PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 30)

2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Để có thông tin phục vụ cho nghiên cứu này, tác giả đã chọn ra một số xã trong 10 đơn vị hành chính của huyện: thị trấn Cờ Đỏ và các xã Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, Thới Hưng, Thạnh Phú, Trung Hưng, Trung An và Trung Thạnh.

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: được cung cấp bởi các cơ quan hữu quan trên địa bàn huyện như Ủy ban nhân dân huyện Cờ Đỏ, Phòng môi trường và tài nguyên

thiên nhiên huyện Cờ Đỏ, Chi cục thống kê huyện Cờ Đỏ, và các bài báo nghiên cứu khoa học, thông tin trên báo, đài,… có liên quan.

- Số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 110 nông hộ ở huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Cụ thể sẽ chọn ngẫu nhiên từ 9 xã và 1 thị trấn thuộc huyện Cờ Đỏ để tiến hành thu thập thông tin. Các thông tin này sẽ phục vụ cho việc phân tích thực trạng mua bán chịu vật tư nông nghiệp của nông dân huyện Cờ Đỏ.

2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu

- Đối với mục tiêu 1: đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng mua bán chịu vật tư nông nghiệp của nông dân huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ từ năm 2011-2012.

- Đối với mục tiêu 2,3: sử dụng phương pháp hồi quy với hai mô hình Probit và Tobit. Mô hình Probit dùng để đo lường khả năng được mua chịu vật tư nông nghiệp của các hộ nông dân, trong đó mô hình Tobit được dùng để đo lượng tiền được mua thiếu vật tư nông nghiệp của các nông hộ.

Mô hình Probit

Mô hình Probit được sử dụng nhằm ước lượng xác suất xảy ra biến phụ thuộc như là một hàm số của các biến độc lập

Mô hình hồi quy có dạng: Yi= βi+ Xi

n

i i

1 + e

Trong đó: Yiđược gọi là biến phụ thuộc, biến này đo lường khả năng mua chịu được vật tư nông nghiệp theo hai khả năng là mua chịu được (có giá trị 1) và không mua chịu được (có giá trị 0).

       0 0 0 1 * * Y Y Y i i i khi khi

- Xi: là các biến độc lập có ảnh hưởng đến việc mua chịu vật tư nông nghiệp của các hộ nông dân.

- βi: hệ số hồi quy (i=1,n) - e: sai số.

Để xác định được số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ trong mẫu khảo sát, đề tài sử dụng phương pháp phân tích kinh tế lượng

bằng mô hình Tobit. Mô hình Tobit nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa số lượng biến động của biến phụ thuộc với các biến độc lập, trong đó giá trị của biến phụ thuộc bị chặn. Mô hình được trình bày như sau:

Trong đó:

- Yi: là biến số đo lường lượng tiền mua chịu vật tư nông nghiệp (triệu đồng).

- βi:là hệ số hồiquy của mô hình (i=1,n) - e: sai số

- Xi: là các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền được mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ.

Khái quát về các mô hình kiểm định Kiểm định đa cộng tuyến

Để kiểm định hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập đưa vào mô hình, nhiều tác giả trước đã sử dụng lệnh corr được hỗ trợ bởi phần mềm STATA để xác định sự tự tương quan giữa các biến độc lập. Nếu tương quan cặp giữa các biến giải thích cao (lớn hơn 0,8) thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến.

Đối với mục tiêu 4:Dựa vào kết quả nhận được từ việc phân tích những mục tiêu trên. Đề ra giải pháp nhằm nâng cao số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp cho các nông dân khi có nhu cầu, góp phần làm tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của nông hộ.

          0 0 0 * 0 * * Y X Y Y Y khi e khi i I  

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ.3.1.1Điều khiện tự nhiên 3.1.1Điều khiện tự nhiên

Quá trình phát triển

Huyện Cờ Đỏ được thành lập theo tinh thần Nghị định 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở chia tách từ huyện Ô Môn của tỉnh Cần Thơ. Khi mới thành lập huyện có 02 thị trấn, 12 xã gồm thị trấn Cờ Đỏ, thị trấn Thới Lai và các xã Định Môn, Trường Thành, Thới Thạnh, Trường Xuân, Trường Xuân A, Thới Lai, Xuân Thắng, Đông Hiệp, Thới Đông, Thới Hưng với dân số hơn 180.000 người. Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Thới Lai.

