Bảo vệ vững chắc quốc phòng an ninh

Một phần của tài liệu Vai trò của lực lượng vũ trang hà tĩnh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 41)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2. Bảo vệ vững chắc quốc phòng an ninh

Vai trò của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong việc bảo vệ vững chắc quốc phòng an ninh được thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nét nhất là đấu

tranh chống chính quyền Mỹ - Diệm cưỡng ép đồng bào di cư vào miền Nam; xây dựng, kiện toàn lực lượng vũ trang; đấu tranh chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1960 - 1965) nhằm đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh.

2.1.2.1. Chống chính quyền Mỹ - Diệm cưỡng ép đồng bào di cư vào miền Nam

Trong lúc toàn Đảng, toàn quân và dân ta đang tập trung khắc phục hậu quả sau chiến tranh, ổn định tình hình thì đế quốc Mỹ và tay sai tìm mọi cách phá hoại, gây rối. Địch ra sức lôi kéo, cưỡng ép đồng bào theo đạo Thiên chúa di cư vào Nam, với ý đồ tạo ra những cuộc bạo loạn chính trị, bổ sung lực lượng cho Diệm, biến miền Nam Việt Nam thành “một bãi sa mạc để lại cho Việt Minh”. Chúng lôi kéo hàng nghìn giáo dân di cư vào Nam và liên tiếp gây ra những vụ bạo loạn.

Ở Hà Tĩnh, gián điệp của Mỹ khoác áo thầy tu từ Hải Phòng, Nghệ An đã bắt liên lạc với bọn phản động ở Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, bí mật tuyên truyền, dụ dỗ giáo dân và tổ chức lực lượng chống chính quyền. Chúng vừa đưa ra luận điệu “Chúa đã vào miền Nam”, “Mỹ Diệm sẽ ném bom nguyên tử xuống miền Bắc” gây hoang mang trong nhân dân; vừa đến từng nhà, thúc ép giáo dân làm đơn lên chính quyền đòi đi Nam, kích động quần chúng nói xấu cán bộ, chính quyền. Ở Ngô Xá (Cẩm Xuyên), chúng đã thúc ép 500 gia đình bán hết đồ đạc, trâu bò để đi nam, trên đường đi mang theo cả gậy gộc, giáo mác, để đánh cán bộ, đập phá trạm kiểm soát của ta. Ở Thạch Tân (Thạch Hà), chúng tổ chức một nhóm 30 người có vũ khí đi cưỡng ép dân bán nhà, bỏ sản xuất, làm đơn lên chính quyền đòi đi Nam, chúng còn cho người đốt nhà anh Lịch rồi bắt Chủ tịch xã ký đơn vu cáo bộ đội đốt nhà dân, hãm hiếp phụ nữ [24; 12 ].

Trước tình hình đó, tháng 10 năm 1954, Thường vụ Tỉnh ủy đã mở Hội nghị tôn giáo vận nhằm quán triệt chỉ thị 91 của Trung ương về công tác

chống địch cưỡng ép dân di cư vào miền Nam, đề ra chủ trương, biện pháp nhằm tập trung lực lượng vận động quần chúng vạch trần âm mưu của địch, trấn áp bọn phản động. Trong những ngày này, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh phải đồng cam cộng khổ, lăn lộn trong dân để tuyên truyền giác ngộ quần chúng nhân dân cũng như vạch mặt kẻ thù, xây dựng lòng tin cho nhân dân. Đến tháng 1 năm 1955, Bộ Tư lệnh Liên khu IV đã điều một tiểu đoàn của Trung đoàn 271 và một bộ phận của Trung đoàn 812 bộ đội Liên khu 5 tập kết đang đóng quân ở Thạch Hà về phối hợp công tác với Đại đội 35, Đại đội 75 bộ đội địa phương Hà Tĩnh cùng các đoàn cán bộ của tỉnh để tạo áp lực cho quần chúng đấu tranh.

Để đấu tranh, ta đã đề ra phương thức là kiên trì vận động, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, kêu gọi bọn phản động ra đầu thú, ngăn chặn là sóng đồng bào công giáo di cư vào Nam, đồng thời kiên quyết bắt và xử lý kịp thời những tên đầu sỏ ngoan cố. Tháng 2 năm 1955, lực lượng công an phối hợp với dân quân tự vệ địa phương bắt một số tên ở Ngô Xá (Cẩm Xuyên), Thạch Tân (Thạch Hà) đồng thời công an tỉnh đã lập chuyên án đấu tranh trực diện với những tên phản động đội lốt tôn giáo ở Hương Khê. Tòa án nhân dân huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên mở phiên tòa công khai, xét xử bọn cầm đầu phản động ở Ngô Xá, Thạch Tân với mức án cao nhất là 7 năm tù giam [30; 14].

