Kết quả thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 37)

Lĩnh vực nông nghiệp -Sản lượng lúa

Sản xuấtlúa là thế mạnh của huyện Cờ Đỏ từ lâu năm. Đây là khoản thu nhập chính của toàn huyện. Nhờ có diện tích đất canh tác lúa lớn mà giải quyết được phần nào vấn để việc làm cho bà con nông dân toàn huyện khi vào vụ mùa. 319.375 352.854 362.674 290.000 300.000 310.000 320.000 330.000 340.000 350.000 360.000 370.000 Tấn 2010 2011 2012 Năm Sản lượng lúa sản lượng lúa

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Cờ Đỏ, năm 2012

Hình 3.1 Tổng sản lượng lúa huyện Cờ Đỏ từ năm 2010 - 2012

Qua hình 3.1 trên cho thấy với lợi thế có diện tích đất nông nghiệp lớn nên sản lượng lúa hàng năm của huyện Cờ Đỏ đều lớn hơn 362.674 tấn năm 2012 và tăng đều từ năm 2010 – 2012 so với toàn thành phố Cần Thơ với tổng sản lượng 1.318 triệu tấn năm 2012, góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế của toàn thành phố. Sản lượng lúa tăng mạnh từ năm 2010 – 2012 tăng hơn 43.299 tấn là do nông dân đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật vào trong canh tác lúa cũng như áp dụng nhiều chương trình mới trong quá trình canh tác lúa như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” dẫn đến năng suất lúa tăng cả về số lượng lẫn chất lượng qua các năm của huyện Cờ Đỏ.

-Năng suất canh tác lúa

Năng suất lúa của toàn huyện tử năm 2011 – 2012 có sự giảm nhẹ từ 57,91 tạ/ha còn 57,75 tạ/ha do bà con nông dân đã tăng chất lượng sản phẩm

của lúa mình lên bằng cách sử dụng ít phân bón và thuốc trừ sâu dẫn đến năng suất có sự sụt giảm nhẹ nhưng không đáng kể. Năng suất lúa giảm chủ yếu do người nông dân phải đối mặt với nhiều dịch bệnh như sâu, rầy,…

57,89 57,91 57,75 57,00 57,50 58,00 Tạ/ha 2010 2011 2012 Năm

Năng suất lúa

Năng suất lúa

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Cờ Đỏ, năm 2012

Hình 3.2 Năng suất lúa huyện Cờ Đỏ từ năm 2010 – 2012

-Thành tựu kinh tế

Trong thành tựu của huyện Cờ Đỏ đạt được từ năm 2010 – 2012 thì đều tăng qua các năm. Năm 2010 thì tổng GDP của toàn huyện chỉ đạt gần 4.000 tỷ đồng và năm 2012 đạt gần 6000 tỷ đồng. Cho thấy rằng huyện đã nỗ lực rất nhiều để đạt được thành tựu trên đặc biệt là với những đầu tư về mặt giao thông của Chính phủ điển hình là tỉnh lộ 921.

Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh tế của huyện Cờ Đỏ các ngành qua các năm Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Khu vực nông lâm nghiệp thủy sản 2.005.581 2.881.264 2.973.522

Khu vực công nghiệp, xây dựng 473.331 549.731 675.752

Khu vực dịch vụ thương mại 1.095.121 1.374.450 1.608.000

Tổng 3.574.033 4.805.445 5.257.274

Qua các năm từ 2010 đến 2012 thì giá trị trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thuỷ sản luôn chiếm tỷ trong lớn hơn 60% giá trị kinh tế của toàn huyện điều này cũng phản ánh đúng thế mạnh của huyện với diện tích đất nông nghiệp lớn, hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng với đó là kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâu đời của người dân. Với những lợi thế đó giúp cho nền nông nghiệp của toàn huyện luôn đi lên cả sản lượng và chất lượng. Kế tiếp đó là giá trị trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại đứng kế tiếp sau khu vực nông lâm nghiệp thủy sản cho thấy huyện Cờ Đỏ cũng chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu vui choi và mua sắm của người dân giúp cho đời sống ngày càng hiện đại hơn.