Tháng 03 năm 2009, thực hiện Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chínhphủ, huyện Cờ Đỏ tiếp tục được điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Thới Lai, thuộc thành phố Cần Thơ. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Cờ Đỏ mới gồm các xã của huyện Cờ Đỏ cũ như Đông Hiệp, Thới Đông, Thới Hưng vàthị trấn Cờ Đỏ; thành lập mới xã Đông Thắng trên cơ sở chia tách xã Đông Hiệp,xã Thới Xuân trên cơ sở chia tách xã Thới Đông; tiếp nhận bàn giao xã Thạnh Phú,Trung Hưng từ huyện Vĩnh Thạnh, xã Trung An, Trung Thạnh từ huyện Thốt Nốt.Trung tâm huyện được đặt tại thị trấn Cờ Đỏ.

Địa giới hành chính

Huyện có diện tích tự nhiên 31.047,67 ha, dân số 122.464 người, trong đó có hơn 9.000 người là đồng bào các dân tộc thiểu số (đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer).

Huyện có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Cờ Đỏ và các xã Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, Thới Hưng, Thạnh Phú, Trung Hưng, Trung An và Trung Thạnh. Địa bàn huyện có 79 ấp.

Vị trí địa lý

Huyện Cờ Đỏ là huyện vùng ven và nằm về phía tây của thành phố Cần Thơ, thành phố loại I trực thuộc Trung ương và là thành phố trung tâm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đông giáp huyện Thới Lai, Nam giáp huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), Bắc giáp quận Ô Môn và quận Thốt Nốt, Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh.

Khí hậu

Huyện Cờ Đỏnằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Khí hậu điều hoà dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28ºC, số giờ nắng trung bình cả năm : 2.249,2h. Lượng mưa trung bình năm: 1600 mm (năm 2000 khoảng 1.911, năm 2004 khoảng 1.416mm). Độ ẩm trung bình năm: 82% - 87% (thay đổi theo các năm). Gió có 2 hướng chính: Hướng Đông Bắc: từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô ). Hướng Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa mưa), Tốc độ gió bình quân 1,8 m/s. Ít bão nhưng thường có giông, lốc vào mùa mưa .

Thuận lợi: Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

Hạn chế: Mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới năng xuất nông sản;mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp.

Địa hình

Địa hình, địa mạo, địa chất:

Khu vực có địa hình bằng phẳng, có độ cao mặt đât tự nhiên so với xung quanh tương đối thấp. Hệ thống kênh rạch phong phú thuận lợi phong phú thuân lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.

Giao thông đường bộ: tỉnh lộ 922, 921 và quốc lộ 80 là tuyến đường thông thương quan trọng đi đến các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giangvà các tỉnh khác.

Địa mạobao gồm 3 dạng chính:

Ven sông Hậu hình thành dải đất cao (đê tự nhiên) và các cù lao ven sông Hậu.Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.

Địa chất: địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50m có hai loại trầm tích: Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ). `

Theo niêm giám thống kê của huyện Cờ Đỏ năm 2012 thì tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện là 27.519,89 ha chiếm 88,44% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện cho thấy huyện Cờ Đỏ có đầy đủ điều kiện để phát triển nền nông nghiệp với những điều kiện thuận lợi cả về khí hậu lẫn đất tự nhiên. Với diện tích đất phi nông nghiệp là 3.462,26 ha chiếm 11,13% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện cũng là một lợi thế giúp phát triển các ngành bổ trợ cho ngành nông nghiệp góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn huyện đi lên.