Trước thái độ kiên quyết của ta, bọn phản động phải chùn bước. Quần chúng nhân dân đã nhận thức được rõ âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù, từ đó không nghe theo lời dụ dỗ, lôi kéo của chúng. Nhờ đó tình hình đã dần dần được ổn định. Đến giữa năm 1956, cuộc đấu tranh chống cưỡng ép di cư ở Hà Tĩnh cơ bản thắng lợi.

Như vậy, với vai trò chủ chốt, lực lượng vũ trang tỉnh đã đập tan được âm mưu của Mỹ - Diệm cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam trên địa bàn Hà

Tĩnh, góp phần to lớn vào việc làm thất bại âm mưu phá hoại của Mỹ - Diệm đối với cách mạng Việt Nam mà trực tiếp là miền Bắc. Chính vì vậy mà ổn định được đời sống chính trị, xã hội của nhân dân Hà Tĩnh nói riêng, nhân dân cả nước nói chung.

2.1.2.2. Củng cố an ninh, quốc phòng

Trong giai đoạn này, vai trò của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh không chỉ thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quê hương mà còn củng cố, phát triển lực lượng vũ trang tỉnh, góp phần bảo vệ vững chắc quốc phòng an ninh của đất nước.

Trước hết, vai trò của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng an ninh đó là củng cố, phát triển lực lượng vũ trang tỉnh trong công tác tổ chức cũng như huấn luyện quân sự và chính trị.

Về công tác tổ chức, sau hiệp định Giơ-ne-vơ, cùng với nhiệm vụ chống cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh làm tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa II), lực lượng vũ trang trên địa bàn Liên khu IV nhanh chóng chuyển hoạt động từ tác chiến là chủ yếu sang hoạt động cần kíp là thực hiện lệnh ngừng bắn, chuyển quân tập kết và tiếp tục xây dựng Đảng, huấn luyện bộ đội từng bước chuẩn lên chính quy, sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược.

Tháng 10 năm 1954, thực hiện Quyết định số 796/BTL4 thành lập Ban dân quân các Tỉnh đội, Ban cán sự Đảng - Ban chỉ huy Tỉnh đội đã nhanh chóng tổ chức thực hiện biên chế của trên, điều động cán bộ từ cơ quan, đơn vị về để thành lập đủ biên chế 13 đồng chí; về tổ chức đảng thành lập một chi bộ, trong liên chi bộ cơ quan Tỉnh đội. Đồng thời chấp hành chỉ thị của Bộ Tư lệnh Liên khu, về việc tuyển quân, xây dựng đơn vị chủ lực, Tỉnh đội đã tuyển được 903 người đủ tiêu chuẩn bổ sung cho Trung đoàn 44 huấn luyện,

tuyển mộ 309 người để bổ sung cho bộ đội địa phương tỉnh, vào bộ đội chủ lực tỉnh 680 người, đưa quân số tuyển mộ trong năm 1954 của tỉnh là 1.943 người.

Cùng thời gian này, Liên khu ủy Khu IV đã đề ra nhiệm vụ cho các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh là: chấn chỉnh tổ chức; bảo đảm trang bị vũ khí cho dân quân du kích đánh giặc tối thiểu là vũ khí thô sơ tự tạo, bom mìn, lựu đạn, hầm chông; động viên toàn dân tích cực tham gia bảo vệ hậu phương gắn liền với phục vụ tiền tuyến.

Thực hiện nhiệm vụ chấn chỉnh tổ chức, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Liên khu IV, Ban cán sự Đảng - Ban chỉ huy Tỉnh đội lãnh đạo, chỉ đạo liên chi bộ cơ quan, đảng ủy tiểu đoàn, các chi bộ huyện đội tập trung vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm chỉnh huấn quân sự, chính trị kết hợp chặt chẽ với công tác xây dựng đơn vị với công tác phòng thủ. Đồng thời chăm lo công tác củng cố tổ chức đảng, tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch chỉnh huấn quân sự chính trị, luôn cảnh giác sẵn sàng chiến đấu. Thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra, đầu tháng 3 năm 1955, Đảng bộ Hà Tĩnh được thành lập, có Ban Chấp hành gọi tắt là Đảng bộ Hà Tĩnh. Đảng ủy Tỉnh đội trực tiếp lãnh đạo lực lượng vũ trang tỉnh và phục tùng sư lãnh đạo của Tỉnh ủy. Ở huyện đội thành lập chi bộ dưới sự lãnh đạo của huyện ủy.

