Góp phần chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế

Một phần của tài liệu Vai trò của lực lượng vũ trang hà tĩnh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 58)

6. Bố cục của luận văn

3.1.1.Góp phần chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế

3.1.1. Góp phần chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ quốc Mỹ

Mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc, đế quốc Mỹ đã sử dụng tối đa mọi phương tiện chiến tranh hiện đại, với mọi âm mưu và thủ đoạn thâm độc nhất, đánh vào hậu phương lớn của cả nước. Để đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng bộ đối với nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu mới của lực lượng vũ trang địa phương trong giai đoạn cách mạng mới, Ban cán sự Đảng bộ Hà Tĩnh đội đã được kiện toàn và lãnh đạo làm tốt công tác tư tưởng, tổ chức, chỉ đạo các lực lượng vũ trang tích cực chuẩn bị về mọi mặt để đánh thắng trận đầu khi máy bay Mỹ đánh phá Hà Tĩnh.

Vào những tháng đầu năm 1965, công tác chuẩn bị chiến đấu được tiến hành khẩn trương, rộng khắp trong toàn tỉnh. Lực lượng dân quân tự vệ được củng cố về mọi mặt, hàng nghìn khẩu súng trường, trung liên được cấp phát để trang bị cho dân quân tự vệ, ở địa bàn xung yếu còn được trang bị súng máy cao xạ 12 ly7. Lực lượng dự bị động viên và một số thanh niên tuổi 17 được đăng ký soát xét và quản lý, chuẩn bị cho kế hoạch động viên, tuyển quân thời chiến. Những khu vực trọng yếu đều đã tổ chức được các đội trực chiến bắn máy bay của dân quân tự vệ. Trong lúc quân và dân Hà Tĩnh đang chuẩn bị thế trận cho cuộc chiến đấu, tháng 2 và 3/1965 Mỹ liên tiếp mở 2 chiến dịch “Mũi lao lửa” “Sấm rền” sử dụng hàng trăm máy bay đánh phá vào Vĩnh Linh, Quảng Bình, Nghệ An. Hành động đó của chúng bị trừng trị đích đáng, quân và dân Vĩnh Linh, Quảng Bình lập công vẻ vang. Chiến công của tỉnh bạn làm cho quân dân Hà Tĩnh nung nấu thêm quyết tâm đánh thắng trận đầu.

Công tác xây dựng, củng cố phát triển lực lượng vũ trang địa phương thời kỳ nay được các cấp ủy Đảng và Ban cán sự Tỉnh đội hết sức quan tâm. Đến tháng 2 năm 1965, tỉnh tiếp tục thành lập Đại đội 27 pháo cao xạ 37 ly bộ đội địa phương. Ngày 23 tháng 2 năm 1965 Quân khu trang bị thêm cho Hà Tĩnh một số vũ khí. Tỉnh thành lập một trung đội 12,7 ly của cơ quan dân sự tỉnh để tăng hoả lực bảo vệ thị xã. Ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 năm 1965 ban chỉ huy tỉnh đội tổ chức Đại hội quyết thắng lực lượng vũ trang toàn tỉnh nhằm biểu thị tinh thần sẵn sàng chịu đựng gian khổ ác liệt hy sinh, quyết tâm đánh thắng trận đầu. Đồng chí Nguyễn Xuân Linh - Bí thư Tỉnh uỷ đã giao trách nhiệm cho lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh: “Nếu kẻ địch liều lĩnh xâm phạm vào đất Xô - viết chúng ta, nhất định chúng ta sẽ lấy máu chúng mà rửa vết chân nhơ bẩn của chúng” [42; 75]. Khắp nơi trong toàn tỉnh đều rộn ràng khí thế thi đua quyết tâm “Đánh Mỹ và thắng Mỹ trận đầu”.

Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, bố trí lực lượng, thế trận hợp lý, lãnh đạo sâu sát, kịp thời của Ban cán sự Đảng và Ban chỉ huy Tỉnh đội, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh Quân khu IV, trong trận đầu ngày 26 tháng 3 năm 1965, các lực lượng vũ trang Hà Tĩnh mà nòng cốt là Đại đội 27 pháo cao xạ của tỉnh cùng các đơn vị súng máy cao xạ 12,7 ly và hơn 500 tay súng của dân quân tự vệ thị xã Hà Tĩnh cùng các xã vùng phụ cận đã hợp đồng chiến đấu, đánh trả quyết liệt máy bay Mỹ khi chúng lao vào đánh phá trận địa ra đa giả làm bằng gỗ trên đỉnh núi Nài.

Kết thúc trận đánh, quân dân thị xã Hà Tĩnh đã bắn rơi 9 máy bay Mỹ. Cùng thời gian trên máy bay địch đánh vào khu vực Đèo Ngang đã bị quân dân Kỳ Anh bắn rơi 3 máy bay- nâng tổng số máy bay Mỹ bị quân dân Hà Tĩnh bắn rơi trong ngày lên 12 chiếc [50; 165]. Hai giờ sau chiến thắng trận đầu, Ban Bí Thư TW Đảng đã điện trực tiếp cho Tỉnh uỷ Hà Tĩnh: “Hoan nghênh tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Hà Tĩnh đã đánh tốt,

thắng to trận đầu”. Tiếp đến Bộ tư lệnh QĐND khen ngợi “Quân dân Hà Tĩnh, Đèo Ngang đã bắn rơi 12 chiếc. Ngoài ra còn bắn bị thương nhiều chiếc khác. Đây là một trong những trận tiêu diệt máy bay Mỹ giòn giã nhất,

lớn nhất kể từ ngày 5/8/1964 đến nay” [42; 4-5].

Thắng lợi của trận đầu ngày 26 tháng 3 năm 1965 thể hiện rõ công lao to lớn của lực lượng vũ trang và nhân dân Hà Tĩnh. Đây là thắng lợi của sức mạnh chiến tranh nhân dân, của tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa 3 thứ quân, đồng thời là thắng lợi của ý chí và lòng quyết tâm của quân dân Hà Tĩnh, là thắng lợi của phương thức tác chiến phòng không, nghi binh nhử địch để tiêu diệt. Thắng lợi này là một mốc son lịch sử trong chặng đường chiến đấu và lập công vẻ vang của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước vĩ đại, tạo tiền đề cho lực lượng vũ trang Hà Tĩnh lập công về vang trong những trận đánh trả máy bay, tàu chiến, tàu biệt kích Mỹ ở những giai đoạn sau.

Từ tháng 4 năm 1965, máy bay Mỹ chuyển sang đánh phá các mục tiêu giao thông vận tải, kinh tế và dân cư trong tỉnh. Ngày 10 tháng 4 năm 1965, cầu nước Sốt trên đường 8 bị máy bay Mỹ đánh sập. Đây là chiếc cầu bị đánh hỏng đầu tiên ở Hà Tĩnh trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Từ 10/4 - 7/ 7/ 1965 máy bay Mỹ tập trung đánh phá vào toàn bộ cầu trên các tuyến đường số 1, số 8 và số 15 (máy bay Mỹ đã đánh 194 trận với 1.615 lần/ chiếc, ném 2.107 quả bom các loại, hàng nghìn quả Rốc- két). Đến 25/10/1965 toàn bộ hệ thống cầu (trừ cầu Đò Trai) và cống lớn trên đường quốc lộ, tỉnh lộ đều bị đánh hỏng, gây khó khăn rất lớn cho công tác đảm bảo giao thông. Để tăng cường lực lượng chiến đấu bảo vệ GTVT, ngày 14/4/1965 tiểu đoàn 8 pháo cao xạ 37 ly bộ đội địa phương thành lập (tiểu đoàn Bình Hà). Đúng 14 giờ 10 phút ngày 19/4/1965 - một tốp 3 chiếc máy bay AD6 bay từ phía Bắc vào bổ nhào đánh phá cầu Cày đã bị đại đội 27 (tiểu đoàn 8 cao xạ) bắn rơi, tên giặc

