Diễn ngôn và luật pháp liên quan đến người xuyên giới/ chuyển giớ

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu về các người chuyển giới, các vấn đề mà người chuyển giới tại việt nam đang gặp phải và các khuyến nghị về xã hội và pháp lý (Trang 94)

III. nhỮng thách thỨc cỦA ngưỜIchUYỂn gIỚ

3.Diễn ngôn và luật pháp liên quan đến người xuyên giới/ chuyển giớ

vì họ thiếu ảnh hưởng chính trị của cộng đồng đồng tính nam (gay) và đồng tính nữ (lesbian).

Ngoài những nghiên cứu mang định hướng sức khỏe cộng đồng, xã hội học và hoạt động xã hội về trải nghiệm và thách thức của cộng đồng chuyển giới/xuyên giới trong xã hội hiện nay, một hướng phân tích khác chủ yếu do các nhà nhân học khai triển lại tập trung vào các quan niệm văn hóa đặc thù về hiện tượng chuyển giới ở một số nơi trên thế giới và xem xét những yếu tố này trong sự tương tác với các giao lưu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa (xem Boellstorff 2005).

Những vấn đề ý thức và sự phản kháng nghịch lý trong hiện tượng chuyển giới tập chung chính vào các luận bàn về nhập hồn tâm linh. Rất nhiều công trình gần đây cố gắng tìm hiểu sự nhập hồn tâm linh như là các cách thức ăn vận khác giới, mà trang phục cũng như các cử chỉ cơ thể có tác động đến sự chuyển đổi từ trạng thái giới này sang giới khác. Điều này giống với hiện tượng lên đồng ở Việt Nam. Nghiên cứu của Phạm Quỳnh Phương (2007) chỉ ra trong trường hợp lên đồng Đạo Mẫu và Trần Hưng Đạo, sự nhập hồn tâm linh dường như cho phép phụ nữ khoác lên những trang phục và điệu bộ cũng như những quyền lực khác mà họ không thể có trong đời sống thường ngày. Nhìn bề ngoài, điều này dường như đi liền với sự chuyển đổi từ nữ thành nam và thường từ người nữ vị thế thấp thành người nam địa vị cao (Phạm Quỳnh Phương 2007, Blackwood 2005).

3. Diễn ngôn và luật pháp liên quan đến người xuyên giới/chuyển giới chuyển giới

Tại Đức, nghiên cứu về ăn vận cải giới xuất bản năm 1910 sau khi thuật ngữ được sử dụng rộng rãi. Chuyển đổi giới tính chỉ

được xem là khác với ăn vận cải giới năm 1950 ở Mỹ. Ở Phần Lan mãi đến những năm 70 và 80 những từ này mới trở nên phổ biến (Lehtonen 2000). Tài liệu nghiên cứu về đồng tính và chuyển giới ở Đông Nam Á hết sức phong phú với số lượng đông đảo các công trình tiếp cận từ nhiều góc độ nhân học, văn hóa, lịch sử, tôn giáo, chính trị và hoạt động xã hội (Michael Peletz 2006).

Về mặt lịch sử, diễn ngôn công khai về các vấn đề đồng tính và chuyển giới được gắn với các nhìn nhận tôn giáo, y tế và luật pháp (Foucault 1984; Weeks 1986), cho rằng các hoạt động tình dục ngoài hôn nhân dị tính là tội lỗi chống lại Chúa. Các bác sĩ y khoa gọi các cá nhân dính đến tình dục đồng giới là bệnh hoạn và thoái hóa về tâm lý, và luật pháp gọi hành động này là tội phạm. Những người có hành vi chuyển giới là đối tượng cho các phản ứng tiêu cực tương tự từ các thiết chế luật pháp, y tế và tôn giáo.

Xuyên suốt lịch sử các phong trào giải phóng đồng tính, người xuyên giới/chuyển giới thường bị đẩy ra ngoài và bị coi như xa lạ17. Tháng 6 năm 2007, New Jersey trở thành bang thứ 9 của Mỹ ban hành luật bảo vệ người chuyển giới/xuyên giới khỏi phân biệt về nhà ở và việc làm (Emberger 2008). Ngôn từ của điều luật này bao hàm rõ ràng nhiều biểu hiện của hiện tượng chuyển giới/xuyên giới —người chuyển đổi giới tính, người mặc khác giới, người vô tính, người mơ hồ giới, hoặc đơn thuần không hẳn là nữ tính hay nam tính theo thói thường. Thế nhưng tính đến tháng 5/2008, dù 13 bang của Mỹ đã thông qua pháp chế cấm phân biệt kỳ thị dựa trên bản dạng giới, biểu hiện giới, vẫn rất nhiều bang lên tiếng phản đối việc đưa quyền của người chuyển giới/xuyên giới vào đạo luật liên bang cấm phân biệt nơi công sở chống lại đồng tính nữ, đồng tính nam và người lưỡng tính.

Ở Anh, theo thống kê năm 2000, con số thống kê không chính thức với văn phòng làm hộ chiếu cho thấy có khoảng 5000 người đã qua phẫu thuật chuyển giới tính và thay đổi hộ chiếu với giới

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu về các người chuyển giới, các vấn đề mà người chuyển giới tại việt nam đang gặp phải và các khuyến nghị về xã hội và pháp lý (Trang 94)