Góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1973 1975)

Một phần của tài liệu Vai trò của lực lượng vũ trang hà tĩnh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 87)

6. Bố cục của luận văn

3.4.Góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1973 1975)

Hiệp định Paris được ký kết là thắng lợi vô cùng to lớn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược. Thắng lợi đó làm thay đổi căn bản so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường, tạo điều kiện đưa cách mạng tiến lên hoàn thành mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau hiện định Paris, quân dân Hà Tĩnh hăng hái phấn khởi bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển sản xuất xây dựng địa phương, tích cực chi viện cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam, một lòng một dạ tin tưởng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Chưa có lúc nào khí thế của quần chúng lại sôi nổi, hào hùng như lúc này. Đó là điều kiện cơ bản đảm bảo cho Đảng bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Nhưng sau chiến tranh, Hà Tĩnh còn biết bao

khó khăn, trở ngại, bom đạn Mỹ đã gây nên nhưng thiệt hại nặng nề về người và của cải vật chất, làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, giao thông vận tải và mọi hoạt động khác trên phạm vi toàn tỉnh. Kẻ địch ráo riết tiến hành các hoạt động phá hoại. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 1973 đã có 11 lần máy bay địch xâm phạm vùng trời và 21 vụ tàu biệt kích xâm phạm vùng biển.

Trước tình hình trên, Đảng bộ và quân dân Hà Tĩnh phải thực hiện nhiệm vụ hết sức nặng nề, đó là nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định sản xuất và đời sống, sẵn sàng đối phó với âm mưu phá hoại của địch, dốc toàn lực chi viện cho chiến trường miền Nam và chiến trường Lào. Trong 3 ngày 26, 27, 28 tháng 2 năm 1973, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã họp đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 1972 và thông qua phương hướng nhiệm vụ mới năm 1973.

Thực hiện triển khai thắng lợi nghị quyết của Tỉnh ủy, Đảng ủy quân sự tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị lực lượng vũ trang tích cực tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh để phát triển sản xuất. Ngày 12 tháng 2 năm 1973, Ban Công Binh Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Ban chỉ huy quân sự huyện Hương Khê cùng lực lượng công binh dân quân xã Hương Thủy đã tiến hành phá bom mìn ở đập Làng để rút kinh nghiệm cho toàn tỉnh. Sau 58 ngày đêm, lực lượng công binh đã rà phá được 8 quả bom nổ chậm, có quả nằm sâu 11.5m, đảm bảo an toàn cho lòng đập.

Học tập kinh nghiệm phá bom của nhân dân xã Hương thủy, Huyện Hương Khê, kể từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1973, toàn tỉnh đã phá được 1.074 quả bom các loại, san lấp hàng ngàn hố bom, giải phóng 500 ha ruộng đưa vào sản xuất. Tuy vậy, một số huyện như Đức Thọ, Hương Sơn cấp ủy, chính quyền chưa tích cực tổ chức lực lượng rà phá bom.

Chấp hành mệnh lệnh của Quân khu IV, tháng 3 năm 1973, Đảng ủy quân sự tỉnh đã giao cho Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức 1 trung đội công

binh do đồng chí Nguyễn Thanh Việt phụ trách vào Quảng Trị vừa làm nhiệm vụ huấn luyện cho các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Trị vừa trực tiếp rà phá bom mìn. Trong 3 tháng, đơn vị đã mở nhiều lớp huấn luyện tháo gỡ bom mìn và trực tiếp tháo gỡ được trên 1.500 quả bom mìn các loại. Ngoài ra, Đảng ủy quân sự tỉnh còn chỉ đạo các địa phương thu hồi vũ khí, đạn dược còn sót lại trong chiến tranh. Kết quả, toàn tỉnh đã thu được 120 quả đạn pháo, 80 khẩu súng các loại và 100kg thuốc nổ.