Bảng 3.1: Thống kê về diện tích đất tự nhiên của huyện Cờ Đỏ

Đơn vị: ha

Đơn vị Tổng diện tích tự nhiên

Chia ra Đất nông nghiệp Đất phi nông ngiệp Đất chưa sử dụng Thị trấn Cờ Đỏ 831,97 642,44 189,53 Xã Trung An 1.197,90 1.058,88 139,02 Xã Trung Thạnh 2.399,56 2.144,95 254,61 Xã Thạnh Phú 9.570,53 8.688,29 882,24 Xã Trung Hưng 3.459,87 3.127,52 332,35 Xã Thới Hưng 6.926,02 5.999,32 793,46 133,24 Xã Đông Hiệp 1.642,66 1.490,06 152,60 Xã Đông Thắng 1.501,82 1.131,86 369,96 Xã Thới Đông 1.915,92 1.728,39 187,53 Xã Thới Xuân 1.669,14 1.508,18 160,96 Tổng 31.115,39 27.519,89 3.462,26 133,24

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Cờ Đỏ, năm 2012

Xã thạnh phú có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.570,53 ha chiếm 30,76% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện và có 8.688,29 ha diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 31,57% diện tích đât nông nghiệp của toàn huyện. ở xã Thạnh Phú có tiềm năng phát triển nên nông nghiệp và được coi là hạt nhân thúc đẩy nền kinh tế cho toàn huyện Cờ Đỏ với sự đầu tư hệ thống kênh rạch và đê bao chống lũ. Toàn huyện Cờ Đỏ chỉ có 133,24 ha diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,43% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện nằm ở xã Thới

Hưng do đây là những vùng đất cù lao với giao thông khó khăn nên chưa được người dân khai phá sử dụng. Cho thấy rằng, huyện Cờ Đỏ đã sử dụng tối đa nguồn tài nguyên đất của mình để phục vụ cho phát triển kinh tế của toàn huyện đây được coi như là một lợi thế của huyện Cờ Đỏ.

3.1.2 Dân số

Huyện Cờ Đỏ có tổng cộng 10 xã và thị trấn có 79 ấp. Xã Thạnh Phú có sô ấp nhiều nhất trong toàn huyện với 16 ấp kế đến là thị trấn Cờ Đỏ có 9 ấp việc có nhiều ấp như vậy sẽ giúp các xã quản lý thuận tiện hơn tạo điều kiện cho vệc đảm bảo quan tâm đến đời sống của người dân hơn.

Toàn huyện Cờ Đỏ có 29.359 hộ trong đó các hộ tập trung ở các xã Trung Hưng, xã Thạnh Phú, xã Thới Hưng và thị trấn Cờ Đỏ vì ở những nơi này có diện tích đất nông nghiệp lớn hay có điều kiện giao thông thuận lợi và các trung tâm thươngmại.

Bảng 3.2 Đặc điểm dân số huyện Cờ Đỏ 2012

Đơn vị Số hộ (hộ) Dân số (người) Số ấp (ấp) Mật độ dân số (người/km2) Thị trấn Cờ Đỏ 3.215 13.132 9 1.571 Xã Trung An 2.405 10.718 5 891 Xã Trung Thạnh 3.965 17.234 6 715 Xã Thạnh Phú 4.990 21.456 16 223 Xã Trung Hưng 5.108 21.731 7 625 Xã Thới Hưng 3.432 15.314 8 220 Xã Đông Hiệp 1.655 6.935 6 420 Xã Đông Thắng 1.220 4.757 6 315 Xã Thới Đông 1.639 6.512 8 338 Xã Thới Xuân 1.730 7.578 8 452 Tổng 29.359 125.367 79

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Cờ Đỏ, năm 2012

Dân số của huyện Cờ Đỏ tập trung ở 2 xã là xã Thạnh Phú và xã Trung Hưng với tổng dân số của 2 xã này là 43.187 người chiếm hơn 34,45% dân số toàn huyện vì ở đây tập trung diện tích đất nông nghiệp lớn nên thu hút được người dân đến đây an cư lạc nghiệp phát triển nền kinh tế.

