8. Những chữ viết tắt trong đề tài
3.2.4. Vai trò của giáo dục trong việc hình thành các năng lực
Giáo dục là một loại hoạt động chuyên môn của xã hội, nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người (trong đó có năng lực) theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Sự hình thành và phát triển năng lực của HS lại phải thông qua chính hoạt động của
HS trong mối quan hệ với cộng đồng. Bởi vậy, nhà trường hiện đại phải là nhà trường
hoạt động, lấy hoạt động của HS làm động lực chính để đạt được mục đích đào tạo. Chỉ
có dạy học trong nhà trường mới có khả năng tạo ra những loại hoạt động đa dạng, phong
phú, cần thiết, tạo điều kiện phát triển những năng lực khác nhau ở trẻ em, phù hợp với năng khiếu bẩm sinh của họ và yêu cầu của xã hội. Tất nhiên, không phải là nhà trường đóng cửa lại mà dạy, trái lại c hính nhà trường còn phải tạo điều kiện để cho mỗi cá nhân HS giao lưu với các thành viên khác trong nhà trường cũng như ngoài xã hội.
Chính trong dạy học có thể lựa chọn kỹ lưỡng những hình thức hoạt động, có sự định hướng chính xác, giúp cho HS sớm ý thức được những yêu cầu của xã hội đối với hoạt động của mỗi người trong những lĩnh vực khác nhau. Nhà trường cũng tích lũy được
những phương pháp tổ chức hoạt động học tập của HS có hiệu quả cao, tránh được sự mò mẫn của mỗi cá nhân.
Như vậy, giáo dục (dạy học) có thể mang lại những hiệu quả, những tiến bộ của mỗi
HS mà các yếu tố khác không thể có được. Đặc biệt, là dạy học có thể đi trước sự phát
Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý rằng trong khi dạy học có khả năng định hướng, thúc đẩy sự phát triển năng lực thì cũng có khả năng gò ép HS theo một khuôn mẫu cứng
nhắc, do đó hạn chế sự phát triển đa dạng ở họ. Tổ chức cho HS hoạt động, thông qua
hoạt động tích cực, tự lực mà chiếm lĩnh kiến thức, hình thành năng lực là phương pháp hữu hiệu để khắc phục xu hướng xấu đó.