Nhờ đó, đến tháng 4 năm 1955, hệ thống tổ chức đảng từ Đảng bộ Tỉnh đội cho đến chi bộ ở huyện đội, đại đội được kiện toàn và hoàn chỉnh. Đồng thời công tác xây dựng Tiểu đoàn 392 của tỉnh, Đại đội 271 bộ đội địa phương Hương Khê, trung đội ở huyện Hương Sơn và lực lượng bảo vệ bờ biển có 1 đội 4 trạm, 1 trung đội hải thuyền cùng 1 đại đội. Đến tháng 6 năm 1955, Tỉnh đội xây dựng hoàn chỉnh lực lượng bảo vệ gồm có 3 đại đội. Tiếp đó, ngày 22 tháng 7 năm 1955, chấp hành quy định của Bộ Tư lệnh Liên khu,

Tỉnh đội biên chế đủ lực lượng bảo vệ bờ biển Tiểu đoàn 500 chuyển gọi là Tiểu đoàn 2, quân số 426 người.

Về lực lượng dân quân tự vệ, hệ thống tổ chức dân quân từ Bộ Tổng Tư lệnh đến các Liên khu và Tỉnh đội được củng cố và hoàn thiện hơn. Xác định nhiệm vụ của cơ quan dân quân các cấp là định ra kế hoạch củng cố phát triển lực lượng, phối hợp với các ngành trong đó có công an cùng lực lượng dân quân du kích giữ gìn trật tự, an ninh địa phương, bảo vệ sản xuất của nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ địa phương, đề ra kế hoạch động viên tòng quân và kế hoạch giáo dục chính trị, quân sự.

Về công tác huấn luyện quân sự và chính trị, đến đầu năm 1957, Tổng Quân ủy chỉ rõ: “Tăng cường công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, trên cơ sở đó tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng quân đội, tăng cường và củng cố công tác quốc phòng” [19; 171]. Quán triệt chủ trương trên, Đảng ủy, chỉ huy Tỉnh đội lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc giao nhiệm vụ cho Đảng ủy, chỉ huy Tiểu đoàn 44 bộ đội địa phương tiến hành diễn tập. Đảng ủy, chỉ huy Tiểu đoàn 44 tổ chức huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ thuần thục các thao tác trong diễn tập nhằm bảo vệ đường biển. Tháng 10 năm 1957, Tiển đoàn 44 dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, chỉ huy của Tỉnh đội, phối hợp với bộ binh, pháo binh, thông tin cùng dân quân địa phương các huyện ven biển Hà Tĩnh tiến hành diễn tập bảo vệ bờ biển, chống địch đổ bộ đường bờ biển. Qua diễn tập, trình độ của cán bộ chiến sĩ trong tiểu đoàn cũng như các lực lượng tham gia được nâng lên rõ rệt.

Đồng thời, Đảng ủy Tỉnh đội xác định trọng tâm giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhận thức đầy đủ nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan đơn vị; tăng cường công tác vận động quần chúng và thực hiện đúng nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, giữ gìn mối quan hệ lãnh đạo, chỉ huy tập trung triển khai toàn diện trong đó đẩy mạnh cuộc vận động trong Đảng

bộ: Nâng cao giác ngộ chủ nghĩa xã hội, rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp vô sản cho đảng viên và xây dựng chi bộ vững mạnh. Sau chỉnh huấn mùa hè, cùng với các đại hội Đảng các cấp, các cấp ủy Đảng được kiện toàn, củng cố, tăng cường nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, nhiệm vụ huấn luyện và coi trọng lãnh đạo toàn diện.

Hội nghị quân sự do Tỉnh ủy tổ chức (ngày 27, 28 tháng 6 năm 1957) đã nhận định về lực lượng dân quân như sau: “Hàng ngũ dân quân sau cải cách ruộng đất được phục hồi, chất lượng, số lượng kinh nghiệm và khả năng công tác có phần tăng thêm” [19; 174] trong hoàn cảnh khó khăn. Công việc nhiều nhưng Hà Tĩnh đã hoàn thành cơ bản việc phục hồi dân quân theo chính sách ưu tiên, ưu đãi dân quân. Hội nghị đề ra 4 công tác lớn: tổ chức tuyên truyền rộng rãi về ý nghĩa chế độ nghĩa vụ quân sự, chuẩn bị thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự vào năm 1959; tiến hành biên chế lại hàng ngũ dân quân, tổ chức trang bị và tiến hành huấn luyện quân sự; tổ chức đăng ký quân nhân phục viên, giải ngũ; tổ chức việc khen thưởng, chính sách cho quân nhân và gia đình.

