Tình hình tham gia tín dụng của các hộ nông dân

Một phần của tài liệu thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 51)

Cơ cấuhộtham gia tín dụng

Theo số liệu điều tra thực tế 110 nông hộ vào năm 2012 trên địa bàn nghiên cứu, có 110 hộ tham gia tín dụng chiếm 96,36%, còn khoảng 3,64% trong tổng 110 hộ không vay bất kỳ từ nguồn nào do các hộ này có tiềm lực tài chính vững mạnh và không thích thiếu nợ ai. Trong các loại hình tín dụng thì loại hình mua chịu vật tư nông nghiệp được đa số nông hộ tham gia với 91 quan sát. Vì đây là loại hình tín dụng quen thuộc và gần gũi với người nông dân. 4 34 13 2 20 6 91 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Hình thức

Không vay Ngân hàng - QTD

Hội ND &

PN

Người cho

vay PCT & TL

Hụi Người thân, bạn bè

Mua chịu vật tư Số quan sát

Hình 4.1 Cơ cấu hộ tham gia tín dụng

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012

Qua hình 4.1 ta có thể thấy có 34 quan sát có vay từ các ngân hàng được ưu đãi và không được ưu đãi. Điều đó khẳng định người nông dân đã có những hiểu biết nhất định từ lợi ích vay vốn ngân hàng đem lại

Theo kết quả điều tra thực tế thì có 36 hộ có vay tín dụng chính thức chiếm 32,73% từ các ngân hàng và cá quỹ tín dụng nhân dân trong đó qua khảo sát thì đa số nông hộ vay từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vì khi vay ở đây họ được hưởng ưu đãi về lãi suất đối với nông dân. Bên cạnh đó một số nông hộ chỉ muốn vay ở các ngân hàng cổ phần vì được chấp nhận vay nhanh hơn và thủ tục không quá rườm rà vì đa số nông dân cần vốn vay nhanh để đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình. Có 14 hộ có vay từ các tổ chức tín dụng bán chính thức như các đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ

nữ, hay ở chính nơi họ làm việc nhưng do đặc thù của loại hình tín dụng bán chính thức là số tiền vay không được nhiều và chỉ xét trên một số tiêu chí như hộ nghèo hay phải tham gia hội mới được xét vay nên số hộ nông dân vay từ nguồn này rất hạn chế, được thể hiện qua bảng 4.5

Bảng 4.5 Các nguồn vay của hộ

Nguồn vay Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%)

Tín dụng chính thức 36 32,73

Tín dụng bán chính thức 14 12,73

Tín dụng phi chính thức 96 87,27

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012

Số hộ có vay từ tín dụng phi chính thức cao nhất qua điều tra thực tế có 96 hộ vay tín dụng phi chính thức chiếm tỷ trong 87,27%. Đa số các hộ vay phi chính thức từ các đại lý vật tư nông nghiệp, hụi hay vay từ người thân bạn bè. Đặc tính của tín dụng phi chính thức là thời gia chờ đợi ít có thể đáp ứng ngay nhu cầu vay vốn của nông hộ để cho nôngdân có vốn ngay cho quá trình canh tác nông nghiệp mặc dù lãi suất cao hơn rất nhiều so với vay từ các tổ chức tín dụng chính thức hay phi chính thức. Qua phân tích trên cho thấy rằng tín dụng phi chính thức không chỉ tồn tại song song mà còn lấn áp tín dụng chính thức. Mặc dù có các hộ đã vay từ các tổ chức tín dụng chính thức nhưng số tiền đó không đáp ứng được nhu cầu nguồn vốn của họ nên đã chấp nhận chịu “thua thiệt” để vay tín dụng phi chính thức.

Tình hình lượng vốn vay, chi phí vay và lãi suất

Số liệu ở bảng 4.6 cho thấy tín dụng phi chính thức là nguồn cung cấp lượng tiền cao nhất đặc biệt là mua chịu vật tư nông nghiệp với lượng tiền vay bình quân là 109,94 triệu đồng/hộ, chiểm tỷ trọng hơn 72,90%. Hai đối tượng cho vay chủ đạo đóng vai trò quan trọng trong tín dụng phi chính thức là các cửa hàng vật tư nông nghiệp và các tổ chức hụi. Trong đó những tổ chức hụi do những người quen biết cùng nhau chơi rồi cho vay lẫn nhau với số tiền vay trung bình là 35,37 triệu đồng/hộ nhưng lãi suất tương đối cao lên đến 28,75%/năm. Đây là hai đối tượng cho vay chiếm thị phần rất lớn ở nông thôn, do tính thuận tiện của nó nên khi các nông hộ có nhu cầu vay vốn thì họ nghĩ ngay đến, vì vậy các cửa hàng vật tư nông nghiệp và các tổ chức hụi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tín dụng nông thôn.

