Góp phần chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế

Một phần của tài liệu Vai trò của lực lượng vũ trang hà tĩnh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 70)

6. Bố cục của luận văn

3.1.2. Góp phần chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế

Sau thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, đế quốc Mỹ buộc phải xuống thang chiến tranh, chấp hận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Paris. Tuy vậy, chúng vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta, cố giữ miền Nam trong quỹ đạo thực dân mới của Mỹ với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đồng thời tăng cường các hoạt động gián điệp, chiến tranh tâm lý, nhằm phá hoại hậu phương miền Bắc.

quốc Mỹ vẫn nhiều lần cho máy bay trinh sát do thám trên không và dùng tàu chiến khiêu khích, đe dọa ngư dân đánh cá trên biển. Từ tháng 11 năm 1968 đến tháng 4 năm 1969 địch sử dụng 1.783 lần chiếc máy bay trinh sát khu vực từ Thạch Hà vào Đèo Ngang, trên vùng biển Quân khu IV thường xuyên có 2 tàu sân bay, 8 đến 11 khu trục hạm tuần tiễu, trinh sát khiêu khích ngư dân trên biển. Biệt kích 4 lần từ lãnh thổ Lào sang phá hoại khu vực xã Kim Sơn, Lâm trường Hương Sơn, 23 lần tập kích bằng máy bay pháo hạm vào địa bàn Hà Tĩnh làm chết 2 người, bị thương 13 người, cháy 8 xe ô tô vận tải.

Trước những diễn biến mới của tình hình, ngày 24 tháng 3 năm 1969. Ban Chấp hành Tỉnh ủy đã họp quán triệt nghị quyết của Đảng ủy Quân khu IV và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cuối năm 1969 là phải tranh thủ điều kiện hòa bình tam thời, phấn đấu hết sức để chi viện cho tiền tuyến, làm tròn nghĩa vụ với cách mạng Lào, xây dựng tiềm lực kinh tế - quốc phòng, không ngừng nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ hậu phương.

Từ phương hướng, nhiệm vụ đó, Đảng ủy Tỉnh đội đã họp trong 2 ngày 20 và 21 tháng 3 năm 1969 đề ra nhiệm vụ lãnh đạo lực lượng vũ trang trong thời gian tới là: khẩn trương tiến hành mọi công tác chuẩn bị, nâng cao chất lượng về mọi mặt, xây dựng lực lượng bộ đội tập trung và dân quân tự vệ mạnh cả phía trước và phía sau, sẵn sàng cơ động chiến đấu trên các chiến trường, có đủ khả năng đối phó nếu địch đánh trở lại.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và Đảng ủy Tỉnh đội, các xã ven biển, biên giới tổ chức khôi phục và củng cố Ban chỉ đạo tác chiến chống biệt kích, duy trì chế độ trực ban, trực chiến ban đêm. Một số xã ở Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh triển khai tập luyện theo phương án tác chiến mới đã được bổ sung. Tiểu đoàn 8 có nhiệm vụ theo dõi đường bay, độ cao, quy luật hoạt động của máy bay địch, có phương án đánh khi chúng dùng máy bay không có người lái do thám trên vùng trời. Lực lượng phòng không của dân

quân tự vệ tạm nghỉ chế độ trực chiến nhưng vẫn giữ nguyên đội hình, chuyển thành các đội chuyên làm thủy lợi, khai hoang phục hóa… khi có lệnh các đội có thể dễ dàng huy động và nhanh chóng bước vào chiến đấu.

Ngày 1 tháng 4 năm 1970, Ban chỉ huy Tỉnh đội đã nghiên cứu, điều chỉnh, bố trí lại lược lượng trên địa bàn cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới. Đại đội pháo 443 pháo 85 ly trực chiến thay cho Đai đội 441, đảm nhiệm bảo vệ vùng biển từ phía Bắc Cửa Khẩu cho đến Cửa Nhượng. Các đại đội 441, 442, 444 pháo 85ly và 445 pháo 100ly tập trung về khu vực Thạch Xuân, Thạch Điền để huấn luyện sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu trên các hướng đã được phân công. Địa đội 443 vừa sẵn sàng chiến đấu vừa có nhiệm vụ huấn luyện cho các đơn vị pháo binh dân quân. Tiểu đoàn 8 là đơn vị trực chiến phòng không của tỉnh, được bố trí tại các khu vực trọng điểm, các tuyến giao thông chính của tỉnh. Công tác phòng tránh, hệ thống báo động, lực lượng bắn máy bay tầm thấp, các đội cứu thương, cứu sập, cứu hỏa của dân quân tự vệ được tổ chức lại. Hoạt động phòng chống biệt kích tiếp tục được duy trì ở các xã ven biên và dọc tuyến biên giới. Các phương án tác chiến đánh bắt biệt kích được bổ sung, điều chỉnh và đưa vào huấn luyện, tập dượt cho lực lượng dân quân tự vệ.

