Tình hình nhu cầu mua chịu vật tư nông nghiệp
Mặc dù đa số các hộ đều tiếp cận tín dụng phi chính thức điển hình là mua chịu vật tư nông nghiệp nhưng có thể thấy rằng vẫn tồn tại những khó khăn đối với loại hình này. Qua bảng 4.9 có thể thấy rằng người nông dân không muốn mua chịu vật tư nông nghiệp do một số yếu tố như lãi suất cho vay cao, họ không thích thiếu nợ, không có khả năng trả nợ, hay nhu cầu họ cao hơn mức mà chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp cho họ mua chịu. Trong đó số hộ trả lời do lãi suất quá cao lên đến hơn 28,93%/năm (theo tác giả khảo sát) chiếm tỷ trong 16,36%, Rào cản lãi suất khiến cho nông dân không mua chịu vật tư nông nghiệp thay vào đó họ vay từ các tổ chức tín dụng khác với lãi suất thấp hơn để mua vật tư nông nghiệp trước khi mùa vụ bắt đầu để dự trữ sau đó sử dụng trong quá trình canh tác nông nghiệp. Khó khăn tiếp theo khiến các nông hộ không thích mua chịu vật tư nông nghiệp chiếm tỷ trọng 7,27% là họ không thích thiếu nợ vì họ sợ mất uy tín hay bị các chủ cửa hàng
vật tư nông nghiệp ép giá. Và những lý do như hộ không có khả năng trả nợ hay số tiền vay quá ít so với nhu cầu chiếm tỷ trọng lần lượt là 3,64% và 1,82% khiến cho nông hộ không thích mua chịu vật tư nông nghiệp.
Bảng 4.9 Những nguyên nhân nông hộ khôngtiếp cận đượcmua chịu vật tư nông nghiệp
Thông tin Tần số Tỷ trọng (%)
Không muốn vay
do
Lãi suất cao 18 16,36
Không thích thiếu nợ 8 7,27
Không có khả năng trả nợ 4 3,64
Số tiền vay quá ít so với
nhu cầu 2 1,82
Muốn vay nhưng không vay được
do
Không biết vay ở đâu 1 0,91
Không có tài sản thế chấp 7 6,36
Không quen người cho vay 9 8,18
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012
Bên cạnh những hộ khôngmuốn mua chịu vật tư nông nghiệp còn có một số hộ muốn mua vật tư nông nghiệp nhưng không được sự chấp nhận của chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp vì một số lý do khách quan. Trong đó lý do vì không quen với chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp nên không được mua chịu mà phải trả tiền mặt chiếm đa số với tỷ trọng hơn 8,18%. Cho thấy rằng tầm quan trọng của mối quan hệ giữa chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp và nông hộ trong quá trình mua bán chịu vật tư nông nghiệp. Thêm vào đó do không có tài sản gì thế chấp hay đemlại niềm tin cho chủ cửa hàng vật tư nôngnghiệpnên các nông hộ cũng không được vay chiếm tỷ trọng 6,36%. Vì chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp không muốn gặp rủi ro khi không biết được người mình bán chịu là người có tài sản như thế nào. Không biết vay ở đâu chiếm 0,91% tỷ trọng quá nhỏ vì đa số nông hộ đều biết chỗ mua chịu vật tư nông nghiệp.
Tài sản đảm bảo khi mua vật tư nông nghiệp
Nguyên tắc chung của quy chế vay và cho vay là phải có tài sản đảm bảo của bên đi vay cho bên cho vay. Nhưng trong mua chịu vật tư nông nghiệp thuộc loại hình tín dụng phi chính thức thì giữa nông dân và chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp chủ yếu dựa vào uy tín và quen biết giữa hai bên mà chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp chấp nhận cho nông dân mua chịu mà không cần bất cứ tài sản đảm bảo gì thế chấp hay còn gọi là tín chấp.
