Khái niệm năng lực tự học

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp tương tự quangcơ khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vật lí 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực tự học (Trang 54)

8. Những chữ viết tắt trong đề tài

3.3.Khái niệm năng lực tự học

Hoạt động tự học muốn diễn ra thực sự thì có một yêu cầu đặt ra là: cần phải hình thành

được ở người học năng lực tự học. Chỉ khi đã có được năng lực tự học trong bản thân mình, người học mới tự mình tiến hành việc học tập một cách tự chủ, độc lập, sáng tạo như đòi hỏi của giáo dục đào tạo ngày nay.

Năng lực của mỗi người dựa trên cơ sở tư chất, nhưng điều chủ yếu là năng lực hình thành, phát triển và thể hiện trong ho ạt động tích cực của con người dưới sự tác động của

rèn luyện, dạy học và giáo dục. Vậy người có năng lực tự học là người có khả năng tự

mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ, và có khi cả cơ bắp, cùng các phẩm chất, động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực

kiến thức nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình qua sách vở, qua

bạn bè, qua thầy cô.

Nếu xem nội lực là nhân tố quyết định sự phát triển của bản thân người học thì năng lực

tự học được xem là có ý nghĩa quyết định. Việc học nhất là tự học được lấy làm trung tâm. Trò là chủ thể –trung tâm tự mình chiếm lĩnh tri thức, chân lí bằng hành động của

chính mình, tự phát triển từ bên trong. Thầy là tác nhân, người hướng dẫn, người tổ ch ức, đạo diễn cho trò tự học. Người thầy giỏi là người biết dạy cho trò tự học. Người học giỏi là người biết tự học, biết sáng tạo suốt đời. Tự học không có nghĩa là học một mình,đơn

thân mà học trong sự tương tác với các bạn, trong môi trường xã hội, dưới sự hướng dẫn

của thầy và sự hợp tác của các bạn – ngoại lực. Ngược lại, tác động của thầy và môi

trường xã hội sẽ kém hiệu lực nếu không phát huy được năng lực tự học của người học.

Nói cách khác, quá trình tự học, tự nghiên cứu, cá nhân hóa việc học phải kết hợp với quá

trình hợp tác với các bạn trong cộng đồng lớp học và quá trình dạy học của nhà giáo. Kết

hợp quá trình dạy với quá trình tự học là nhằm làm cho “dạy và “tự học” cộng hưởng được với nhau tạo ra chất lượng và hiệu quả cao để đạt mục tiêu đào tạo con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lự tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng

đúng thực chất của nó là hệ phương pháp dạy tự học đã chỉ rõ: ng ười học, chủ thể của

hoạt động học, tự mình tìm ra kiến thức cùng với cách tìm ra kiến thức bằng hành động

của chính mình. Người học không phải được đặt trước những kiến thức có sẵn trong SGK

hay bài giảng được chuẩn bị sẵn của thầy mà tự đặt mình trước các tình huống, vấn đề

thực tế, cụ thể và sinh động của cuộc sống, từ đó thấy có nhu cầu hay hứng thú phát hiện

và giải quyết những vật cản, mâu thuẫn trong nhận thức của mìnhđể tự mình tiến xa “cái chưa biết”, “cái cần khám phá”, “cái mới”. Tự đặt mình vài tình huống học, người học

quan sát, suy nghĩ, tự nghiên cứu tra cứu, tự làm thí nghiệm, đặt giả thiết,đặt vấn đề... để

tự mình tìm ra kiến thức, chân lí cùng với cách xử lí tình huống, cách giải quyết vấn đề.

Tri thức và phương pháp, người học đã tự lực khám phá ra không rập theo một khuôn

mẫu có sẵn, đều là tri thức và phương pháp mới. Do đó, hoạt động tự lực, tự tìm ra cái

chưa biết mang tính sáng tạo đối với người học. Muốn phát huy năng lực tự học của HS thì cần phải rèn luyện phương pháp tự học cho HS, coi đây không chỉ là một phương tiện

nâng cao hiệu quả dạy học mà là một mục tiêu quan trọng của dạy học. Tự học là con

đường thử thách rèn luyện và hình thành ý chí caođẹp của mỗi con người trên con đường

lập nghiệp. Con người luôn luôn phải tự học để nâng cao học vấn. Vì tự học chính là một

biểu hiện rõ nét của chí lớn, lập nghiệp để hoà nhập với cộng đồng của mỗi con người.

Tự học là con đường tạo ra tri thức vững chắc, lâu bền cho mỗi con người trên hành trình

đi tìm kiến thức. Kiến thức do tự học đem lại bao giờ cũng vững chắc, lâu bền, thiết thực và đầy sáng tạo. Tự học đã vàđang trở thành chiếc chìa khoá mở cánh cửa thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Bất cứ một nền giáo dục hiện đại tiên tiến nào cũng đề cao năng

lực cá nhân, coi trọng vấn đề tự học, tự mình giáo dục, tự mình phát triển, tự mìnhđiều

khiển. Tự học là con đường tự khẳng định, là con đường sống, con đường thành đạt của

mỗi con người muốn bước vào lĩnh vực trí tuệ của thời đại mới. Tự học, tự vươn lên, tự

phát triển trí tuệ và nhân cách trong cuộc sống và hoạt động xã hội của mỗi công dân

chính là tích luỹ kho báu chất xám trí tuệ cho sự nghiệp chung của đất nước ta trong vận

hội mới ngày nay. Hình thành năng l ực tự học cho học sinhTHPT có nghĩa là hình thành

năng lực nhận thức tích cực, sáng tạo, chủ động cho HS. Là hình thành cho họ khả năng

phát huy tới mức cao nhất tính tự lực trong học tập và thể hiện được cá tính sáng tạo

riêng của mình, thực hiện tốt nhất những mục đích, nhiệm vụ mà môn học đề ra. Nói cách

họ. Cho nên, vai trò của các biện pháp nhằm hình thành năng lực tự học là vô cùng quan trọng. Như vậy, kết quả đầu ra cần đạt về năng lực tự học đối với học sinhTHPT:

a)Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trước đây và định hướng phấn đấu tiếp; mục tiêu học tập đặt ra chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập trung nâng cao hơn những

khía cạnh còn yếu kém.

b) Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng của

bản thân; tìmđược nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau;

thành thạo sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề

học tập của các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung; tự đặt được vấn đề học tập.

c) Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập;

suy ngẫm cách học của mình, đúc kết kinh nghiệm để có thể chia sẻ, v ận dụng vào các tình huống khác; trên cơ sở các thông tin phản hồi vạch kế hoạch điều chỉnh cách học để

nâng cao chất lượng học tập.

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp tương tự quangcơ khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vật lí 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực tự học (Trang 54)