Đặc biệt, ngày 16 tháng 5 năm 1970, Thường vụ Tỉnh ủy đã ra quyết định thành lập Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh trên cở sở Đảng ủy Tỉnh đội Hà Tĩnh trước đây. Quán triệt quan điểm của Trung ương về nhiệm vụ chiến lược của miền Bắc trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng ủy Quân sự tỉnh đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ lãnh đạo lực lượng vũ trang địa phương trong thời gian tới là: Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang, nâng cao chất lượng về mọi mặt, hướng ra tiền tuyến, hướng về cơ sở, kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng.

Trong thời gian này, địch tăng cường cho máy bay trinh sát miền Bắc Việt Nam. Trên địa bàn Hà Tĩnh, trong 6 tháng đầu năm 1970 đã có 274 tốp

gồm 513 chiếc máy bay địch tiến hành do thám trên vùng trời, chúng còn ném bom vào một số điểm dọc hành lang vận chuyển của ta ở phía tây đường 8 và đường 12. Với tinh thần cảnh giác cao độ, sẵn sàng chiến đấu, Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ đã bắn rơi 2 máy bay F4, phối hợp với lực lượng phòng không Quảng Bình bắn rơi 3 chiếc máy bay khác. Ngày 13 tháng 10 năm 1970, quân dân xã Hương Trạch, huyện Hương Khê phối hợp với trung đoàn 250 bắn rơi tại chỗ 1 máy bay F4, 2 ngày sau lại bắn rơi thêm 1 chiếc khác.

Ngoài việc tăng cường các hoạt động do thám trên không, đế quốc Mỹ còn tung nhiều toán biệt kích vào vùng biên giới phía Tây để móc nối với bọn phản động, chuẩn bị cho các họat động đánh phá Hà Tĩnh. Ngày 24 tháng 3 năm 1970, địch tung toán biệt kích 25 tên vào vùng Sơn Kim (Hương Sơn) nhưng đã bị bị ta đánh đuổi ra khỏi biên giới.

Ngày 30 tháng 1 năm 1971, quân và dân ta mở chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào. Chấp hành lệnh chiến đấu của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu IV, Đảng ủy, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời chỉ đạo, tổ chức động viên cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 44, Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ và 2 đại đội súng máy cao xạ 12,7ly của 2 huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên lên đường tham gia chiến dịch. Các đơn vị tham gia chiến dịch đã lập công xuất sắc. Tiểu đoàn 44 đánh 3 trận trên đường 9, loại khỏi vòng chiến đấu 113 tên địch, phá hủy 37 xe cơ giới. Tiểu đoàn 8 bắn rơi 3 máy bay. Hai đại đội súng máy cao xạ Kỳ Anh, Cẩm Xuyên bắn rơi 3 máy bay.

Từ năm 1972 trở đi, địch tăng cường các hoạt động trinh sát trên không và đánh lẻ từng đợt vào các khu vực để hàng của ta ở dọc đường 1A và đưuòng 15. Trên tuyến biển, tàu biệt kích địch đã có nhiều hoạt động khiêu khích tàu thuyền đánh cá của ngư dân, đánh đuổi các tàu chở hàng của ta trên biển. Đúng một tuần lễ sau khi ta mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, đế quốc Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc.