3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ. THÀNH PHỐ CẦN THƠ.

3.2.1 Kết quả - thành tựu đạt được

Lĩnh vực nông nghiệp -Sản lượng lúa

Sản xuấtlúa là thế mạnh của huyện Cờ Đỏ từ lâu năm. Đây là khoản thu nhập chính của toàn huyện. Nhờ có diện tích đất canh tác lúa lớn mà giải quyết được phần nào vấn để việc làm cho bà con nông dân toàn huyện khi vào vụ mùa. 319.375 352.854 362.674 290.000 300.000 310.000 320.000 330.000 340.000 350.000 360.000 370.000 Tấn 2010 2011 2012 Năm Sản lượng lúa sản lượng lúa

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Cờ Đỏ, năm 2012

Hình 3.1 Tổng sản lượng lúa huyện Cờ Đỏ từ năm 2010 - 2012

Qua hình 3.1 trên cho thấy với lợi thế có diện tích đất nông nghiệp lớn nên sản lượng lúa hàng năm của huyện Cờ Đỏ đều lớn hơn 362.674 tấn năm 2012 và tăng đều từ năm 2010 – 2012 so với toàn thành phố Cần Thơ với tổng sản lượng 1.318 triệu tấn năm 2012, góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế của toàn thành phố. Sản lượng lúa tăng mạnh từ năm 2010 – 2012 tăng hơn 43.299 tấn là do nông dân đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật vào trong canh tác lúa cũng như áp dụng nhiều chương trình mới trong quá trình canh tác lúa như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” dẫn đến năng suất lúa tăng cả về số lượng lẫn chất lượng qua các năm của huyện Cờ Đỏ.

-Năng suất canh tác lúa

Năng suất lúa của toàn huyện tử năm 2011 – 2012 có sự giảm nhẹ từ 57,91 tạ/ha còn 57,75 tạ/ha do bà con nông dân đã tăng chất lượng sản phẩm

của lúa mình lên bằng cách sử dụng ít phân bón và thuốc trừ sâu dẫn đến năng suất có sự sụt giảm nhẹ nhưng không đáng kể. Năng suất lúa giảm chủ yếu do người nông dân phải đối mặt với nhiều dịch bệnh như sâu, rầy,…

57,89 57,91 57,75 57,00 57,50 58,00 Tạ/ha 2010 2011 2012 Năm

Năng suất lúa

Năng suất lúa

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Cờ Đỏ, năm 2012

Hình 3.2 Năng suất lúa huyện Cờ Đỏ từ năm 2010 – 2012

-Thành tựu kinh tế

Trong thành tựu của huyện Cờ Đỏ đạt được từ năm 2010 – 2012 thì đều tăng qua các năm. Năm 2010 thì tổng GDP của toàn huyện chỉ đạt gần 4.000 tỷ đồng và năm 2012 đạt gần 6000 tỷ đồng. Cho thấy rằng huyện đã nỗ lực rất nhiều để đạt được thành tựu trên đặc biệt là với những đầu tư về mặt giao thông của Chính phủ điển hình là tỉnh lộ 921.

Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh tế của huyện Cờ Đỏ các ngành qua các năm Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Khu vực nông lâm nghiệp thủy sản 2.005.581 2.881.264 2.973.522

Khu vực công nghiệp, xây dựng 473.331 549.731 675.752

Khu vực dịch vụ thương mại 1.095.121 1.374.450 1.608.000

Tổng 3.574.033 4.805.445 5.257.274

Qua các năm từ 2010 đến 2012 thì giá trị trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thuỷ sản luôn chiếm tỷ trong lớn hơn 60% giá trị kinh tế của toàn huyện điều này cũng phản ánh đúng thế mạnh của huyện với diện tích đất nông nghiệp lớn, hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng với đó là kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâu đời của người dân. Với những lợi thế đó giúp cho nền nông nghiệp của toàn huyện luôn đi lên cả sản lượng và chất lượng. Kế tiếp đó là giá trị

Một phần của tài liệu thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)