lái là Phạm Phú Quốc - tư lệnh sân bay Biên Hoà của Ngụy quyền Sài Gòn bị chết trong buồng lái. Đây là trận bắn rơi máy bay tại chỗ đầu tiên ở Hà Tĩnh. Ta còn thu được bản đồ bay có đánh dấu mục tiêu dự định đánh phá của địch. Tiếp đến ngày 21/4/1965 với ý đồ cắt đứt mạch máu giao thông và tiêu diệt bằng được đơn vị vũ trang án ngự ở cửa ngõ đường 8, địch cho 50 lần chiếc máy bay liên tục đánh phá vào khu vực Đồn 93 bộ đội biên phòng, dưới sự chỉ huy của đồn trưởng Lê Bá Em, các chiến sĩ đồn biên phòng 93 đã chiến đấu vô cùng anh dũng và lập công xuất sắc: bắn rơi 6 máy bay Mỹ. Đồn 93 (Cầu Treo) được tặng thưởng huân chương quân công hạng nhì, được nhận cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của Hồ Chủ Tịch.

Ngày 17, 18/5/1965 hội nghị BCH Tỉnh uỷ họp mở rộng đã ra Nghị quyết thành lập Đảng uỷ Tỉnh đội, quyết định thành lập Ban đảm bảo giao thông vận tải do đồng chí Chủ tịch Ủy ban Hành chính làm trưởng ban; thành lập lực lượng Thanh niên xung phong và các đội chủ lực giao thông các huyện. Đầu tháng 7/1965 ban chỉ huy tỉnh đội tổ chức hội nghị tổng kết 100 ngày đánh địch và rút kinh nghiệm phải học tập tỉnh bạn bắn rơi nhiều máy bay hơn, bắt sống bằng được giặc lái. Cũng từ đó lực lượng vũ trang cùng dân quân du kích liên tiếp lập được chiến công: Ngày 16/6/1965 dân quân du kích Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) bắn rơi 1 F105D; ngày 7/7/1965 dân quân du kích và tự vệ Thạch Minh (Thạch Hà) bắn rơi thêm 1 F105D; cũng trong ngày 7/7 tiểu đoàn 8 bắn rơi 2 F105 tại khu vực Linh Cảm; ngày 3/8/1965 dân quân du kích xã Sơn Bằng (Hương Sơn) bắn rơi 1 F105D bằng súng trường đầu tiên của tỉnh, trong những đợt này địch sử dụng từ 20- 28 máy bay một lúc. Tiếp đó đêm 4/9/1965 dân quân du kích Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) bắn rơi 1 AD6 là xã lập công đầu bắn rơi AD6 ban đêm. Ngày 10/9/1965 trung đoàn cao xạ 280 bắn rơi 1 F4 giặc lái nhảy dù xuống xã Xuân Viên (Nghi Xuân) hàng chục máy bay Mỹ đến cứu giặc lái, trận đánh diễn ra ác liệt bên bờ sông