Ngày 9 tháng 4 năm 1972, địch tập trung 180 lần chiếc máy bay đánh vào các mục tiêu: cầu Thọ Trường, cầu Họm và các chân hàng, kho trạm ở dọc đường 1A, 15A và đường 8 trên đất Hà Tĩnh. Do có sự chuẩn bị chu đáo từ trước và sự lãnh đạo kịp thời của Đảng ủy, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh nên các trận địa phòng không của 3 thứ quân trên địa bàn Hà Tĩnh đã giành được thế chủ động trong chiến đấu, kịp thời nổ súng, dũng cảm đánh trả quyết liệt máy bay địch. Ngày 9 tháng 4 năm 1972, dân quân Đức Thọ, Nghi Xuân đã bắn rơi 2 máy bay F4H, lập công đầu trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ. Đến cuối tháng 4 năm 1972, toàn tỉnh đã có 160 đội trực chiến phòng không của dân quân tự vệ và 1 đội trực chiến của bộ đội địa phương, 3 tiểu đoàn pháo từ 37 đến 57ly có nhiệm vụ phối hợp với Trung đoàn 283 của Quân khu tạo thành cụm hỏa lực phòng không với quy mô lớn. Lực lượng pháo bờ biển lúc này toàn tỉnh có 4 đại đội được trang bị pháo từ 85 đến 100ly, bố trí ở những vị trí quan trọng trên dọc tuyến biển, có nhiệm vụ trực chiến sẵn sàng đánh trả tàu chiến Mỹ xâm nhập hải phận.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy quân sự tỉnh và cấy ủy, các đơn vị phòng không bộ đội địa phương và dân quân tự vệ đã tranh thủ thời gian luyện tập, nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến cao. Vì vậy, khi bước vào chiến đấu nhiều đơn vị đã lập công xuất sắc. Ngày 14 tháng 4 năm 1972, tiểu đoàn 8 bắn rơi 1 máy bay F4 tại cầu Cày, ngày 19 tháng 4 năm 1972, tại cầu Kênh, tiểu đoàn 8 bắn hạ một chiếc máy bay khác. Cũng trong tháng 4 năm 1972, dân quân Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà đã phối hợp với hỏa lực của Trung đoàn 283 bắn rơi 2 máy bay F4. Sang tháng 5 năm 1972, tiểu đoàn 8 lại lập công vẻ vang bắn rơi 1 máy bay F8 khi chúng liều lĩnh đánh phá cầu Thọ Trường.

Từ tháng 5 năm 1972, địch tăng cường đánh phá Hà Tĩnh, chỉ sau một tháng tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đã có 14 chiếc cầu trên

đường 1A bị địch phá hỏng, 4 cửa biển, các tuyến đường 1A bị địch phá hỏng, các tuyến đường sông, các bến phà bị bom từ trường và thủy lôi phong tỏa dày đặc. Địch còn dùng máy bay trực thăng vũ trang hoạt động mạnh ở vùng Đèo Ngang, phong tỏa chân hàng của ta dọc bờ biển và kết hợp dùng máy bay B52 ném bom rải thả xuống các tuyến đường giao thông thủy bộ của ta. Trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai, địch đánh vào Hà Tĩnh 4.952 lần tốp, 9.380 lần chiếc, ném xuống 53.000 quả bom các loại: trong đó có 32.686 quả bom phá, 14.317 bom sát thương, 2.568 bom nổ chậm, 549 bom xuyên và nhiều bom bi. Sau khi dùng thủy lôi phong tỏa bờ biển, tàu chiến Mỹ lùi ra xa bờ dùng pháo cỡ 107ly và 203ly với liều phụ tăng tầm bắn vào các mục tiêu ở sâu trong đát liền đã gây cho ta nhiều thiệt hại.

Trước tình hình đó, Đảng ủy quân sự tỉnh đã họp “kiểm điểm nhiệm vụ chiến dấu quý I và phương hướng công tác quý II”. Cũng tại Hội nghị này, Đảng ủy quân sự tỉnh chủ trương phát động phong trào thi đua “Tiến công 3 mũi” quyết thắng địch trong mọi tình huống. Đảng ủy quân sự tỉnh đã chọn Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ, Đại đội 44, Tiểu đoàn 1 bộ binh và tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương là những đơn vị tiêu biểu xuất sắc để phát động phong trào thi đua đuổi vượt tiên tiến trong toàn thể các đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh.

Phong trào trên đã được lực lượng vũ trang địa phương hưởng ứng mạnh mẽ và đua lại hiệu quả thiết thực. Ngày 21 tháng 5 năm 1972, Tiểu đoàn 19 mới được thành lập đã lập công đầu bắn rơi 1 máy bay A37 ở xã Cẩm Long. Ngày 23 tháng 5, Tiểu đoàn 20, lần đầu nổ súng đã bắn tan xác 1 máy bay F4 ở cầu Đò Trai. Ngày 1 tháng 6 năm 1972, trung đội dân quân xã Kỳ Tiến (Kỳ Anh) bắn rơi 1 máy bay D7 tại Đá Bàn. Ngày 23 tháng 6 năm 1972, dân quân xã Hương Lộc (Hương Khê) bắn rơi 1 máy bay F4.