Bảng 4.10 Hình thức tài sản đảm bảo Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng(%) Phải thế chấp Không phải thế chấp 0 91 0 100
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012
Qua bảng 4.10 ta có thể thấy rằng 91 nông dân ở huyện Cờ Đỏ khi mua chịu vật tư nông nghiệp đều không cần bất cứ tài sản thế chấp gì cho chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp. Điều này có thể dễ hiểu rằng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân có kịp vật tư nông nghiệp phục vụ cho quá trình canh tác nông nghiệp thì khi nông dân có nhu cầu thì các chủ cửa hàng vật tư đáp ứng ngay mà không cần bất cứ thế chấp vật gì. Hệ quả chủ cửa hàng có thể gặp rủi ro lớn khi chấp nhận cho nông dân mua chịu vật tư. Dẫn đến lãi suất mà chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp tính cho nông dân mua chịu vật tư lên đến hơn 29,93%.
Mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ khi mua chịu vật tư nông nghiệp
Người bán vật tư nông nghiệp luôn quan tâm rằng khi nông hộ mua chịu vật tư nông nghiệp của mình họ có sử dụng đúng mục đích hay không. Hay vì lý do cấp bách mà nông dân bán vật tư nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu cấp bách của mình (người thân ốm đau, trả nợ tín dụng đen, …). Việc làm đó của nông dân cóthể làm cho chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp gặp khó khăn trong quá trình đòi nợ.
Bảng 4.11 Mục đích sử dụng vật tư nông nghiệp mua chịu của nông dân
Mục đích Tần số Tỷ trọng(%)
Sản xuất kinh doanh
Tiêu dùng Trả nợ 91 0 0 100 0 0
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012
Từ bảng 4.11 chỉ ra rằng nông dân ở huyện Cờ Đỏ khi mua chịu vật tư nông nghiệp thì sử dụng duy nhất vào mục đích canh tác nông nghiệp để tạo ra lợi nhuận chứ không sử dụng sai mục đích ban đầu như tiêu dùng hay trả nợ. Với 91 số nông dân mua chịu vật tư nông nghiệp đều trả lời là sử dụng vật tư nông nghiệp vào trong sản xuất dẫn đến mối quan hệ giữa chủ cửa hàng bán
chịu và nông dân ngày càng tốt đẹp hơn. Dẫn đến số lần mà nông dân được chấp nhận mua chịu từ chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp lên đến 21,91 lầm tính đến hết năm 2012 (số liệu tổng hợp).
Nguồn thông tin tín dụng đối với các hộ mua chịu vật tư nông nghiệp
Thông thường nông dân quyết định mua chịu vật tư nông nghiệp chủ yếu thông tin do mình tự tìm hiểu hay có sự tham khảo từ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè. Thông tin từ người thân bạn bè có tần số 10 lựa chọn chiếm 10,99%. Thông tin từ người thân bạn bè chủ yếu là những người cùng làm nghề nông, qua kinh nghiệm làm nông nghiệp họ chia sẻ nhau thông tin về những cửa hàng vật tư nông nghiệp có những điều kiện thuận lợi như chất lượng vật tư nông sản tốt, giá thấp, thời gian cho mua chịu lâu hơn,… từ những thông tin tham khảo từ người thân, bạn bè nông dân có thể lựa chọn cho mình cửa hàng vật tư nông nghiệp mua chịu cho mình.
Bảng 4.12 Thông tin khi mua chịu vật tư nông nghiệp
Thông tin Tần số Tỷ trọng(%)
Từ sự giới thiệu của người thân, bạn bè Tự tìm thông tin 10 81 10,99 89,01 Tổng 91 100,00
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012
Bên cạnh đó đa số nông dân chon cửa hàng vật tư nông nghiệp mua chịu do tự tìm thông tin, có 81 lựa chọn trọng 91 người mua chịu vật tư nông nghiệp chiếm 89,01%. Người nông dân có thể thay đổi nhiều cửa hàng mua vật tư nông nghiệp qua các vụ mùa. Để sau đó họ có thể đưa ra quyết định cửa hàng vật tư nông nghiệp phù hợp nhất cho mình.