Bước vào giai đoạn mới của cách mạng giải phóng miền Nam, nhiệm vụ động viên sức người, sức của cho tiền tuyến ngày càng cao và cấp bách. Đảng ủy quân sự tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị lực lượng vũ trang thực hiện tốt nhiệm vụ Trung ương giao cho Hà Tĩnh là: Chi viện liên tục, kịp thời cho chiến trường miền Nam và Lào, bảo đảm yêu cầu tác chiến trước mắt, chuẩn bị đón thời cơ giải phóng miền Nam. Vào thời gian này, Hà Tĩnh trở thành nơi tập kết hàng hóa để đưa vào chiến trường. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên, phải khẩn trương sửa chữa các tuyến đường trong đó khắc phục sửa chữa đường 1A, đường 15 và các tuyến đường sang Lào, đồng thời tổ chức lực lượng vận tải, củng cố các kho trạm trên các tuyến đường.

Với nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nên chỉ sau một thời gian ngắn, các cầu, phà qua sông đã được sửa chữa hoàn thành, các tuyến đường đi qua Hà Tĩnh đều thông suốt, phục vụ kịp thời cho chiến dịch vận chuyển DB3 xuân 1973. Nhờ đó, xe chở hàng tăng từ 200 - 300 chuyển lên 900 - 1.200 chuyến mỗi ngày. Quân và dân Hà Tĩnh đã đóng góp trên 1 triệu ngày công, vận chuyển được 10 vạn tấn hàng cho các mặt trận. Để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng cho tiền tuyến, Đảng ủy quân sự tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Công binh địa phương phối hợp với Đoàn 559 làm đường ống dẫn dầu vào miền Nam, qua Đức Thọ. Hương Khê, nối chiều dài đường ống lên gấp 4 lần, đạt khối lượng 59 ngàn tấn trong một năm, bảo đảm cho xe máy, phương tiện kỹ thuật hoạt động qua địa bàn Hà Tĩnh.

Ngày 14 tháng 6 năm 1973, Đảng ủy quân sự tỉnh họp đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, bổ sung phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1973 và triển khai kế hoạch bảo đảm sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương. Đầu năm 1973, theo đề nghị của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, kiện toàn tổ chức và bổ sung cán bộ, giáo viên cho Trường quân sự làm trung tâm huấn luyện cán bộ, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ tỉnh, củng cố Đoàn 22 để tiếp nhận huấn luyện tân binh bổ sung cho các đơn vị. Tháng 2 năm 1973, tiếp tục tổ chức Đoàn 71 làm nhiệm vụ thu dung quân các đơn vị về an dưỡng, điều trị và giáo dục quân đào ngũ để bổ sung cho các đơn vị chiến đấu.

Sau khi tăng cường lực lượng cho chiến trường B và rút quân ở chiến trường C về, Đảng ủy quân sự tỉnh chỉ đạo tổ chức thêm 1 tiểu đoàn pháo bảo vệ bờ biển gồm 4 đại đội pháo 105ly, củng cố 1 đại đội pháo 85ly và các đơn vị bộ binh. Sau 3 tháng ổn định tổ chức biên chế, các đơn vị đã tiến hành tổ chức huấn luyện theo chương trình, nội dung thống nhất của Quân khu. Tháng 9 năm 1973, Đảng ủy quân sự tỉnh chỉ đạo xây dựng các đơn vị dự nhiệm gồm 2 trung đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh công trình và 1 đại đội đặc công. Tổng số quân dự nhiệm là 7.323 cán bộ, chiến sĩ.

Đối với nhiệm vụ tuyển quân, đợt tuyển quân đầu tiên của năm 1973 trong điều kiện hòa bình, Hà Tĩnh đã tuyển chọn được 1.540 thanh niên, trong đó có 430 nữ thanh niên nhập ngũ, bổ sung cho các đơn vị quân đội, vượt kế hoạch 5%.

Năm 1974, cách mạng miền Nam đã có những chuyển biến quan trọng, cũng là năm bản lề của kế hoạch 3 năm xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, đòi hỏi hậu phương phải nhanh chóng xây dựng và phát triển lực lượng để đáp ứng yêu cầu bổ sung cho chiến trường, chuẩn bị đón thời cơ giải phóng miền Nam. Trước yêu cầu, nhiệm vụ to lớn đó, Tỉnh ủy xác định công tác tuyển quân là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cần tập trung

chỉ đạo tổ chức thực hiện chặt chẽ. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Đảng ủy quân sự tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyển quân. Trong năm 1974, Hà Tĩnh đã tuyển chọn và điều động được 2.523 nam, nữ thanh niên nhập ngũ, đạt 102% kế hoạch.