Lam giữa hoả lực phòng không 3 thứ quân của ta và không quân Mỹ. Trung đoàn 280 kết hợp với dân quân tự vệ Nghi Xuân bắn rơi thêm 2 máy bay nữa. Đồng chí Trần Thái Quát và dân quân Xuân Viên bắt sống giặc lái Mỹ, đây là tên giặc lái đầu tiên bị bắt ở Hà Tĩnh trong chiến tranh phá hoại. Bộ đội biên phòng chiến công nối tiếp chiến công, ngày 17/9/1965 máy bay địch lại xuất hiện và bất ngờ bổ nhào đánh lại Đồn 93, ba chiến sỹ đồn biên phòng đã bình tĩnh bắn rơi tại chỗ 1 máy bay F105. Như vậy, đồn 93 là đơn vị cơ sở tuyến Việt- Lào bắn rơi nhiều máy bay nhất, được tặng danh hiệu “Cồn cỏ trên biên giới” [55; 268]. Phát huy kết quả trên ngày 20/9/1965 quân dân Hương Khê phối hợp với tiểu đoàn 4, trung đoàn 230 cao xạ bắn rơi 1 F4, giặc lái nhảy dù địch huy động 18 máy bay các loại đến cứu, dân quân các xã, tự vệ nông trường 20/4, lâm trường Chúc A phối hợp vừa bắn máy bay vừa bắt giặc lái, kết quả bắn rơi tại chỗ 1 trực thăng H43, bắt sống 6 tên giặc lái (5 tên đến cứu, 1 tên cầu cứu). Đây là trận đánh máy bay có hiệu suất cao nhất và có nhiều ý nghĩa vừa bằng súng trường hạ trực thăng trên Miền Bắc, vừa bắt sống nhiều giặc lái nhất. Hình ảnh “O du kích nhỏ dương cao súng” đang giải tên giặc Mỹ cao lớn, o du kích đó là: Nguyễn Thị Kim Lai lúc đó 17 tuổi và tên phi công Mỹ chính là W.H.Rô Bin Xơn (ảnh Phan Thoan) đã trở thành biểu tượng nói lên khí phách chiến thắng của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Tiếp đó, ngày 18/10/1965 tự vệ Phốt phát Phú Lễ (Hương Khê) lập kỷ lục xuất sắc nhất miền Bắc bằng 2 phát súng trường hạ 1 F4C bắt gọn 2 giặc lái Mỹ ghi thêm một chiến công độc đáo, tuyệt vời của cây súng trường Việt Nam. Một trong hai tên giặc lái phải thú nhận "Súng nhỏ của các ông cũng lợi hại chẳng kém gì tên lửa" [36; 50]. Ngày 02/12/1965 nhiều tốp máy bay Mỹ từ ngoài biển vào đánh phá xã Kỳ Nam (Kỳ Anh), các chiến sỹ đồn biên phòng 112 đã chiến đấu ác liệt suốt 1 giờ đồng hồ đã bắn rơi 2 máy bay Mỹ, một số chiếc khác bị thương. Đồn 112 được thưởng huân chương chiến công hạng nhì.

Trong lúc mặt trận chiến đấu đánh máy bay Mỹ liên tiếp lập được chiến công, mặt trận đảm bảo giao thông vận tải đứng trước những khó khăn, thử thách mới. Để tăng cường công tác đảm bảo giao thông vận tải, Cục Chính trị Quân khu IV đã điều động 150 cán bộ về tăng cường cho các tỉnh đội, huyện đội, tăng cường lực lượng giao thông vận tải gồm 24 đại đội, 4.200 người cùng lực lượng các địa phương bảo đảm cầu đường, đánh địch, phòng tránh, bảo vệ mình. Đồng thời triển khai quyết định điều động hơn 500 cán bộ quân đội bổ sung cho các đơn vị làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông vận tải, phòng không trên các khu vực trọng điểm. Phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương điều động cán bộ vào quân đội, sau khi được bồi dưỡng ở các trường quân sự thì phân phối, bố trí vào các cương vị phù hợp. Vì vậy, khi địch đánh phá ác liệt, các vị trí trọng yếu vẫn được đảm bảo giao thông thông suốt, hệ thống kho tàng, nơi đóng quân vẫn đảm bảo an toàn.

