Thu hẹp khoảng cách giữa người nông dân và chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp

Một phần của tài liệu thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 71)

CHO NÔNG DÂN

Bán chịu là một loại hình tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro nhất định cho người bán. Để hạn chế điều này thì bằng cách chỉ bán chịu cho người có khả năng trả nợ tốt như có giá trị đất nông nghiệp cao, thu nhập cao,thời gian sống ở địa phương lâu năm và có mối quen biết gắn bó lâu với mình. Điều đó làm hạn chế số tiền được chấp nhận cho mua chịu của nông hộ, mặc dù hình thức tín dụng này rất hữu ích cho cả người mua lẫn người bán. Vì vậy, để giúp các nông hộ có thể được chấp nhận cho mua chịu với số tiền nhiều hơn, các chủ thể có liên quan cần thực hiện các giải pháp bắt nguồn từ kết quả phân tích của bài viết như sau:

5.1. Có quan hệpháp lý rõ ràng giữa các bên tham gia mua bán chịu

Như kết quả trình bày ở trên thì quan hệ mua bán chịu vật tư nông nghiệp thì người mua không cần phải thế chấp bất cứ tài sản nào và không có hợp đồng mua bán nào giữa hai bên. Như thế, khi có tranh chấp giữa hai bên xảy ra thì pháp luật sẽ không có bất cứ căn cứ gì xảy ra. Số tiền mua chịu lớn nhất có thể lên đến 180 triệu đồng/ năm (khảo sát năm 2012). Với số tiền mua chịu vật tư lớn như vậy nếu người mua không trả thì chủ cửa hàng gặp rủi ro rất lớn. Ngược lại, nếu có hợp đồng mua bán giữa hai bên thì chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro cho mình, người nông dân sẽ có “động lực” trả nợ hơn. Bên cạnh đó không làm rạn nứt mối quan hệ được xây dựng tốt đẹp giữa hai bên qua nhiều năm, củng cố lòng tin cho người bán hơn.

5.2 Thu hẹp khoảng cách giữa người nông dân và chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp nông nghiệp

Các doanh nghiệp bán vật tư nông nghiệp cần mở rộng mạng lưới kinh doanh để rút ngắn khoảng cách giữa người bán và người mua bên cạnh đó có thể kiểm soát được những người mua chịu vật tư nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng có thể giảm được chi phí cho người nông dân dẫn đến người mua có được những thuận lợi nhiều nhất và người bán cũng tránh được những rủi ro.

Phát triển hệ thống giao thông nông thôn để người dân có thể giảm thiểu tối đa chi phí và khả năng tiếp cận được thị trường cao hơn dẫn đến nông sản bán ra giá cao hơn làm cho thu nhập của người nông dân ngày một được nâng lên.

5.3 Hộ nông dân nên tạo uy tín với người bán chịu vật tư nông nghiệp

Để có được nguồn vốn cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp người nông dân cần phải tạo được niềm tin cho người bán chịu vật tư nông nghiệp. Điều đầu tiên và tối quan trọng nhất là các hộ nông dân mua chịu phải thanh toán đúng hạn cho chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp vì họ cũng đi vay vốn của ngân hàng và người bán chịu cũng cần vốn để mua vật tư tích trữ bán cho nông dân trong vụ kế tiếp. Người nông dân có thể tạo mối quan hệ với chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp. Nếu quan hệ giữa hai bên càng tốt đẹp thì nông dân có thể dễ dàng được chấp nhận mua chịu với lãi xuất thấp và biết được chất lượng vật tư nông nghiệp.

Một phần của tài liệu thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 71)