Hệ thống TD phi chính thức bao gồm những giao dịch TD theo kiểu tài chính trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế nông thôn với nhau và những giao dịch tài chính gián tiếp không thông qua những TCTD hoạt động trong khuôn khổ của Luật TCTD. Hệ thống TD này gồm:
Hụi (họ)
Hụi (họ) là hình thức huy động và tiết kiệm vốn xoay vòng (miền Nam gọi là hụi, miền Bắc gọi là họ). Giống như các hình thức tiết kiệm xoay vòng khác, hụi (họ) gồm một nhóm các cá nhân quen biết, tin tưởng nhau cùng nhau tổ chức tiết kiệm và vay mượn xoay vòng. Chu kỳ của một hụi kết thúc khi tất cả hội viên một lần nhận được tổng số tiền huy động được tại mỗi lượt. Đây là hình thức hỗ trợ nhau giải quyết khó khăn trước khi có thể tiếp cận các nguồn
tài chính khác. Đặc điểm của loại hình này là không thế chấp tài sản, không thủ tục, ai cũng có thể tham gia, nhưng lãi suất cao vì tổng số tiền nhận ban đầu thấp hơn so với tổng số tiền phải trả sau cùng. Theo ước tính gần đây, khoảng 60 - 70% TD ở các khu vực nông thôn thuộc các hình thức này. Cụ thể, đối với địa bàn nghiên cứu, có 20 hộ trong tổng số 110 hộ được khảo sát đã tham gia loại hình TD này.
Vay mượn người thân, bạn bè
Hình thức TD này thường không phải trả lãi suất và kỳ hạn cũng linh hoạt, phụ thuộc vào mối quan hệ của người vay và người cho vay. Những khoản vay này được dựa trên mối quan hệ thân thiết của những người sống trong cùng một gia đình, có quan hệ huyết thống hoặc bạn bè quen biết. Họ có thể vay không lãi nếu họ gặp khó khăn, ví dụ như bệnh tật, lũ lụt hoặc để thực hiện tổ chức cưới hỏi, xây nhà, … thì người thân, bạn bè là nguồn TD đầu tiên họ cần đến. Việc hoàn nợ có thể được gia hạn nếu cần. Hình thức này phụ thuộc vào năng lực tài chính của người cho vay và uy tín của người đi vay.
Trong một cộng đồng nghèo, việc cho vay giữa bạn bè và người thân thường là rất hạn chế, loại hình này làm giàu thêm truyền thống tương thân tương ái, giữ vững tình làng nghĩa xóm ở nông thôn. Tuy nhiên, loại hình này cũng là một trong những hình thức cho vay chuyên nghiệp và số tiền vay đôi khi ít, trả nhiều lần nên lãi suất cũng rất cao và nó đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về vốn ở nông thôn. Theo số liệu khảo sát, có 6 hộ trong 110 hộ có tham gia loại hình thức vay mượn người thân, bạn bè, chiếm tỷ trọng 5,45%.
Người cho vay chuyên nghiệp
Người cho vay chuyên nghiệp thường là những gia đình giàu có sinh sống cùng trong làng xã, cộng đồng của những người đi vay. Điều này cho họ có lợi thế trong việc nắm rõ về tình hình khách hàng và có thể cưỡng chế trả nợ một cách hữu hiệu và đúng lúc. Do vậy, họ không cần thế chấp, cũng như các thủ tục giấy tờ phiền phức, chỉ cần tin tưởng lẫn nhau. Việc vay vốn được thực hiện bằng tiền mặt hoặc hiện vật, thường là ngắn hạn và lãi suất cực kỳ cao. Cụ thể, đối với người cho vay chuyên nghiệp, lãi suất trung bình 3,80%/tháng. Hình thức TD này chiếm tỷ trọng 10,67% lượng giao dịch TD tại địa bàn nghiên cứuvà chiếm 5,18% lượng giao dịch ở nông thôn Việt Nam. Đó cũng là lý do cho sự tồn tại và phát triển của loại hình TD này.