1972 đã nổ súng đánh trả tàu chiến Mỹ tới 30 trận. Ngày 27 tháng 6, đại đội 441, pháo 85ly bắn cháy 2 tàu chiến Mỹ, ngày 1 tháng 7 năm 1972, trung đội pháo 85ly của đại đội 273 chốt giữ Đèo Ngang lại bắn cháy 1 khu trục hạm.

Từ tháng 7 trở đi, địch tăng cường dùng trực thăng bắn phá mạnh khu vực Kỳ Anh, nhất là vào ban đêm. Một số mục tiêu của chúng đánh đi, đánh lại nhiều lần là Đèo Ngang, Hộ Độ, Đò Diệm, Thọ Tương, Linh Cảnh, Cầu Nghèn. Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo của Bộ tư lệnh Quân khu, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã lên kế hoạch tác chiến phòng không ở các khu vực trong tỉnh. Ngày 20 tháng 9 năm 1972, Đảng ủy quân sự tỉnh họp quyết định phát động chiến dịch bắn máy bay tầm thấp, có kế hoạch chỉ tiêu cụ thể cho cả tỉnh và các đơn vị, địa phương. Phòng tham mưu Bộ chỉ huy quân sự tỉnh điều chỉnh lại lực lượng, chỉ đạo bắn máy bay thấp, kịp thời rút kinh nghiệm đánh địch vào ban đêm và máy bay trực thăng.

Ngày 20 tháng 7 năm 1972, bằng hình thức nghi binh trận địa giả, tiểu đoàn 8 bắn rơi một chiếc D7. Tại khu vực cầu Nghèn, Trung đoàn 233 phối hợp với các trận địa phòng không của dân quân Nghi Xuân, Thạch Hà bắn rơi 2 chiếc A4, bắt sống giặc lái. Sau đó Tiểu đoàn 19, 20, Trung đoàn 233, cụm cao xạ D8, D20, C35 đều đã hạ được máy bay địch ở Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà. Thi đua với bộ đội địa phương, trong ngày 20 tháng 7, tự vệ nông trường 20 - 4 bằng một loạt đạn trung liên đã bắn rơi 1 chiếc RF4C, Trong tháng 9 và tháng 10, đội trực chiến dân quân gái Kỳ Phương cũng đã bắn rơi 2 chiếc. Sau trận này, địch không dám dùng trực trăng vũ trang phong tỏa Đèo Ngang nữa.

Như vậy, chỉ trong 9 tháng chống chiến tranh phá hoại lần hai, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã cùng với quân dân địa phương bắn rơi 35 máy bay, nâng tổng số máy bay Mỹ bị nhân dân Hà Tĩnh bắn rơi lên tới 267 chiếc.

Riêng dân quân tự vệ Hà Tĩnh hạ được 49 chiếc, đứng thứ 3 toàn miền Bắc về thành tích của lực lượng dân quân tự vệ bắn rơi máy bay. Về thành tích bắn rơi máy bay trong cả 2 lần chiến tranh phá hoại, tính chung toàn miền Bắc thì Hà Tĩnh đứng thứ 7 trên tổng số 24 tỉnh miền Bắc bắn rơi máy bay Mỹ [35; 178]. Bắn cháy, bắn chìm 13 tàu chiến Mỹ, nâng tổng số tàu chiến Mỹ bị bắn cháy, bắn chìm ở Hà Tĩnh trong 2 cuộc chiến tranh phá hoại lên 34 chiếc. Có thể nói, năm 1972 là mốc son chói lọi trên chặng đường dài của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của Đảng bộ, quân dân Hà Tĩnh, trong đó có vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh.

Như vậy, với vai trò nòng cốt của mình, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã góp phần to lớn vào công cuộc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đó là thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo bảo vệ đất nước; nhiệm vụ đảm bảo giao thông vận tải; chi viện cho miền Nam; nhiệm vụ quốc tế với nước bạn Lào. Thắng lợi to lớn của quân dân Hà Tĩnh trong chống chiến tranh phá hoại lần hai của đế quốc Mỹ đã góp phần xứng đáng vào chiến công chung của quân và dân hai miền Nam - Bắc, buộc Chính phủ Mỹ phải kí hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973, về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Với thắng lợi này, ta đã thực hiện được mục tiêu đánh cho Mỹ cút, tạo nên bước ngoặt mới cả về thế và lực để đánh cho ngụy nhào, hoàn thành cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Một phần của tài liệu Vai trò của lực lượng vũ trang hà tĩnh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)