Bảng 4.6 Tình hình lượng vốn vay, chi phí và lãi suất trung bình năm 2012 Nguồn vay Số tiền vay bình quân (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Chi phí vay bình quân (ngàn đồng) Lãi suất bình quân (%/năm) 1. Tín dụng chính thức 32,00 21,21 503 11,16 Ngân hàng 32,00 21,21 503 11,16 Quỹ tín dụng nhân dân 0,00 0,00 0 0,00 2. Bán chính thức

(hội phụ nữ, hội nông

dân, …)

8,89 5,89 53 8,37

3. Phi chính thức 109,94 72,90 37 28,88

Hụi/hè 35,37 23,45 19 28,75

Người thân bạn bè 7,17 4,76 0 0,00

Người bán vật tư hay

các đại lý 67,40 44,69 92 29,01

Tổng 150,83 100,00 612

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012

Trong khi đó tín dụng chính thức cũng không kém phần quan trọng và được xem là lựa chon thứ hai chỉ đứng sau tín dụng phi chính thức, với110 hộ được khảo sát thì số tiền vay trung bình là 32 triệu đồng/hộ, tương đương với với lãi suất trung bình là 11,16%/năm. Nguồn tín dụng bán chính thức với hội nông dân, hội phụ nữ cũng góp phần cung cấp vốn cho các nông hộvới số tiền trung bình là 8,89 triệu đồng/hộ nhưng chiếm tỷ trọng tương đối thấp chỉ 5,89%. Mặc dù các nông hộ phải trả lãi rất cao khi đi vay từ các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp nhung họ vẫn chấp nhận vay vì số tiền vay được nhiều và thời gian chờ đợi ít, đáp ứng được nhu cầu cấp bách cho người đi vay của các hộ nông dân mà không cần thế chấp tài sản như vay tín dụng chính thức.

32,00 8,89 109,94 0 20 40 60 80 100 120 triệu đồng Vay tín dụng chính thức Vay tín dụng bán chính thức Vay tín dụng phi chính thức

Hình 4.2Lượng tiền vay trung bình của hộ năm 2012

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012

Bên cạnh đó, việc có quá nhiều trở ngại trong việc tiếp cận tín dụng chính thức nên người nông dân đã không còn thiết tha với loại hình tín dụng này. Họ luôn nghĩ rằng để đi vay vốn các tổ chức tín dụng cần phải có trình độ nhất định để đi vay vì thủ tục quá rườm ra dẫn tớihọ mất đi tự tin khi vay tín dụng chính thức. Đặc biệt họ rất lo sợ gặp rắc rối trong vấn đề pháp lý khi gặp rủi ro trong canh tác nông nghiệp.

Từ những vấn đề nêu trên đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho tín dụng phi chính thức mà điển hình là mua chịu vật tư nông nghiệp ngày càng phổ biến và phát triển rộng rãi trong thị trường tín dụng tại huyện Cờ Đỏ. Nhưng người nông dân cũng phải chịu thiệt thòi khi đầu vào của họ quá cao nếu mún vay tín dụng phi chính thức thì phải trả lãi suất lên đến 28,88%/năm.

11,16 8,37 28,88 0 5 10 15 20 25 30 %/năm Vay tín dụng chính thức Vay tín dụng bán chính thức Vay tín dụng phi chính thức

Hình 4.3 Lãi suất cho vay trung bình với các nông hộ của các nguồntín dụng năm 2012

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012

Lựa chọnkhi có nhu cầu vay vốncủa nông hộ

Qua bảng 4.7 có thể thấy rằng nếu nông hộ có nhu cầu vay vốn vào quá trình sản xuất nông nghiệp thì đa số các nông hộ sẽ tiếp cận tín dụng phi chính thức hay tín dụng chính thức. Lý do chỉ có 12 hộ chiếm 10,91% lựa chọn phương án tiếp cận tín dụng bán chính thức vì họ rất khó khăn khi tiếp cận loại hình tín dụng này vì đa số chỉ cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn vay hay những hộ có tham gia vào các tổ chức và có thông tin vay vốn. Bên cạnh đó khi vay tín dụng bán chính thức thì số tiền vay quá ít không đáp ứng nhu cầu của nông dân.