Người bán vật tư hay đại lý
Là trường hợp người nông dân không có tiền để mua hàng hóa thì người bán sẽ bán chịu và các nông dân sẽ trả khi thu hoạch xong vụ mùa thường là 3 tháng. Khi hộ nông dân không có tiền mua vật tư, người bán vật tư hay các đại
lý sẽ bán chịu cho nông dân các loại vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống,… với lãi suất tùy vào thỏa thuận giữa hai bên. Thông thường, các cửa hàng vật tư lợi dụng cơ hội này bán với giá cao để có lãi nhiều, bởi vì họ biết rằng khi đến điểm bón phân cho lúa, hoa màu thì người dân bắt buộc phải mua. Tuy vậy, đôi khi các chủ cửa hàng vật tư cũng bán cho nông dân mà không đòi hỏi lãi suất khi người này là khách hàng thường xuyên và lâu năm của họ.
Các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn khảo sát thường là cửa hàng đại lý cấp III nhận hàng từ các đại lý cấp II. Để đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp để cho nông dân sản xuất nông sản an toàn thì các cửa hàng vật tư nông nghiệp chỉ lựa chọn lấy hàng từ những nhà cung cấp có uy tín dù cho giá cả có cao hơn các loại vật tư nông nghiệp không rõ nguồn gốc. Để thuận tiện cho nông dân có thể có được vật tư ngay để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì các chủ cửa hàng vật tư đã tích trữ hàng sẵn trong kho với nhiều loại vật tư khác nhau để đáp ứng được nhu cầu của nông dân.
Nguồn: Tự tổng hợp
Hình 3.3: Hệ thống phân phối vật tư nông nghiệp
Tổng công ty vật tư nông nghệp
Đại lý cấp I
Đại lý cấp II
Chi nhánh ở thành phố, quận lớn
Nằm ở trung tâm huyện, khu thương mại
Nông dân
Nằm ở các xã, khu tập trung đông dân cư
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNGMUA BÁN CHỊU VẬT TƯ
NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1 MÔ TẢ KHÁI QUÁT MẪU QUAN SÁT
4.1.1 Tình hình cơ bản của hộ
Giới tính và dân tộc
Theo kết quả điều tra 110 hộ ở huyện Cờ Đỏ, tình hình nhân khẩu học của huyện như sau:
Bảng 4.1 Thống kê thông tin nhân khẩu học
Thông tin Tần số Tỷ trọng (%) Giới tính NamNữ 87 23 79,09 20,91 Dân tộc Kinh Khmer 108 2 98,18 1,82
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012
Dựa vào bảng thống kê ta thấy trong tổng số 110 hộ được điều tra thì đa số các chủ hộ là nam chiếm 79,09% tương ứng với 87 hộ và chủ hộ là nữ chiếm 20,91%tương ứng với 23 hộ trong tổng số 110 hộ. Chứng tỏ rằng, nam giới vẫn là trụ cột trong gia đình là người có tiếng nói và đưa ra các quyết định quan trọng nhất trong gia đình, do người dân cho rằng nam sẽ mạnh mẽ hơn trong việc đồng ruộng. Nên chủ hộ thường là nam, là người quyết định chính trong gia đình. Nên nếu chủ hộ có giới tính là nam thì sẽ nhạy bén trong hoạt động sản xuất kinh doanh hơn chủ hộ là nữ, vì phần lớn nữ là làm nội trợ và có vai trò thứ yếu trong hoạt động kinh doanh.
Qua bảng thông kế trên, có hơn 98,18% chủ hộ được phỏng vấn đều là dân tộc Kinh.Vì đa phần ở huyện Cờ Đỏ dân tộc kinh chiếm đa số và có thời gian sinh sống ở đây từ lâu đời và có truyền thống làm nông nghiệp.Bên cạnh đó, có 1,82% chủ hộ phỏng vấn là người Khmerchiếm tỷ trọng tương đối ít.
Nghề nghiệp
Ở huyện Cờ Đỏ đa số người dân có những ngành nghề chính như nông dân, nội trợ, kinh doanh nhỏ, công nhân viên chức và một số nghề khác. Huyện Cờ Đỏ có hơn 90% dân số làm nông nghiệp. Trong số 110 hộ được phỏng vấn thì số hộ làm nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các
ngành nghề điều này cũng dễ hiểu do đặc thù ở huyện Cờ Đỏ là một vùng đất nông nghiệp. Bảng 4.2 Nghề nghiệp của chủ hộ Nghề nghiệp Tần số Tỷ trọng (%) Nội trợ Nông dân
Kinh doanh, buôn bán nhỏ
Công nhân viên chức
Khác 9 95 2 2 2 8,18 86,36 1,82 1,82 1,82 Tổng 110 100,00
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012
Qua điều tra 110 nông hộ thì số nông hộ có nghề nghiệp là nông dân chiếm tỷ trọng cao nhất hơn 86,36%, 9 chủ hộ làm nghề nội trợ chiếm 8,18%, 2 chủ hộ có kinh doanh, buôn bán nhỏ và làm nông nghiệp chiếm 1,82%, 2 chủ hộ có làm việc trong các cơ quan nhà nước hay các đoàn thể chiếm 1,82%. Ngoài ra, có 2 chủ hộ làn những người lớn tuổi không có sức lao động hoặc về hưu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 1,82%.
