8. Những chữ viết tắt trong đề tài
3.4.3. Xây dựng một lôgic nội dung phù hợp với đối tượng HS
Vật lí học đưa vào dạy học ở trường phổ thông không phải là Vật lí học được trình
được. Hơn nữa ta lại yêu cầu HS tự lực hoạt động để xây dựng và chiếm lĩnh kiến thức.
Bởi vậy, GV phải tìm một con đường thích hợp vừa với trình độ HS để họ có thể làm
được viếc ấy. Mặc dù nhiều khi Vật lí học trong nhà trường phổ thông đơn giản, dễ hiểu hơn Vật lí trong khoa học thật sự nhưng không được trái với tinh thần của khoa học hiện đại. Trong quá trình học lên các lớp trên, kiến thức của HS sẽ được hoàn chỉnh, bổ sung
thêm, tiếp cận ngày càng gần hơn với Vật lí hiện đại.
Sau khi chọn một yêu cầu thích hợp với một nội dung khoa học, còn cần phải lựa
chọn một con đường hình thành thích hợp. Theo quan điểm hoạt động, dạy học là liên tiếp tổ chức cho HS tự lực hoạt động để giải quyết vấn đề, qua đó mà chiếm lĩnh tri thức.
Bởi vậy, GV cần phải phân chia một vấn đề lớn thành một chuỗi những vấn đề nhỏ mà HS có thể lực lực giải quyết được với sự hướng dẫn cần thiết của GV. Trong chuỗi các
vấn đề nhỏ ấy, có những vấn đề HS có thể vận dụng kiến thức, phương pháp đã biết để
giải quyết và cũng có những vấn đề phải đòi hỏi kiến thức mới, phương pháp mới. Trong chương trình và SGK hiện nay, đãđưa ra một lôgic trình bày kiến thức phù hợp với trình
độ chung của đa số HS trong cả nước. Tuy nhiên đối với mỗi đối tượng HS cụ thể ở từng
vùng, từng trường, từng lớp, GV vẫn có thể và cần thiết tự hoạch ra một con đường thích
hợp, có những nét riêng phù hợp với HS của mìnhđể có thể đưa họ đến một mục tiêu như quy định trong chương trình chung. Xét về mặt này thì công việc của người GV luôn luôn đòi hỏi một sự sáng tạo, chứ không phải chỉ nhắc đi nhắc lại như trong lối dạy học giảng
giải minh họa, truyền thụ một chiều.