6. Bố cục của luận văn
3.3. Chi viện cho chiến trường Lào
Đồng thời với việc chi viện cho chiến trường miền Nam, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh cùng với nhân dân địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện cho chiến trường Lào, giúp đỡ nước bạn về sức người và sức của. Năm 1969, cuộc chiến đấu trên chiến trường diễn ra ác liệt hơn thì đòi hỏi sự chi viện ngày càng lớn của hậu phương miền Bắc. Việc chi viện cho chiến trường Lào cũng đòi hỏi hết sức cấp bách và khẩn trương.
Đầu tiên, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã sát cánh cùng quân nước bạn chiến đấu chống chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra. Đầu mùa khô 1969 - 1970, 19 tiểu đoàn quân ngụy Lào - Thái có máy bay, pháo binh yểm trợ do Bộ chỉ huy hỗn hợp Mỹ - Thái Lan - Vàng Pao chỉ huy đã mở cuộc hành quân Cù Kiệt đánh vào căn cứ địa Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng của nước bạn Lào. Ngày 20 tháng 8 năm 1969, địch đã cho trực thăng đổ 3 cánh quân gồm 17.000 tên xuống chiếm Cánh đồng Chum. Trước yêu cầu cấp thiết của bạn, Quân ủy Trung ương, Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu IV đã ra chỉ thị cho lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đưa một bộ phận lực lượng vũ trang lên chiến trường Lào phối hợp với mặt trận Cánh đồng Chum làm nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch, giành dân, mở rộng vùng giải phóng, giúp các địa phương bạn xây dựng cơ sở chính trị, kinh tế và lực lượng vũ trang; đồng thời tiếp tục làm đường cơ giới từ Căm Cớt đến Đôn Viêng. Trước mắt phải thọc sâu đánh địch ở đường 13 Mường Mộc để thu hút một bộ phận sinh lực địch, phối hợp với bạn đánh bại chiến dịch Cù Kiệt.
Thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu IV, tháng 9 năm 1969, Đảng ủy Tỉnh đội Hà Tĩnh họp ra Nghị quyết lãnh đạo lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên đất bạn. Cùng với Tiểu đoàn 44 đã có mặt tại chiến trường, Ban chỉ huy Tỉnh đội đã điều thêm Tiểu đoàn 48 bộ binh, Đại đội 22 đặc công, Đại đội 4 công binh, Đại đội 12,7ly, Tiểu đoàn 8 phòng không. Quân khu bổ sung thêm Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 271 bộ binh làm nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu giúp bạn. Đồng thời, huy động lực lượng 4 tổng kho, 9 kho lẻ, vận chuyển 2.000 tấn hàng dự trữ, tổ chức cung cấp lương thực, thực phẩm, vũ khí trang bị, cấp cứu, điều trị thương binh, bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu.
Ngày 5 tháng 10 năm 1969, đoàn quân tình nguyện của Tỉnh đội Hà Tĩnh đã lên đường vượt biên giới, tập kết vào vị trí của đất bạn. Sáng 15 tháng
10 năm 1969, tiểu đoàn 44 và một bộ phận của Đại đội 22 đã nổ súng đánh vào căn cứ Pha Hom, nơi đang có 1 đại đội phỉ Vàng Pao chốt giữ.
Ngày 4 tháng 11 năm 1969, quân ta đánh vào Sở chỉ huy của Tiểu đoàn 34 do 2 đại đội ngụy Lào chốt giữ ở Nậm - Thơm, loại khỏi vòng chiến đấu 110 tên, bắt sống 2 tên, thu 42 súng. Từ ngày 9 đến 30 tháng 11 năm 1969, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 liên tục đánh 8 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 104 tên, bắn cháy 2 xe bọc thép, phá hủy 1 xe Zep, 2 xe vận tải buộc địch phải đưa quân đến chi viện. Ngày 30 tháng 10 năm 1969, ta giải phóng hoàn toàn căn cứ Pha Hom, loại khỏi vòng chiến đấu 33 tên, bắt sống 6 tên, thu phục gọi hàng 13 tên phỉ, giành lại gần 300 dân [19; 336]. Ngày 9 tháng 12 năm 1969, Đại đội 3 - Tiểu đoàn 44, Đại đội 7 bộ đội tình nguyện phối hợp với Đại đội 15 của bạn đã nổ súng tấn công đồn Viêng - Chăn - Thoong. Chỉ sau 2 giờ chiến đấu, quân ta đã giải phóng hoàn toàn khu vực này.
Ngày 10 tháng 12 năm 1969, chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Quân khu IV, Ban chỉ huy Tỉnh đội Hà Tĩnh đã điều động Tiểu đoàn 48 tăng cường cho lực lượng vũ trang Nghệ An đánh vào Mường Mộc, tỉnh Xiêng Khoảng. Rạng sáng ngày 10 tháng 2 năm 1970, ta nổ súng tấn công khu trung tâm Mường Mộc, căn cứ lớn thứ hai của phỉ Vàng Pao sau Loong - chẹng. Sau đó, quân ta đã chiếm được khu vực trung tâm, Mường Mộc thất thủ, một số tên phỉ Vàng Pao phải chạy vào rừng sâu. Tiểu đoàn 44 quân tình nguyện Hà Tĩnh được lệnh đánh vào hậu cứ Tiểu đoàn 51 của địch và một số điểm khác ở thị xã Pak - san tỉnh Bôlykhămxay. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 180 tên địch, làm chủ những khu vực như tỉnh đường, nha cảnh sát, khu chấn hưng.