Một số chỉ tiêu trong quan hệ mua chịu vật tư nông nghiệp
Theo tìm hiểu thực tế về tính hình mua chịu vật tư nông nghiệp ở huyện Cờ Đỏ thì chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp sẽ bán giá cao hơn giá trả ngay bằng tiền mặt khi nông dân mua chịu vật tư phần đó cũng coi như là lãi suất khi nông dân mua chịu vật tư nông nghiệp. Qua điều tra 110 hộ nông dân với số hộ có mua chịu vật tư nông nghiệp là 91 hộ thì lãi suất trung bình mà các hộ này phải trả khi mua chịu vật tư nông nghiệp là 29,93%/năm lãi suất này cao hơn lãi suất khi vay các tổ chức tín dụng chính thức (11,5%/năm) khoảng 2,8 lần. Mặc dù lãi suất cao hơn rất nhiều nhưng người nông dân vẫn chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp vì tính thuận tiện đáp ứng ngay khi họ có nhu cầu
sử dụng vật tư nông nghiệp vào trong sản xuất nông nghiệp. Nếu đặt lên bàn cân giữa lãi suất và thủ tục vay vốn giữa các tổ chức tín dụng chính thức và các tổ chức tín dụng phi chính thức mà đại diện là cửa hàng vật tư nông nghiệp ta có thể thấy rằng thủ tục khi vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức quá rườm rà tốn nhiều thời gian để nông dân có vốn phục vụ cho sản xuất, vì vậy không đáp ứng được kịp thời vụ sản xuất của người nông dân mặc dù lãi suất thấp hơn rất nhiều so với ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Vì vậy, người nông dân sẵn sàng chấp nhận mua chịu vật tư nông nghiệp cho dù họ chịu thiệt rất nhiều.
Bảng 4.13 Những chỉ tiêu về mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ
Chỉ tiêu Trung bình
Lãi suất (%/năm)
Số lần vay đếnhết năm 2012 (lần)
Thời gian trả chậm (tháng)
Số tiền trả chậm (%của tổng số tiền phải trả)
29,93 21,91 3,65 0,99
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực tế năm 2012
Số lần mua chịu vật tư nông nghiệp của 91 hộ nông dân được phỏng vấn là 21,9 lần. Cho thấy nông dân đã có thói quen mua chịu vật tư nông nghiệp từ rất lâu vì những lợi ích của nó đem lại và theo truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu năm. Theo khảo sát từ các nông hộ thì mỗi năm người nông dân mua chịu từ 2 đến 3 lần vật tư nông nghiệp tương ứng với người nông dân canh tác 2 hay 3 vụ trong năm.
Thời gian ứng trước/ trả chậm là khoảng thời gian chủ vật tư nông nghiệp cho các nông dân mua thiếu. Trung bình các nông dân mua chịu vật tư nông nghiệp được chủ cửa hàng cho mua thiếu khoảng 3,65 tháng. Khoảng thời gian đó đủ cho nông dân sản xuất và thu hoạch để có tiền trả các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp (tương ứng với một vụ sản xuất). Nếu sau khoảng thời gian trả chậm này nếu nông dân không thanh toán kịp thời cho các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp thì sẽ phải trả thêm phần lãi suất lên đến 30%/tháng cho số tiền chưa trả, vì chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp cũng phải vay vốn để có tiền mua vật tư nông nghiệp tích trữ để bán cho nên họ cũng phải trả lãi suất khi vay.
Số tiền ứng trước/ trả chậm (% của tổng số tiền phải trả) trung bình là 0,99% từ các hộ mua chịu vật tư nông nghiệp. Đa sốngười nông dân có thể mua chịu hoàn toàn số tiền vật tư nông nghiệp do uy tín họ cao bên cạnh đó cũng do mối quen biết từ lâu năm giữa hai bên. Nhưng cũng có một số nông
dân phải trả trước 1 số tiền cho chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp để có niềm tin cho chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp.
4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ SỐ TIỀN ĐƯỢC CHẤP NHẬN MUA CHỊU CỦA