Hệ thống tín dụng chính thức là hình thức huy động vốn và cho vay thông qua các tổ chức trung gian tài chính và hoạt động công khai theo pháp
luật, bao gồm hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, ngân hang chính sách,… hệ thống tín dụng chính thức ở huyện Cờ Đỏ bao gồm:
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là NH có uy tín hàng đầu Việt Nam, là NH duy nhất có mạng lưới hoạt động đến bảng, làng, xóm và hải đảo trên lãnh thổ Việt Nam. NH hoạt động theo mô hình tổng công ty từ những năm 1990, có tư cách pháp nhân, hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng. NHNo & PTNT thực hiện việc kiểm toán kinh tế hàng năm và được nhận xét là một NH lành mạnh, đủ tin cây. NH tổ chức và hoạt động theo Luật các TCTD, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, có chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH phục vụ cho phát triển của đất nước.
Vốn TD của NHNo & PTNT chủ yếu phục vụ cho các hộ sản xuất, đồng thời tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép các hộ vay vốn lên đến 10 triệu đồng mà không cần tài sản thế chấp từ NHNo & PTNT điều này đã làm tăng khả năng tiếp cận tín dụngcủa hộ nông dân. Khi cần thế chấp, chủ hộ có thể sử dụng giấy chủ quyền sử dụng đất có giá trị quy định bởi chính phủ như tài sản thế chấp.
Từ khi thành lập vào năm 2009 cho đến nay địa điểm ở Ấp Thới Hòa – Thị trấnCờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ thành phốCần Thơ, NHNo & PTNT chi nhánh Cờ Đỏ đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của toàn huyện. Tín dụng ngân hàng tài trợ cho hộ nông dân sản xuất chuyển biến tích cực, phù hợp với xu thế phát triển của huyện Cờ Đỏ là nông nghiệp đi đầu. Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và nông dân ngày càng được mở rộng hơn, tạo điều kiện cho nông dân có thể dễ dàng tiếp cân được nguồn tín dụng để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm tín dụng ngày càng đa dạng hơn, với nhiều gói tín dụng hỗ trợ của chính phủ, điều đáng kể nhất là ngân hàng ngày càng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, bỏ bớt rào cản về tài sản mà trước đây mà trước đây luôn luôn được đặt trước các hộ nông dân có ý muốn vay vốn.
Với chức năng là tổ chức kinh doanh tiền tệ, TD của một NH quốc doanh, cùng với thế mạnh là hoạt động tại một địa bàn kinh tế tậptrung sôi nổi trong tỉnh cũng như trên địa bàn huyện, NHNo & PTNT huyện Cờ Đỏ đã tìm mọi biện pháp tích cực để huy động vốn, thực hiện chiến lược “nông dân là trọng tâm”. Nhờ đó nguồn vốn của NH ngày càng tăng, ngày càng tạo được
quy tín với khách hàng qua chất lượng phục vụ, cũng như phù hợp với mọi loại hình thanh toán mà các tầng lớp, dân cư cần thực hiện.
Ngân hàng Chính sách xã hội
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Cờ Đỏ được thành lập khá sớm. Ngay sau khi thành lập và đi vào hoạt động, lãnh đạo chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngân hàng có thể phát triển tốt hơn. Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Cờ Đỏ đã góp phần không nhỉ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ sinh viên có thể vay vốn đểtiếp tục việc học tập,…
Các ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp hoạt động giống như các doanh nghiệp khác trên thị trường. Hoạt động kinh doanh NH là hoạt động trong môi trường cạnh tranh quyết liệt và chứa đựng nhiều rủi ro nhất, cả về tính đa dạng và mức độ thiệt hại. Các NHTM với tư cách là trung gian đứng ra huy động vốn để cung cấp vốn cho nền kinh tế hoạt động, TD luôn chiếm vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các NH trên địa bàn chưa thật sự sôi động. Trên địa bàn nghiên cứu, một số NHTM đang hoạt động như: chi nhánh ngân hàng Pvcombank, ngân hàng Đông Á.
Các ngân hàng thương mại đã hỗ trợ phần nào nhu cầu của nông dân. Nhưngvới những rào cản về lãi suất và thủ tục thì các ngân hàng thương mại vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu của nông hộ.
Quỹ tín dụng nhân dân(QTDNN)
Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình TCTD hợp tác, được Chính phủ cho phép thành lập từ năm 1993 nhằm góp phần đa dạng hóa loại hình TCTD hoạt động trên địa bàn nông thôn, tạo lập một mô hình kinh tế hợp tác xã kiểu mới hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, TD và NH có sự liên kết chặt chẽ vì lợi ích của thành viên QTDND, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn,… thể hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn.
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay đối với các thành viên ở các khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi mặt bằng nền kinh tế, trình độ còn thấp, sản xuất kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro (như phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan mang tín thời vụ, thiên tai, giá cả, …). Thủ tục cho vay, nhận tiền gửi rất đơn giản và phù hợp với trình độ của người nông dân. QTDND áp dụng mức lãi suất khác nhau tùy thuộc vào từng
vùng và thường cao hơn so với NHNo & PTNT. Mặc dù lãi suất cao hơn, nhu cầu vốn vay từ QTDND vẫn giữ ở mức cao do thủ tục đơn giản, dịch vụ thuận tiện và gần gũi với khách hàng. QTDND có quan hệ gần gũi với người nông dân trong làng xã nhưng quy mô hoạt động, năng lực tài chính của các QTDND thường nhỏ bé, trình độ quản lý, nhận thức của đội ngủ cán bộ và nhân viên còn hạn chế, bất cập. Hiện nay, trên địa bàn huyện Cờ Đỏ các QTDND được phân bổ ở hầu hết các trung tâm xã, thị trấn.
Quỹ tín dụng nhân dân không có được các lợi thế như các NHTM, đó là không được tham gia vào thị trường vốn, thị trường liên NH, được NHNN cho vay tái cấp vốn, … Các QTDND là các pháp nhân độc lập về kinh tế, hoạt động riêng lẻ trên địa bàn nhiều vùng khác nhau nhưng lại có cùng một tên gọi, chung một biểu tượng, mô hình tổ chức và phương thức hoạt động kinh doanh, đồng thời khả năng “miễn dịch”, tự bảo vệ của mỗi QTDND còn rất hạn chế. Vì vậy, khi một QTDND gặp khó khăn thì khả năng lây lan sang các QTDND khác trong hệ thống là rất cao, nếu không có giải pháp xử lý kịp thời thì nguy cơ đổ vỡ duy truyền hệ thống là khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, hoạt động của QTDND trong những năm qua đã góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương, làm cho bộ mặt nông thôn Việt Nam ngày càng đổi mới. Nhiều QTDND đã tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng như góp quỹ tình nghĩa, quỹ từ thiện, trao học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó,… trong đó, một số QTDND có doanh số hoạt động lớn, thu nhập cao có điều kiện tham gia tích cực vào phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “lá làm đùm lá rách”,… niềm tin của người dân đối với Đảng và nhà nước ngày càng được tăng thêm. Đặc biệt, ở nhiều địa phương đồng vốn của QTDND đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các hợp tác xã, tổ hợp tác khác.