8. Những chữ viết tắt trong đề tài
3.4.1. Tạo nhu cầu hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của HS
Có thể tạo ra nhu cầu, hứng thú bằng cách kích thích bên ngoài, chẳng hạn: khen thưởng, sự ngưỡng mộ của bạn bè, gia đình, sự hứa hẹn một tương lai tươi đẹp, thực tế
xây dựng quê hương, đất nước… Những sự kích thích này không được thường xuyên, bền vững và phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh của mỗi HS.
Nhu cầu hứng thú có thể nảy sinh ngay trong quá trình HT, nghiên cứu một môn học,
một bài học, nghĩa là từ nội bộ môn học, từ mâu thuẫn nội tại của quá trình nhận thức.
Những tình huống điển hình hay gặp trong dạy học Vật lí là:
a) Tình huống phát triển: HS đứng trước một vấn đề chỉ mới biết trước một phần, một
bộ phận, trong một phạm vi hẹp, cần phải được tiếp tục phát triển, hoàn chỉnh, mở rộng
sang những phạm vi mới, lĩnh vực mới. Phát triển hoàn thiện vốn kiến thức của mình luôn là niềm khao khát của trẻ. Ngoài ra, đó cũng là con đường phát triển của khoa học.
Quá trình phát triển, hoàn thiện vốn kiến thức sẽ đem lại những kết quả mới nhưng trong
quá trình đó, vẫn có thể sử dụng những kiến thức, kỹ năng và phương pháp đã biết cho đến lúc gặp mâu thuẫn không thể giải quyết được bằng vốn hiểu biết cũ.
b) Tình huống lựa chọn: HS đứng trước một vấn đề có mang một dấu hiệu quen thuộc có liên quan đến những kiến thức hay nhiều phương pháp giải quyết đã biết, nhưng chưa
biết chắc chắn có thể dùng kiến thức nào hay phương pháp nào sẽ mang lại kết quả chắc
chắn. HS cần phải lựa chọn, thậm chí còn phải làm thử mới biết được cách nào đem lại
kết quả như mong muốn.
c) Tình huống bế tắc: HS đứng trước một hiện tượng vẫn thường thấy nhưng không
hiểu vì sao, vẫn coi như một điều bí mật của tự nhiên. Bây giờ, họ được giao nhiệm vụ
phải tìm hiểu nguyên nhân, lý giải rõ ràng nhưng chưa biết dựa vào đâu.
d) Tình huống ngạc nhiên, bất ngờ: HS đứng trước một hiện tượng xảy ra theo một
chiều hướng trái với suy nghĩ thông thường, do đó kích thích sự tò mò, lôi cuốn sự chú ý
của họ tòm cách lý giải, phải bổ sung hoàn chỉnh hoặc phải thay đổi quan niệm cũ sai lầm
của mình.
e) Tình huống lạ: HS đứng trước một tình huống lạ có những nét đặc biệt lôi cuốn sự
chú ý của họ mà họ chưa thấy bao giờ.
Bởi vậy sự kích thích hứng thú phụ thuộc vào kỹ năng sử dụng phản xạ dò tìm, làm
tăng cường những biều hiện của nó trong quá trình học tập. Gây hứng thú với tài liệu học
tập, có nghĩa là gây nên một tình huống sao cho các năng lực nhận thức nội tại hoạt động.