Sáng ngày 19 tháng 2 năm 1970, Tiểu đoàn 44 đã tổ chức bao vây, tập kích vào căn cứ Bản Lâu loại khỏi vòng chiến đấu 112 tên. Ngày 15 tháng 2 năm 1970, Tiểu đoàn 48 được chuyển giao cho Nghệ An, tiểu đoàn 4, trung đoàn 271 của Quân khu có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị bộ đội Hà Tĩnh
trên hướng đường 12. Để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trên hướng đường 13, Đảng ủy Tỉnh đội đã ra quyết định thành lập Ban cán sự đường 13, Đảng ủy Tỉnh đội đã đề ra quyết định thành lập Ban cán sự đường số 13.
Ngày 17 tháng 2 năm 1970, tiểu đoàn 4 đánh vào Noong Bua, diệt và bắt 200 tên, sau đó 4 ngày liên tục ta lại đánh vào Na - khô - lo, Bản Lâu, khống chế giao thông đường sông của địch ở Mường Cầu. Địch tăng cường lực lượng để giải thoát cho Pak - san, chúng dùng máy bay ném bom để ngăn chặn tiếp tế của ta. Ngày 20 tháng 3 năm 1970, Tiểu đoàn 8 cao xạ quân tình nguyện đã bắn rơi 1 máy bay F4H và máy bay OV10A.
Trước diễn biến mới của tình hình, Ban chỉ huy tiền phương Tỉnh đội đã phối hợp với bạn đẩy mạnh việc tuyên truyền vận động bọn phỉ Vàng Pao ra đầu thú. Kết quả, ngày 28 tháng 3 năm 1970, 31 tên phỉ đã mang theo 3 khẩu súng ra hàng. Cũng trong chiều cùng ngày, quân ta giải phóng thị xã Pak-san và tiếp tục truy quét địch ở vùng mới giải phóng. Ban chỉ huy tiền phương tranh thủ vận chuyển lương thực, đạn dược vài khu vực đường 13 để chuẩn bị chiến trường cho mùa mưa tới.
Ngày 13 tháng 4 năm 1970, chấp hành lệnh của Quân khu, Tiểu đoàn 4 trở lại phối hợp thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh để lại 3 đại đội dân công tiếp tục là đường Căm Cớt - Đôn Viêng. Tiểu đoàn 44, Đại đội 22 ở lại bảo vệ vùng giải phóng và chuẩn bị cho chiến cuộc mùa khô năm 1970-1971, lực lượng còn lại được lệnh rút về nước. Ngày 17 tháng 6 năm 1970, sở chỉ huy tiền phương Hà Tĩnh giải thể sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ trên đất bạn.
Đánh giá tổng kết hoạt động của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong chiến dịch mùa khô năm 1969 - 1970 trên đất bạn Lào, trong phiên họp ngày 5 tháng 6 năm 1970, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã kết luận: “Lực lượng vũ trang tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ hành lang, góp phần đánh bại ý đồ của địch hòng tái chiếm vùng giải phóng Lào, giúp bạn mở rộng thêm vùng giải
phóng. Đây là lần đầu tiên, tỉnh sử dụng một lực lượng lớn đang hoạt động trong đội hình chiến đấu trên một địa bàn rộng. Dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Bộ Tư lệnh Quân khu IV và sự phối hợp chặt chẽ của quân và dân các tỉnh bạn, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”. Trong mùa khô năm 1969 - 1970, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã tham gia đánh 62 trận, diệt và bắt 921 tên địch, gọi hàng 18 tên, thu 118 súng các loại, giải phóng 10.000 dân trên một vùng đất rộng lớn từ Pha Hom đến Mường Chuồn, Đôn Viêng.
