Xóa bỏ định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới và xu hướng tình dục

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu về các người chuyển giới, các vấn đề mà người chuyển giới tại việt nam đang gặp phải và các khuyến nghị về xã hội và pháp lý (Trang 89)

III. nhỮng thách thỨc cỦA ngưỜIchUYỂn gIỚ

4. Xóa bỏ định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới và xu hướng tình dục

thù như nhà vệ sinh cho người chuyển giới

Tạo cơ hội việc làm: Tạo điều kiện tiếp cận nghề và đào tạo

nghề thích hợp cho người chuyển giới; Xem xét cấp phép biểu diễn cho người chuyển giới trong ngắn hạn. Về lâu dài, cần đảm bảo quyền học tập để người chuyển giới có cơ hội công ăn việc làm bình đẳng với những công dân khác.

4. Xóa bỏ định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới và xu hướng tình dục dạng giới và xu hướng tình dục

Tăng cường truyền thông nâng cao kiến thức của xã hội về vấn

đề chuyển giới: tác động đến gia đình, trường học, và vận động về quyền của người chuyển giới.

Ra luật chống kỳ thị và phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới.

Có thể phát triển một bộ luật chung về phòng chống mọi hình thức kỳ thị và phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới, xu hướng tình dục, dân tộc, tuổi tác, giới tính, tôn giáo... như nhiều nước khác đã làm (Thụy Điển, Hàn Quốc...)

Phụ lục. đIỂm lUẬn tàI lIỆU vỀ ngưỜI chUYỂn gIỚI16

1. Khái niệm

Đầu thế kỷ 20, nhà tình dục học nổi tiếng người Đức, Magnus Hirschfeld (1868-1935), khởi xướng hai thuật ngữ transvestites [ăn vận cải giới] và transsexuals [chuyển đổi giới tính] (Hirschfeld 1991). Nhà tiên phong khác về chủ đề chuyển giới là Havelock Ellis, người sử dụng thuật ngữ ‘sexo-aesthetic inversion’ [tạm dịch: sự đồng dâm thẩm mỹ] trong bài viết xuất bản năm 1913, thay vì từ ‘transvestism’ của Hirschfeld (Ellis 1913, trích trong Bullough 2000:2). Sau đó Ellis kết luận rằng từ ‘đồng dâm’ [inversion] không chuẩn xác vì gợi nghĩa đồng tính, trong khi các trường hợp ông nghiên cứu thường là dị tính hay không hoàn toàn quan tâm đến giới nào. Thế nên ông quyết định rằng thuật ngữ đúng nhất phải là ‘eonism,’ dùng tên một người ăn vận cải giới sống ở thế kỷ 18, Chevalier d’Eon. Ellis biện luận rằng thuật ngữ này tránh được vấn đề cố hữu trong các từ như ‘mặc khác giới’ [cross dressing] (Bullough đd). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu sau này lại chuộng từ ‘transvestism’ và không mấy khi sử dụng khái niệm của Ellis.

Gần đây các nhà nghiên cứu giới phát triển bắt đầu chuộng thuật ngữ ‘transgender’ như là một thể loại rộng hơn nhiều so với ‘mặc khác giới’ [cross dressing] đơn thuần và cho phép gộp nhiều hành vi đa dạng. ‘Trans’ được hiểu là vượt quá và qua các biên định về̀ giới [gender] được xem là để làm bật một dạng căn tính hoặc định dạng xã hội đặc biệt. Theo nghĩa rộng này vượt giới dường như thích hợp khi bàn đến những người được xem là các trung gian linh thiêng giữa vô vàn các sinh thể (Peletz 2006)—vấn đề sẽ được trở lại trong phần sau của bài. Một hướng phân tích khác lại cho rằng chính tiền tố ‘trans’ theo nghĩa như động từ ‘transgress’ [xâm vượt] còn hàm chỉ một sự sai lệch (vượt khỏi những biên định cố hữu) xã hội và đạo đức của hiện tượng vượt giới. Theo đó thuật ngữ này giúp giải thích phần nào các trải

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu về các người chuyển giới, các vấn đề mà người chuyển giới tại việt nam đang gặp phải và các khuyến nghị về xã hội và pháp lý (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)