Giá trị tài sản, diện tích đất nông nghiệp
Giá trị tài sản của các hộ được tính bằng tổng giá trị của diện tích đất thổ cư, đất nông nghiêp, đất nuôi thủy sản, nhà cửa, máy mócthiết bị, số tiền chơi hụi, số tiền gửi ngân hàng và các vật kiến trúc lâu bền có giá trị đã hình thành nên tổng giá trị tài sản của các hộ nông dân. Giá trị tài sản đánh giá được tình hình của hộ và nó thể hiện được thu nhập của hộ nông dân. Với các tài sản có được và được coi là vật thế chấp đảm bảo nhất khi đi vay từ các tổ chức tín dụng chính thức hay phi chính thức. Qua số liệu khảo sát thì giá trị tài sản của các hộ là 1.438,88 triệu đồng. Trong đó, hộ có tài sản nhỏ nhất là 195 triệu đồng và hộ có giá trị tài sản lớn nhất là 3.850 triệu đồng, với độ lệch chuẩn 717,02.
Bảng 4.3 Giá trị tài sản và diện tích đất nông nghiệp của hộ
Chỉ tiêu Trung bình nhNhấtỏ nhLớn ất Độ lệch chuẩn
Tổng giá trị tài sản (triệu đồng) 1.438,88 195 3.850 717,02 Diện tích đất nôngnghiệp (m2) 15.132,73 0 40.000 8.588,96 Giá trị đất nông nghiệp (triệu đồng) 1.006,73 0 2.600 557,79
Với tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện có diện tích lớn cho nên mỗi hộnông dân có thể sở hữu cho mình diện tích đất nông nghiệp trung bình 15.132,73 m2 với diện tích này canh tác phù hợp với nhu cầu cho riêng họ. Về giá trị diện tích đất nông nghiệp trung bình mỗi hộ có 1.006,73 triệu đồng để canh tác nông nghiệp đây là diện tích đất phù hợp cho mỗi nông dân canh tác nông nghiệp tạo ra nguồn thu nhập tương đối để cải thiện cuộc sống cho gia đình. Thực tế ở những nơi có điều kiện thủy lợi và giao thông thuận tiện thì diện tích đất nông nghiệp của các nông dân lớn hơn so với những nơi có điều kiện không thuận lợi.Qua bảng 4.3 ta có thể thấy rằng tài sản lớn nhất của các hộ nông dân chính là đất nông nghiệp chiếm hơn 69,97% trong tổng tài sản của gia đình. Điều này khẳng định rằng, huyện Cờ Đỏ là một huyện thuần nông là trọng điểm nông nghiệp của thành phố Cần Thơ.
Thời gian sống ở địa phương và kinh nghiệm canh tác nông nghiệp
Vì đây là ngành nghềcó từ lâu đời và là ngành không thể thiếu của huyện Cờ Đỏ nên những hộ canh tác nông nghiệp đều là những hộ sống ở địa phương từ rất lâu có trường hợp có hộ định cưtừ nhỏ nên đã tiếp thu được những kinh nghiệm canh tác nông nghiệp từ ông cha để lại nên có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Theo khảo sát thời gian sống ở địa phương trung bình của các hộ là 35,66 năm trong đó hộsống lâu năm nhất ở địa phương là 75 năm còn hộ sống địa phương ít nhất là 5 năm do mới di cư vào địa bàn huyện Cờ Đỏ đểlập nghiệp.