Để chi viện cho chiến trường miền Nam với tinh thần “tất cả cho giải phóng hoàn toàn miền Nam”, Đảng ủy quân sự tỉnh đã dồn toàn lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ vận tải hàng hóa cho chiến trường miền Nam. Kết quả, hàng cho Quảng Trị đạt 142%, cho Thừa Thiên - Huế đạt 120%, cho Quân khu 5 và Nam Bộ đạt 150%. Nhân dân Hà Tĩnh cho Nhà nước vay 11.000 tấn lương thực để chi viện cho tiền tuyến. Hàng ngàn dân công hỏa tuyến được huy động làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược phục vụ ở mặt trận Lào suốt mùa mưa năm 1974.

Đầu năm 1975, chiến trường miền Nam đã có những bước phát triển đột biến, quân và dân ta đã giành thế chủ động trên chiến trường. Lực lượng quân ta phát triển nhanh với những quân đoàn chủ lực cơ động mạnh, đồng thời ta cũng chuẩn bị được một khối lượng cơ sở vật chất khá lớn trên các hướng. Các cơ sở cách mạng trong nhân dân đã được củng cố vững chắc, đủ điều kiện để mở cuộc tấn công, nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam. Quân địch ngày càng suy yếu toàn diện cả về chính trị, quân sự, kinh tế. Tinh thần chiến đấu của binh lính, sĩ quan ngụy đều rệu rã, khả năng suy sụp, tan rã của quân đội ngụy Sài Gòn là không thể tránh khỏi.

Nắm vững thời cơ đó, tháng 2 năm 1975, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết lịch sử và hạ quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976. Chấp hành nghị quyết của Bộ Chính trị, Đảng ủy Quân sự Hà Tĩnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương huy động tổng lực sức người, sức của các địa phương chi viện khẩn cấp cho chiến trường miền Nam, trực tiếp là mặt trận Thừa Thiên - Huế. Nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.

Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể và làm tốt công tác tuyên truyền vận động, kết hợp của các chính sách công bằng, nên Hà Tĩnh đã hoàn thành nhiệm vụ tuyển quân năm 1975. Chỉ trong một thời gian ngắn toàn tỉnh đã huy động 14.901 năm. Nữ thanh niên nhập ngũ, trong đó có 3.133 nữ thanh niên, đạt 103% chỉ tiêu tuyển quân trên giao.

Sau khi giao cho các đơn vị bộ đội chủ lực phần lớn lực lượng tổng dự bị của địa phương, Đảng ủy quân sự tỉnh đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục huy động lực lượng để tổ chức 4 trung đoàn bộ binh (117, 283, 15, 375) với cơ cấu và nhiệm vụ khác nhau, sẵn sàng nhận nhiệm vụ bổ sung cho các chiến trường. Chỉ sau hai tháng vừa củng cố vừa ổn định tổ chức, các đơn vị đã được tổ chức điều động đi đến chiến đấu đảm bảo 100% quân số. Tiểu đoàn 8 cao xạ, tiểu đoàn 22 pháo binh, Đại đội 22 đặc công gấp rút hoàn thành khóa huấn luyện 1975 để sẵn sàng bổ sung cho chiến trường.

