mặt kỹ thuật chăm sóc cùng với sự chỉ dẫn thông qua các kênh truyền hình, báo chí ngày một nhiều. Vì vậy mà khuyến khích người dân đầu tư thủy sản ngày một tăng.

Thương nghiệp - dịch vụ

Doanh số cho vay thương nghiệp - dịch vụ có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay là 159.244 triệu đồng giảm 5,71% (tương ứng với số tiền giảm là 9.652 triệu đồng) so với năm 2010. Nguyên nhân do năm này lãi suất tăng cao, chi phí sản xuất hàng hóa tăng cao, tình hình kinh tế có sự suy giảm. Vì thế mà các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực này cũng hạn chế vay. Qua năm 2012 doanh số cho vay thương nghiệp - dịch vụ tăng trở lại đạt là 250.509 triệu đồng và tăng 57,31% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục tăng đạt là 105.376 triệu đồng tăng 16,95% (tương ứng với số tiền 15.275 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân doanh số cho vay thương nghiệp - dịch vụ tăng lên từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 là do phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn, đời sống kinh tế người dân ngày càng khá hơn, mức sống ngày được nâng cao. Do đó hoạt động kinh doanh cũng theo đó ngày càng phát triển hơn để đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân. Khi mức sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ về tinh thần, vui chơi giải trí cũng từ đó tăng lên, làm xuất hiện hàng loạt các loại hình kinh doanh dịch vụ: quán ăn, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, dịch vụ y tế, giáo dục... Vì vậy mà doanh số cho vay này tăng lên.

Khác

Cho vay khác người dân vay để phục vụ cho nhu cầu như mua xe, mua đồ dùng sinh hoạt trong nhà, xây cất và sửa chữa nhà.... Doanh số cho vay này có sự tăng giảm qua các năm cụ thể: năm 2011 cho vay khác là 8.198 triệu đồng giảm 15,27% (tương ứng với số tiền giảm là 1.478 triệu đồng) so với năm 2010. Năm 2012 cho vay là 20.336 triệu đồng tăng cao 148,06% (tương ứng với số tiền là 12.138 triệu đồng) so với năm 2011. Doanh số cho vay này vẫn tiếp tục tăng vào 6 tháng đầu năm 2013 đạt là 11.617 triệu đồng tăng 7,07% (tương ứng với số tiền là 767 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng giảm trên là do phụ thuộc vào lãi suất, khi lãi suất

Trang 40

tăng thì doanh số cho vay khác này giảm và lãi suất giảm thì nhu cầu vay khác tăng lên. Với tư tưởng của khách hàng là vay chỉ mục đích mua sắm tiêu dùng nên không nhất thiết phải vay khi lãi suất tăng.

Qua hình 4.5, ta thấy cơ cấu được doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Agribank thị xã Hồng Ngự. Nhìn chung về mặt doanh số cho vay nông nghiệp tăng nhưng xét về tỷ trọng thì nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, nhưng ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ lực trên địa bàn và chiếm tỷ trọng cao từ 50% trở lên trong tổng doanh số cho vay. Về thủy sản và thương nghiệp - dịch vụ có sự tăng giảm tỷ trọng qua các năm, nhưng nhìn chung nền kinh tế của thị xã Hồng Ngự có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Qua đó ta thấy Ngân hàng Agribank thị xã Hồng Ngự đang dần đa dạng hóa ngành nghề cho vay. Tỷ trọng cho vay khác chiếm rất nhỏ chỉ khoảng 1% đến 2%. Điều này cho thấy nhu cầu vay khác là không cần thiết, vì chỉ mục đích phụ vụ cho tiêu dùng. Vì thế mà đa phần người dân nhờ vào đồng tiền tự xoay.

Năm 2010 26% 1% 17% 56% Năm 2011 53% 26% 20% 1% Năm 2012 47% 24% 27% 2% Nông nghiệp Thủy sản TN-DV Khác

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Thị xã Hồng Ngự

Hình 4.5 Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm

Tóm lại: qua phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế ta thấy Agribank thị xã Hồng Ngự đầu tư mạnh vào cho vay nông nghiệp bên cạnh đó cũng mở rộng cho vay thủy sản, thương nghiệp - dịch vụ. Cho thấy Ngân hàng đang dần từng bước cho vay đa thành phần, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, tạo điều kiện cho địa phương thị xã Hồng Ngự phát triển.

Trang 41

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)