Bảng 4.4 Thời gian sinh sống ở địa phương và kinh nghiệm canh tác nông nghiệp của chủ hộ Đơn vị: năm Chỉ tiêu Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn
Thời gian sống ở địa phương 35,66 5 75 13,97
Kinh nghiệm canh tác nông nghiệp 21,77 3 50 8,87
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012
Như đã trình bày, đa số các hộ các hộ ở địa phương có thời gian càng dài thì càng có kinh nghiệm canh tác nông nghiệp cao. Trong 110 hộ qua điều tra thì nông dân có kinh canh tác nông nghiệp lâu năm nhất là 50 năm và hộ có kinh nghiệm canh tác nông nghiệp nhỏ nhất là 3 năm do mới chuyển nơi ở hay mới bắt đầu canh tác nông nghiệp, thời giantrung bình là 21,77 năm.
4.1.2 Tình hình tham gia tín dụng của các hộ nông dân
Cơ cấuhộtham gia tín dụng
Theo số liệu điều tra thực tế 110 nông hộ vào năm 2012 trên địa bàn nghiên cứu, có 110 hộ tham gia tín dụng chiếm 96,36%, còn khoảng 3,64% trong tổng 110 hộ không vay bất kỳ từ nguồn nào do các hộ này có tiềm lực tài chính vững mạnh và không thích thiếu nợ ai. Trong các loại hình tín dụng thì loại hình mua chịu vật tư nông nghiệp được đa số nông hộ tham gia với 91 quan sát. Vì đây là loại hình tín dụng quen thuộc và gần gũi với người nông dân. 4 34 13 2 20 6 91 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Hình thức
Không vay Ngân hàng - QTD
Hội ND &
PN
Người cho
vay PCT & TL
Hụi Người thân, bạn bè
Mua chịu vật tư Số quan sát
Hình 4.1 Cơ cấu hộ tham gia tín dụng
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012
Qua hình 4.1 ta có thể thấy có 34 quan sát có vay từ các ngân hàng được ưu đãi và không được ưu đãi. Điều đó khẳng định người nông dân đã có những hiểu biết nhất định từ lợi ích vay vốn ngân hàng đem lại
Theo kết quả điều tra thực tế thì có 36 hộ có vay tín dụng chính thức chiếm 32,73% từ các ngân hàng và cá quỹ tín dụng nhân dân trong đó qua khảo sát thì đa số nông hộ vay từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vì khi vay ở đây họ được hưởng ưu đãi về lãi suất đối với nông dân. Bên cạnh đó một số nông hộ chỉ muốn vay ở các ngân hàng cổ phần vì được chấp nhận vay nhanh hơn và thủ tục không quá rườm rà vì đa số nông dân cần vốn vay nhanh để đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình. Có 14 hộ có vay từ các tổ chức tín dụng bán chính thức như các đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ
nữ, hay ở chính nơi họ làm việc nhưng do đặc thù của loại hình tín dụng bán chính thức là số tiền vay không được nhiều và chỉ xét trên một số tiêu chí như hộ nghèo hay phải tham gia hội mới được xét vay nên số hộ nông dân vay từ nguồn này rất hạn chế, được thể hiện qua bảng 4.5
Bảng 4.5 Các nguồn vay của hộ
Nguồn vay Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%)
Tín dụng chính thức 36 32,73
Tín dụng bán chính thức 14 12,73
Tín dụng phi chính thức 96 87,27
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012
Số hộ có vay từ tín dụng phi chính thức cao nhất qua điều tra thực tế có 96 hộ vay tín dụng phi chính thức chiếm tỷ trong 87,27%. Đa số các hộ vay phi chính thức từ các đại lý vật tư nông nghiệp, hụi hay vay từ người thân bạn bè. Đặc tính của tín dụng phi chính thức là thời gia chờ đợi ít có thể đáp ứng ngay nhu cầu vay vốn của nông hộ để cho nôngdân có vốn ngay cho quá trình canh tác nông nghiệp mặc dù lãi suất cao hơn rất nhiều so với vay từ các tổ chức tín dụng chính thức hay phi chính thức. Qua phân tích trên cho thấy rằng tín dụng phi chính thức không chỉ tồn tại song song mà còn lấn áp tín dụng chính thức. Mặc dù có các hộ đã vay từ các tổ chức tín dụng chính thức nhưng số tiền đó không đáp ứng được nhu cầu nguồn vốn của họ nên đã chấp nhận chịu “thua thiệt” để vay tín dụng phi chính thức.
Tình hình lượng vốn vay, chi phí vay và lãi suất
Số liệu ở bảng 4.6 cho thấy tín dụng phi chính thức là nguồn cung cấp lượng tiền cao nhất đặc biệt là mua chịu vật tư nông nghiệp với lượng tiền vay