Từ năm 2010 đến năm 2012 giá trị sản xuất ở khu vực nông lâm thủy sản của huyện Cờ Đỏ đều tăng và tăng khoảng 967.941 triệu đồng đây là thành tựu đạt được do huyện đã có những chính sách sát cánh cùng nông dân để làm ăn có hiệu quả hơn

Lĩnh vực kinh tế - xã hội

Huyện Cờ Đỏ là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển sản xuất nông nghiệp với 26.491,22 ha đất sản xuất cây hàng năm, trong đó tập trung nhiều nhất là trồng lúa.

Địa bàn huyện có Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nông nghiệp Cờ Đỏ, Nông trường Sông Hậu, Trại giống trực thuộc Công ty giống cây trồng miền Nam – là những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi, mô hình đưa cây màu xuống ruộng, nuôi cá trên ruộng lúa, nuôi cá ao thâm canh, chuyên canh, sản xuất cá giống từng bước được mở rộng; giữ vững quy mô đàn gia súc, gia cầm trên 450.000 con, … đã đưa giá trị sản xuất bình quân toàn huyện cuối năm 2010 đạt trên 68 triệu đồng/ha.

Với lợi thế có đường giao thông thủy bộ thuận tiện như đường tỉnh lộ 921, 922 nối liền trung tâm huyện với quận Ô Môn và quận Thốt Nốt, Quốc lộ 91; tuyến giao thông Bốn Tổng – Một Ngàn đi qua trung tâm huyện nối liền Quốc lộ 80 với thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang thi công sắp sửa hoàn thành cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giao thương giữa địa phương với địa bàn tỉnh Hậu Giang, huyện Vĩnh Thạnh và tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đều khắp, đặc biệt tuyến kinh Đứng và kinh xáng Thốt Nốt là hai tuyến giao thông thủy quan trọng tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các loại hình dịch vụ, thương mại,

nhất là các loại hình chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đa dạng được sản xuất tại địa phương. Vì vậy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng được mở rộng và giá trị ngày càng tăng cao, gópphần giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng ngàn lao động.

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ ngày càng mở rộng về quy mô. Chợ thị trấn Cờ Đỏ, Trung An đang dần trở thành trung tâm đầu mối trong việc phân phối, cung cấp hàng hóa cho các chợ xã trong và ngoài địa bàn, thu hút ngày càng nhiều tiểu thương và các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh.

Toàn huyện có 49 trường học gồm các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông với hơn 18.570 học sinh các cấp theo học. Chất lượng giáo dục hàng năm đều tăng, trong đó trường trung học phổ thông Hà Huy Giáp trong những năm gần đây luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu các trường trung học phổ thông toàn thành phố về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp. Đến nay huyện cũng đã có 07 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia và duy trì thành tích đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở. 07/10 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; hai xã Trung Hưng, Trung An và đến nay đã có 47/79 ấp được công nhận đạt danh hiệu văn hóa.

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong thời gian qua, phát huy tiềm năng, lợi thế, truyền thống của quê hương và quán triệt thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là tích cực hưởng ứng thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tin tưởng rằng huyện nhà sẽ tiếp tục gặt hái được những thành công trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lĩnh vực văn hóa – xã hội - Giáo dục và đào tạo

Năm 2011– 2012 chất lượng công tác giáo dục tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở, tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trung học phổ thông hệ bổ túc đều tăng so với năm học 2010 – 2011.

Quỹ khuyến học được cộng đồng các mạnh thường quân đóng góp 2,180 tỷ đồng hỗ trợ học sinh và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Qua các phong trào, các cuộc hội thi đã có 57 giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi cấp huyện, 22 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp thành phố, 134 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp thành phố, 269 học sinh giỏi cấp huyện và tổ chức thành

công các cuộc thu tuyên truyền sách, hội khỏe phù đổng cấp quốc gia, Olympic tiếng Anh, …

Công tác chăm lo giáo dục rất được quan tâm của chính quyền địa phương, tuy nhiên với cơ sở vật chất còn hạn chế làm cho mặt bằng giáo dục của huyện Cờ Đỏ không phát triển bằng các quận huyện còn lại của thành phố

Một phần của tài liệu thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 37)