Năm 1958, nhằm động viên và huy động toàn dân làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt chế độ tình nguyện, thực hiện nghĩa vụ quân sự, tháng 1 năm 1958, khu ủy Quân khu IV ra Nghị quyết chủ trương lấy tân binh bổ sung lực lượng thường trực thay thế một phần quân tình nguyện. Trong tháng 1 năm 1958, toàn tỉnh đã đăng ký được 1.622 quân nhân, 1.350 quân nhân dự bị. Chấp hành Nghị quyết 58/NQ-TW ngày 19 tháng 10 năm 1958 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị định 100/TTg ngày 3 tháng 3 năm 1959 của Thủ tướng Chính phủ về việc thống nhất các đơn vị bộ đội đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, nội địa, giới tuyến và các đơn vị cảnh sát vũ trang thành lực lượng bảo vệ nội địa và biên phòng lấy tên là công an nhân dân vũ trang Hà Tĩnh. Tổng quân số ban đầu của công an nhân dân vũ trang tỉnh là 630 cán bộ, chiến sĩ, thành lập 1 đồn, 2 trạm, một phân đội tàu thuyền và một đại đội cơ động bảo vệ cơ quan cấp tỉnh. Đồng chí Dương Cát

Nguyên được điều sang làm Chỉ huy trưởng, đồng chí Nguyễn Đức Tâm giữ chức Chính trị viên. Lực lượng bộ đội địa phương tỉnh lúc này còn có tiểu đoàn 44 và 4 đội pháo bờ biển, chốt giữ ở 4 huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

Từ năm 1960, Đảng bộ quân sự trực thuộc Tỉnh ủy, các chi bộ huyện đội trực thuộc huyện ủy. Hoạt động của lực lượng vũ trang tỉnh gắn bó chặt chẽ với hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương, tạo được sự thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương. Đồng thời, Tỉnh đội đã tổ chức chỉ đạo huấn luyện và diễn tập đánh địch đổ bộ đường biển của Trung đội dân quân 1 đánh địch tập kích đổ bộ vùng ven biển Hà Tĩnh, ở xã Xuân Hải (Nghi Xuân) từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 7 năm 1960. Qua một tháng huấn luyện và tổ chức diễn tập, trình độ tổ chỉ huy của cán bộ và trình độ kỹ chiến thuật của dân quân du kích được nâng lên rõ rệt, vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương được khẳng định. Cũng trong năm này, toàn tỉnh thành lập thêm 68 đại đội, trung đội tự vệ các cơ quan, công nông trường xí nghiệp.

Năm 1961, thực hiện phong trào thi đua trong cả nước, lực lượng vũ trang tỉnh phát động phong trào thực hiện 3 nhất (giỏi nhất, đều nhất và nhiều nhất) và phong trào ba tốt (sản xuất tốt, tập thể tốt, học quân sự, chính trị tốt và trị an phòng thủ tốt). Ở các vùng xung yếu, biên giới, ven biển và ranh giới, cấp ủy địa phương trực tiếp nắm và quản lý nội dung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ. Trong thời gian này, Ban chỉ huy Tỉnh đội đã tổ chức lớp bồi dưỡng chính trị cho 110 cán bộ các ngành Nhà nước, cán bộ cơ quan quân sự tỉnh, huyện về nghiệp vụ công tác đăng ký thống kê và quản lý lực lượng dự bị ở địa phương. Tiếp đó mở 2 lớp đào tạo hạ sĩ quan với 430 đồng chí và 3 lớp bổ túc hạ sỹ quan 349 đồng chí. Sắp xếp dự nhiệm cho 1 tiểu đoàn, 8 đại đội, gọi nhập ngũ 1.277 người.

Như vậy, lực lượng vũ trang tỉnh dưới sự lãnh đạo của Tỉnh đội đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiện toàn tổ chức, phát triển lực lượng nhất là lực lượng dân quân tự vệ. Qua công tác xây dựng Đảng, các lớp huấn luyện chính trị và các buổi diễn tập, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã từng bước trưởng thành và có những đóng góp to lớn cho cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Đặc biệt, trong thời gian này, lực lượng vũ trang tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ

Một phần của tài liệu Vai trò của lực lượng vũ trang hà tĩnh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)