Đảng ủy quân sự tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo củng cố tổ chức dân quân tự vệ, để có lực lượng dự trữ tại chỗ và bổ sung liên tục, kịp thời cho chiến trường. Đầu tháng 3 năm 1975, nhiều tỉnh ở miền Nam đã được giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến gần nên nhiệm vụ cho tiền tuyến càng trở nên cấp bách, khẩn trương. Đảng ủy Quân sự tỉnh chỉ đạo các lực lượng vũ trang và toàn dân hưởng ứng phong trào Tất cả vì miền Nam ruột thịt, dồn sức cho chiến trường miền Nam đánh thắng. Thời gian này, quân và dân Hà Tĩnh tập trung mọi cố gắng huy động lực lượng, phương tiện tốt nhất, chất lượng cao nhất để đưa ra chiến trường. Trên các trục đường, hàng vạn chiến sĩ, dân quân tự vệ và tầng lớp nhân dân hăng hái làm nhiệm vụ vận chuyển hàng ra mặt trận phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Với tinh thần cố gắng cao nhất, trong quý I năm 1975 Đảng ủy quân sự Hà Tĩnh đã lãnh đạo, chỉ đạo, động viên lực lượng vũ trang và toàn dân, huy

động 3 trung đoàn, 2 tiểu đoàn, 5 đại đội với 8.091 cán bộ, chiến sĩ và 14.901 tân binh lên đường vào Nam tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, góp phần làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, kết thúc thời kỳ đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh của nhân dân và các lực lượng vũ trang cả nước.

Trên mặt trận phía Tây của tỉnh, các chiến sĩ tình nguyện và hàng ngàn dân công hỏa tuyến Hà Tĩnh đã vượt qua bao khổ, hy sinh, kiên trì bám trụ, giúp bạn đánh địch lấn chiếm để giữ vững vùng giải phóng, củng cố được thế phòng thủ ở vùng tiếp giáp, tạo thời cơ tổng tiến công nổi dậy giành chính quyền, giải phóng tỉnh Bôlykhămxay, góp phần cùng lực lượng vũ trang cách mạng của bạn giải phóng hoàn toàn đất nước Lào vào ngày 2 tháng 12 năm 1975.

Kết thúc chiến tranh, tuy có nhiều hy sinh mất mát, song Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh vô cùng phấn khởi tự hào đã được đóng góp sức người, sức của vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào, non sông đất nước.

* Tiểu kết chương 3

Trong 10 năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965 - 1975), dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Đảng bộ, với vai trò nòng cốt, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã cùng với nhân dân trong tỉnh phát huy sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân địa phương, quán triệt tư tưởng chủ động tiến công địch tích cực bảo vệ mình, phát động toàn dân tham gia chiến đấu, sản xuất và bảo đảm giao thông. Trong quá trình chiến đấu, lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tĩnh ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, lực lượng ba thứ quân phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhờ vậy, lực lượng vũ trang tỉnh đã đánh thắng nhiều trận đánh, góp phần làm thất bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam.

Đặc biệt, lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tĩnh đã cùng với nhân dân địa phương phát huy tinh thần “Tất cả vì tiền tuyến”, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với nước bạn Lào.

Tuy nhiên, trong đấu tranh, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh vẫn còn bộc lộ một số sai lầm: tư tưởng chủ quan, đánh giá chưa đúng âm mưu thủ đoạn của kẻ thù; trong đấu tranh chưa thực sự có sự thống nhất từ trên xuống dưới... Những hạn chế này là bài học quý báu để tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung xây dựng một lực lượng vũ trang ngày càng kiện toàn hơn, vững mạnh hơn.

KẾT LUẬN

Trong suốt 21 năm (1954 - 1975), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại, đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, ghi vào trang sử vàng của dân tộc những chiến công hiển hách. Phát huy cao độ truyền thống yêu nước, cũng với quân dân cả nước, lực lượng vũ trang và nhân dân Hà Tĩnh đã chiến đấu anh dũng, quả cảm góp phần to lớn vào thắng lợi của cả dân tộc. Trong suốt những năm qua, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Đây cũng chính là thời kỳ lực lượng vũ trang tỉnh tiến hành cùng lúc hai nhiệm vụ: vừa là hậu phương trực tiếp chi viện cho chiến trường miền Nam, vừa xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nhiệm vụ quốc tế đối với nước bạn Lào. Nghiên cứu về vai trò của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước góp phần làm vẻ vang thêm truyền thống của lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, đồng thời rút ra những nhận xét, đánh giá và bài học về công tác xây dựng và phát triển lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vai trò của lực lượng vũ trang hà tĩnh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 87)