Lực lượng vũ trang tỉnh đã cùng nhân dân Hà Tĩnh làm hết sức mình để giúp tỉnh Bôlykhămxay của nước bạn Lào. Tháng 9 năm 1972, thực hiện chủ trương của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân sự tỉnh đã quyết định mở chiến dịch 827 hoạt động trên tuyến đường 8 do đồng chí Đỗ Kế Thoa, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự Hà Tĩnh là Chỉ huy trưởng chiến dịch. Lực lượng chiến đấu gồm có Tiểu đoàn 48 và Tiểu đoàn 50 là nòng cốt, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tăng cường thêm 2 đại đội đặc công (Đại đội 19 và Đại đội 20); 2 đại đội 12,7 ly, 1 đại đội pháo 85ly mặt đất, 1 đại đội DKZ, 1 trung đội 12,7 ly dân quân Hương Khê cùng phối hợp với 2 đại đội bộ đội địa phương của bạn. Tỉnh còn điều động hơn 500 dân công để phục vụ chiến dịch. Ngoài ra còn được Quân khu bổ sung thêm Tiểu đoàn 31 đặc công phối hợp chiến đấu cùng lực lượng bộ đội địa phương Hà Tĩnh ở Bôlykhămxay. Trải qua 5 tháng chiến đấu, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã bám sát đường lối, nhiệm vụ chính trị, quân sự, quốc tế và quyết tâm chiến lược của trung ương tham gia đánh 23 trận lớn nhỏ, diệt và bắt sống hơn 300 tên địch, gọi hàng 350 tên, giải phóng thêm 30 xã của tỉnh Bôlykhămxay, góp phần đập tan âm mưu gây bạo loạn của địch, giúp nước bạn đưa tỉnh Bôlykhămxay vào thế ổn định, góp phần tạo nên thế mạnh trong đàm phán ký kết hiệp định Lập lại hòa hợp dân tộc ở Lào
Ngoài ra, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh còn tham gia sửa chữa đường sá, vận chuyển hàng hóa phục vụ cho các đơn vị của ta và bạn trong mùa mưa năm 1973. Bước sang năm 1974, trên hướng vận chuyển cho mặt trận Lào, các đại đội dân công Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc đã hoạt động độc lập, vừa làm đường, làm kho, vừa vận chuyển hàng chục tấn đạn, gạo, muối, thực phẩm đi đến tận đỉnh núi Pạc Ca Đông, Xăm Xooc, thị trấn Pạc Xan phục vụ cho các đơn vị của ta và bạn hoạt động trong suốt mùa mưa.
Thực hiện nhiệm vụ tiếp tục giúp bạn đấu tranh thi hành hiệp định, giữ vùng giải phóng. Tháng 3 năm 1974, Bộ chỉ huy quân sự Hà Tĩnh đã điều chỉnh lại lực lượng, tăng cường thêm vũ khí, trang bị cho các đơn vị làm nhiệm vụ chốt giữ trên các hướng chính, đồng thời tổ chức một bộ phận cùng với bạn tham gia mở đường xây dựng kho tàng, vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược để dự trữ chiến đấu trong mùa mưa. Đến tháng 5 năm 1974, các đơn vị của bạn đã có đủ khả năng độc lập phòng thủ trên các tuyến tiếp xúc với địch. Theo chỉ thị của Quân khu: Tiểu đoàn 48, tiểu đoàn 50 được lệnh về Hương Sơn cùng D42 Nghệ An thành lập trung đoàn 176 dưới sự chỉ huy trực tiếp của Quân khu vừa củng cố, huấn luyện, vừa làm nhiệm vụ giúp bạn xây dựng chính quyền ở 5 xã, 35 bản phía đông Thà Khẹt.
Sát cánh chiến đấu cùng các đơn vị bộ đội trên đất bạn, gần 1000 dân công Hà Tĩnh đã khắc phục khó khăn gian khổ, lội suối, trèo đèo vận chuyển trên 500 tấn hàng hóa, bảo đảm cho các đơn vị đất bạn, gần 1000 dân công Hà Tĩnh đã khắc phục khó khăn gian khổ, lội suối, trèo đèo vận chuyển trên 500 tấn hàng hóa, bảo đảm cho các đơn vị bộ đội của bạn và của ta hoạt động suốt mùa khô 1973 - 1974. Đại đội dân công Can Lộc lên chiến chiến trường sớm nhất, trong điều kiện hoạt động phân tán vẫn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao. Đại đội dân công Hương Sơn có những chuyến đi đột kích, vượt đèo Côn-ca-cha bám sát đại đội 1, tiểu đoàn 50 phục vụ chiến đấu kịp
thời, đại đội dân công Đức Thọ hoạt động độc lập một hướng vừa vận chuyển vừa làm kho, làm đường, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành xuất sắc.
Trong 2 năm 1973 - 1974, các đơn vị quân tình nguyện Hà Tĩnh đã phối hợp với bạn đánh 31 trận lớn nhỏ, diệt hơn 200 tên địch, bắt sống 16 tên, thu nhiều vũ khí buộc địch phải co về phòng thủ ở thế bị động, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn giữ vững vùng giải phóng và thực hiện tấn công và nổi dậy giành chính quyền ở giai đoạn sau.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, kết thúc thời kỳ đấu tranh đầy gian khổ hy sinh của nhân dân và lực lượng vũ trang cả nước. Trên mặt trận phía Tây, các chiến sỹ tình nguyện Hà Tĩnh cũng vượt qua biết bao nhiêu gian khổ hy sinh, kiên trì bám trụ, giúp bạn đánh địch lấn chiếm, giữ vững vùng giải phóng, củng cố được thế phòng thủ ở vùng tiếp giáp, tạo thời cơ tổng tiến công nổi dậy giành chính quyền, giải phóng tỉnh Bôlykhămxay, góp phần cùng với lực lượng vũ trang cách mạng của bạn, giải phóng hoàn toàn đất nước Lào ngày 2 tháng 12 năm 1975.