Ở Hà Tĩnh, ngay từ những ngày đầu chiến tranh, máy bay địch đã tập trung đánh phá trên tất cả các tuyến đường quốc lộ ở Hà Tĩnh, đánh sập gần 100 cầu cống lớn nhỏ. Do lực lượng phòng không quá mỏng, cả tỉnh chỉ có 3 đại đội pháo cao xạ 37 ly của Tiểu đoàn 8, lực lượng đánh máy bay địch lúc này chủ yếu là súng bộ binh của dân quân tự vệ. Vì vậy, địch đã gây cho ta nhiều tổn thất. Công tác đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh thời gian này gặp rất nhiều khó khăn, bị động, tình trạng tắc đường, xe hỏng, hàng cháy xảy ra thường xuyên trong 9 tháng đầu năm 1965, nhất là ở huyện Kỳ Anh và Hương Khê là những trọng điểm bị địch tập trung đánh phá ác liệt nhất.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo giao thông vận tải, Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng đã xác định: “Đảm bảo giao thông vận tải là nhiệm vụ trung tâm số một của Đảng bộ và quân dân Hà Tĩnh, dù có hy sinh đổ máu cũng phải đảm bảo được giao thông vận tải, phải tìm mọi biện pháp để thông đường, thông xe…” [19; 181-182]. Chấp hành Nghị quyết của Tỉnh ủy, Đảng ủy tỉnh đội đã họp ra nghị quyết chuyên đề và công tác

đảm bảo giao thông vận tải, xác định rõ vai trò của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh là lực lượng nòng cốt xung kích trong phong trào toàn dân làm công tác đảm bảo giao thông vận tải.

Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu và bảo đảm giao thông vận tải, từ tháng 6 năm 1965 trở đi, lực lượng bộ đội địa phương Hà Tĩnh phát triển rất nhanh. Được sự giúp đỡ của Quân khu, tỉnh tiếp tục thành lập thêm Tiểu đoàn Bộ binh 48 và Tiểu đoàn 71 súng máy cao xạ 12,7ly, đại đội công binh, thông tin, trinh sát, trung đội vận tải và 4 đại đội bộ đội địa phương các huyện ven biển từ Nghi Xuân vào Kỳ Anh. Các huyện còn thành lập thêm 54 đội trực chiến súng bộ binh của dân quân ở các xã trọng điểm, làm nhiệm vụ đánh máy bay, đảm bảo giao thông vận tải trong khu vực được đảm nhiệm.

Bước sang năm 1966, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, một bước leo thang cực kỳ nguy hiểm. Trên địa bàn Hà Tĩnh, hải quân Mỹ ngụy đã tăng cường sử dụng tàu chiến và tàu biệt kích bắn phá vào vùng ven biển huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh, sau đó chuyển sang bắn phá vào các huyện ven biển Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân. Chúng khống chế toàn tuyến biển và vùng biển của Hà Tĩnh, cản trở giao thông vận tải biển và ngư dân đánh bắt hải sản, đồng thời dùng tàu biệt kích vây bắt một số ngư dân để khai thác tình báo và mua chuộc làm tay sai cho chúng. Hải quân Mỹ còn dùng pháo tầm xa 203 và 405ly bắn phá các trọng điểm giao thông trên đường số 1 ở những đoạn gần biển như vùng nam Kỳ Anh, nam Cẩm Xuyên và bắc Nghi Xuân gây cho ta nhiều khó khăn.

Để đối phó với bước leo thang mới của giặc Mỹ, Đảng ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội đã khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thành lập 4 đại đội pháo binh 85ly nòng dài mang phiên hiệu 441 đến 444. Cũng trong năm 1966, Quân khu tăng cường cho Hà Tĩnh thêm một tiểu đoàn pháo ly 105ly nòng dài của Trung đoàn 164 làm nhiệm vụ chốt giữ, đánh tàu chiến địch trên tuyến biển thuộc huyện Kỳ Anh. Sau này, Ban chỉ huy Tỉnh đội đã tổ chức thêm 4 trung

đội pháo binh dân quân ở 4 huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm

Một phần của tài liệu Vai trò của lực lượng vũ trang hà tĩnh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 58)