Bảng 4.7 Nhu cầu khi lựa chọn vay vốn

Tổ chức Tần số Tỷ trọng (%) Tín dụng chính thức Tín dụngbán chính thức Tín dụng phi chính thức 42 12 56 38,18 10,91 50,91 Tổng 110 100,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012

Có 56 hộ chiếm tỷ trọng 50,91% lựa chọn phương án tiếp cận tín dụng phi chính thức với hai phương thức chính là mua chịu vật tư và vay hụi. Khi

họ có nhu cầu cần vốn vì khi họ cần vay thì được đáp ứng ngay lập tức đây là điều rất cần thiết đối với nông dân vì họ không thể đợi lâu vì khi đó nông sản họ có thể bị ảnh hưởng bởi sâu, bệnh. Mặc dù lãi suất rất cao so với các loại hình tín dụng còn lại nhưng đa số nông dân đều chọn vay phi chính thức khi họ cần vốn. Bên cạnh đó có 38,18% nông hộ chọn tiếp cận tín dụng chính thức khi họ có nhu cầu vay vốn. Tín dụng chính thức có lợi thế là lãi suất cho vay thấp hơn tín dụng phi chính thức nhưng thủ tục có khi rườm rà và thời gia cấp vốn lâu nhưng có 42 hộ có thể chấp nhận được điều đó vì họ có thể giảm một phần nào chi phí trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Những khó khăn của nông hộ

Qua số liệu thống kê từ bảng 4.8 cho thấy, khó khăn lớn nhất của hộ canh tác nông nghiệp gặp phải là giá cả nông sản thấp và không ổn định với tỷ trọng 37,27% trong các khó khăn mà các hộ phải đối mặt phải. Khi nông dân tạo ra nông sản điều quan trọng đầu tiên và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ là giá cả cho nên nếu giá cả giảm sẽ làm cho các nông hộ giảm thu nhập và có thể dẫn đến lỗ trong canh tác nông nghiệp và ảnh hưởng việc đầu tư vào vụ mùa sau vì khi đó nông dân thiếu vốn để sản xuất kèm theo đó là số tiền đã mua chịu vật tư nông nghiệp chưa trả cho các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp có thể làm mất uy tín dẫn đến khó khăn trong việc mua chịu cho các vụ mùa sau. Trong những năm gần đây với sự nỗ lực của các cơ quan ban ngành đã làm thị trường đầu ra cho nông sản của nông hộ được mở rộng.

Bảng 4.8 Những khó khăn hộ gặp phải

Những khó khăn mà hộ thường gặp nhất Số quan sát Tỷ trọng (%)

Thiên tai (lũ lụt, hạn hán, …)

Mất mùa hay dịch bệnh

Thành viên trong gia đình mất việc

Thành viêntrong gia đình ốm đau

Giá cả sản phẩm thấp và không ổn định Thiếu vốn 4 32 2 2 41 29 3,64 29,09 1,82 1,82 37,27 26,36 Tổng 110 100,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012

Với 32 hộ nông dân đối mặt với khó khăn mất mùa hay dịch bệnh trong quá trình canh tác nông nghiệp. Theo tìm hiểu thực tế thì các dịch bệnh nông dân thường đối mặt phải là sâu rầy trên lúa và heo tai xanh ở gia súc. Những

loại dịch bệnh này làm giảm chất lượng nông sản của nông hộ dẫn đến giá cả thấp hơn so với nông sản khác. Đa số nông dân cho biết khi mắc phải dịch bệnh họ tự mua thuốc về chữa trị theo kinh nghiệm của mình mà không có bất kỳ sự hướng dẫn từ những kỹ sư nông nghiệp. Vì thế, dịch bệnh không những không được dập tắt mà còn có khi lan rộng hơn ảnh hưởng đễn nhiều khu vực khác gây nguy hiểm cho nông sản.

Bên cạnh đó có 26,36% nông hộ thiếu vốn trong quá trình sản xuất nông nghiệp dẫn đến nông dân gặp khó khăn trong việc mở rộng sản xuất đáp ứng mùa vụ. Đa số nông hộ không vay được vốn do họ không có tài sản thế chấp cho nên người cho vay không dám đặt lòng tin vào người nông dân khi họ gặp quá nhiều rủi ro trong quá trình canh tác nông nghiệp.

Trong số 110 hộ được điều tra thì có 4 hộ chiếm 3,64% thường gặp rủi ro do thiên tai (lũ lụt, hạn hán,…). Đây là điều kiện khách quan mà người nông dân không thể tránh khỏi. Đặc biệt là đến gần ngày thu hoạch khi gặp phải mưa to nhiều ngày làm cho nông sản hư hỏng, người nông dân khó thu hoạch nông sản khiến cho đời sống của nông dân càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Khó khăn tiếp theo mà các nông hộ thường gặp phải là thành viên trong gia đình mất việc và thành viên trong gia đình ốm đau cùng chiếm tỷ trọng 1,82%. Do ở nông thôn có ít việc làm nên chỉ tới mùa vụ mới có việc làm. Ở các vùng nông thôn đa số gia đình có đông con nên mất việc làm là điều khó tránh khỏi.

Một phần của tài liệu thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 51)