Một số yêu cầu khi sử dụng sự tương tự và phương pháp tương tự

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp tương tự quangcơ khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vật lí 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực tự học (Trang 49)

8. Những chữ viết tắt trong đề tài

2.5.3.Một số yêu cầu khi sử dụng sự tương tự và phương pháp tương tự

Phương pháp tương tự sử dụng trong dạy học Vật lí nhìn chung cũng có các giai đoạn cơ bản như đã nêuở trên. Việc thực hiện các giai đoạn của PPTT nhiều khi kéo dài trong một số bài học. Yêu cầu cao nhất đối với việc sử dụng PPTT trong dạy học là: HS phải được tự lực cao ở mức có thể được trong tất cả các giai đoạn của PPTT, ngay cả ở giai đoạn lựa chọn đối tượng đang nghiên cứu.

Việc đề cập sự tương tự không phải lúc nào cũng như sự diễn ra trong lịch sử phát

triển Vật lí. Việc lựa chọn đối tượng so sánh, mức độ nông sâu của sự tương tự được đề

cập trong dạy học phụ thuộc không những vào cấu trúc và nội dung của chương trình học

tập mà còn phụ thuộc vào đặc điểm lứa tuổi của HS. Mặc dù vậy. đối tượng đem so sánh

Điều kiện cơ bản cho việc sử dụng PPTT đạt kết quả là HS phải có vốn hiểu biết về đối tượng đem so sánh từ những bài học t rước, từ kinh nghiệm sống hoặc dễ hình dung

đối với HS tuy mới tiếp xúc lần đầu.

Khi sử dụng sự tương tự, phải làm sáng tỏ phạm vi của sự tương tự, phát hiện không

những các dấu hiệu giống nhau mà còn cả những dấu hiệu khác nhau; đặc biệt là dấu hiệu khác nhau cơ bản để phân biệt chúng với nhau. Nhờ vậy, việc sử dụng sự tương tự sẽ

giúp hiểu sâu hơn các đối tượng đem so sánh và tránh được việc rút ra kết luận sai lầm.

Ví dụ:

+ Trong việc sử dụng sự tương tự giữa lực đàn hồi và lực liên kết phân tử, phải nhấn

mạnh với học sinh: Đây chỉ là sự minh họa cho dễ hiểu, chứ kích thước của các hạt nhỏ hơn rất nhiều hai quả cầu dù nhỏ đến mấy, lực giữa các hạt không phải là lực đàn hồi của

lò xo và cũng không phải chỉ có hai hạt.

+ Khi sử dụng sự tương tự giữa dòngđiện và dòng nước chảy, dần dần phải cho học

sinh rõ: Có một loạt các hiện tượng điện không có sự tương ứng ở dòng nước chảy như:

Dòng điện có thể là dòng chuyển động của các điện tích dương và điện tích âm, xung

quanh dây dẫn có dòng điện chạy qua tồn tại từ trường, các điện tích chuyển động trong

từ trường thì chịu tác dụng của lực Lorenxơ… Qua đó, HS sẽ hiểu hơn về dòngđiện và phạm vi của sự tương tự giữa dòngđiện và dòng nước chảy.

+ Khi sử dụng sự tương tự giữa dao động cơ học và dao động điện, bên cạnh việc nêu những sự giống nhau về các đặc trưng, quy luật biến đổi theo thời gian của các đại lượng tương ứng, cần chỉ ra rằng: Hai loại dao động này có bản chất Vật lí hoàn toàn khác nhau

(dao động cơ học là chuyển động của một vật nặng tuân theo định luật Niutơn, dao động điện là quá trình biến đổi của điện tích trong mạch điện tuân theo các định luật điện từ): trong trường hợp dao động cơ học của con lắc lò xo, lyđộ x có thể quan sát trực tiếp được, cònở dao động điện, sự biến thiên tuần hoàn của hiệu điện thế u và dòngđiện i chỉ

có thể nhận biết nhờ các máy đo điện, trong đó có dao động ký điện tử.

Phải lưu ý cho HS: Những kết luận rút ra bằng SLTT chỉ có tính chất giả thuyết, phải được kiểm tra ở bản thân đối tượng đang nghiên cứu thông qua thực nghiệm.

Chương 3.BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG LỰC TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp tương tự quangcơ khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vật lí 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực tự học (Trang 49)