Thí dụ như trong quy định nghĩa vụ quân sự 18 tuổi buộc phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, và khi tuổi tất cả nam giới phải báo cáo ngày cụ thể được xét

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu về các người chuyển giới, các vấn đề mà người chuyển giới tại việt nam đang gặp phải và các khuyến nghị về xã hội và pháp lý (Trang 98)

III. nhỮng thách thỨc cỦA ngưỜIchUYỂn gIỚ

21 Thí dụ như trong quy định nghĩa vụ quân sự 18 tuổi buộc phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, và khi tuổi tất cả nam giới phải báo cáo ngày cụ thể được xét

vụ quân sự, và khi 21 tuổi tất cả nam giới phải báo cáo ngày cụ thể được xét tuyển vào lực lượng quốc phòng. Lúc này bác sĩ quân y sẽ khám cho nam giới và những người nào có vẻ phù hợp sẽ thử vận may để quyết định xem họ có phục vụ thời hạn nghĩa vụ 2 năm không. Katoey với bộ ngực phụ nữ bị loại ra ngay không được tham gia vì mức độ nữ tính hóa quá mức của họ. Do ngầm định về liên hệ giữa vượt giới và sự rối loạn tâm lý, một katoey bị loại khỏi vòng tuyển quân sẽ nhận được một văn bản chính thức khẳng định lý do khiến cô ta không có khả năng phục vụ trong quân đội do căn bệnh tâm thần. Văn bản này trở thành giấy tờ thường trực của katoey và cô ta luôn bị yêu cầu trình ra mỗi khi xin việc trong một số nghề nghiệp nhất định như là khu vực nhà nước hay kinh doanh.

vượt giới như là căn bệnh tâm lý. Cách nhìn này ít khi bị thách thức, công việc càng thêm khó khăn bởi chẳng có nhóm vận động hành lang nào cho người chuyển đổi giới tính.

Ở Philippine, nhóm tác giả Winter, Rogando-Sasot và King (2007) chỉ ra rằng chẳng có từ Philippine thông dụng nào ứng với các thuật ngữ chuyển giới. Những người phụ nữ chuyển giới thường hay được gọi là bakla (trong tiếng Tagalog ngôn ngữ giới quý tộc phía Bắc) hay bayot (trong tiếng Cebuano, ngôn ngữ miền Trung và Nam). Tuy nhiên những từ này mô tả rất nhiều dạng nam giới mà hành vi của họ chệch khỏi các chuẩn giới nam. Dù chiếm số lượng đáng kể, nhưng những người chuyển giới cũng phải chịu đựng thái độ thành kiến và phân biệt đối xử. Nhiều người chuyển giới nam sang nữ ở Philippines cho biết bị áp lực từ gia đình phải thể hiện hành vi theo chuẩn mực giới trong thời ấu thơ và niên thiếu, bị phạt vì chệch khỏi các chuẩn này, và trong một số trường hợp bị buộc ra khỏi nhà. Bất kể họ làm nữ bao lâu, họ thành công như thế nào hay họ thay đổi cơ thể thành nữ nhiều thế nào, mọi người chuyển giới từ nam sang nữ Filipina đều được xem trong luật là nam giới. Điều này khiến họ phải chịu các định kiến mỗi lần họ phải trình giấy tờ: như khi xin vào khóa đào tạo đại học, mở tài khoản, cảnh sát kiểm tra giấy tờ tùy thân hoặc du lịch nước ngoài. Xin việc có vẻ thể hiện các thách thức nhất định. Ngay cả với những chủ lao động tự nhận không có thành kiến hẳn cũng lo ngại các nhân viên khác và khách hàng sẽ phản ứng ra sao về một đồng nghiệp chuyển giới. Trường học cũng gây những áp lực riêng. Có một trường cao cấp được báo là đòi hỏi các báo cáo đánh giá về mức độ tính nam hòng tìm kiếm những ai ẻo lả, để áp đặt các quy luật phải khuôn theo lệ thường, cho các trường hợp khó tham vấn và cuối cùng giữ bằng (đôi khi vì học sinh từ chối cắt tóc hay mặc đồng phục nam). Kết cục với những người vượt giới nữ không sẵn sàng thỏa ước, sẽ gặp nhiều khó khăn nơi trường học. Một người vượt giới nữ kể từng nằm trong top mười sinh viên điều dưỡng của quốc gia nhưng sau khi ra trường không thể kiếm việc (hiện làm vũ nữ). Một số lo được việc phục vụ tại các tiệm cafe, tiệm hàng, làm đẹp, đại lý và văn phòng du lịch. Một số làm trong các trung tâm dịch vụ điện thoại và email đang gia tăng tại Philippine và tránh được sự soi mói công cộng.

Thế nhưng, ngoài những ai sẵn sàng và có thể giấu vấn đề vượt giới trong những giờ làm việc, rất hiếm người bước vào các nghề nghiệp trung lưu. Rút cuộc là một số trôi dạt thành hành nghề mại dâm, bị cuốn hút bởi hứa hẹn thu nhập cao (cũng như cơ hội khẳng định họ là nữ giới) nhưng cũng bị đẩy đưa vì không có các cơ hội việc làm khác.

Ở Hồng Kông, nghiên cứu gần đây (King, Winter & Wester 2009) cho thấy người Hoa Hồng Kong không còn giữ thái độ tiêu cực về người chuyển giới/chuyển đổi giới tính và nhìn chung khá ủng hộ các quyền dân sự của người chuyển giới. Chính quyền Hồng Kông cho phép rất nhiều sự nhân nhượng hành chính nhằm tạo điều kiện cho những người chuyển giới trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính, nhưng lại không mở rộng tới các đối tượng khác (ví dụ như người vượt giới tiền phẫu thuật hoặc không phẫu thuật). Ngoài việc được cung cấp tài trợ điều trị tâm thần, nội tiết và chỉnh hình, người chuyển đổi giới tính có thể thay đổi giấy tùy thân và các giấy tờ khác. Tuy nhiên, vị thế luật pháp của người chuyển đổi giới tính ở Hồng Kông không cho phép các quyền và sự riêng tư vốn dành cho người dị tính thông thường bao gồm hôn nhân, nhận con nuôi và sự riêng tư. Báo cáo của Sở Nội vụ từ cuộc điều tra thăm dò thái độ và phản ứng xã hội cũng như mức độ chấp nhận người đồng tính tiến hành năm 2006 kiến nghị rằng chính quyền đặc khu chưa nên có bất kỳ động thái nào trong thời điểm hiện tại liên quan đến pháp chế ngăn cấm phân biệt đối xử các nhóm thiểu số tình dục ở Hồng Kông22. Rất có thể, các quan chức chính phủ diễn giải hoặc vận động thành quả từ cuộc thăm dò ý kiến trên để phản ảnh chính quan điểm của họ rằng lúc này

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu về các người chuyển giới, các vấn đề mà người chuyển giới tại việt nam đang gặp phải và các khuyến nghị về xã hội và pháp lý (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)