III. nhỮng thách thỨc cỦA ngưỜIchUYỂn gIỚ
13 Tính đến nay tất cả thành viên khối cộng đồng chung Châu Âu đều được yêu cầu về mặt pháp lý phải ngăn cấm phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tình
cầu về mặt pháp lý phải ngăn cấm phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tình dục và bản dạng giới (Takacs 2006). Tính đến tháng 5 năm 2008, 13 bang của Mỹ đã thông qua pháp chế cấm phân biệt kỳ thị dựa trên căn tính giới, biểu hiện giới.
đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự”.
Lý do chính đáng được nêu trong điều 27, 37 và 38 của Nghị định
trên bao gồm trùng tên, dễ gây nhầm lẫn, xác định lại huyết thống hoặc xác định lại giới tính. Tuy vậy, việc xác định lại giới tính được quy định tại Điều 36 Luật Dân sự và Nghị định số 88/2008/NĐ- CP về Xác định lại giới tính lại chủ yếu liên quan đến “những bất thường về bộ phận sinh dục”. Quyết định này phù hợp với những người liên giới tính14, nhưng đã đóng lại cánh cửa đối với những người chuyển giới, bởi Điều 4, khoản 1 Nghị định ghi rõ nghiêm cấm “thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính”. Điều này đã khiến cho việc cấp lại giấy tờ cho những người chuyển giới hầu như là không thể, và là nỗi trăn trở lớn với người chuyển giới.
Khi mà em phẫu thuật là con gái, thì trên giấy tờ em muốn đổi. Ít nhất cũng phải đổi tên sửa thành mình là con gái. Em có lên sở tư pháp hỏi, người ta nói: nếu em bị dị tật ở bộ phận sinh dục và giải phẫu thì mới cho đổi tên, nếu không thì không được đổi tên. (nam
sang nữ, 25 tuổi, TP. HCM)
Trước khi phẫu thuật giới tính, theo đúng quy trình sẽ cần trải qua kiểm tra cuộc sống thực (Real Life Test) để xem có thực sự phù hợp để tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính, và có xác nhận của bác sỹ tâm lý. Nhưng nếu người chuyển giới ở Việt Nam muốn phẫu thuật ở nước ngoài, cũng không tìm được bác sĩ xác nhận ở Việt Nam. Mặt khác việc đi phẫu thuật ở nước ngoài khi trở về cũng không dễ bởi hải quan không chấp nhận giấy tờ vẫn là nam mà cơ thể là phụ nữ. Vì vậy, người chuyển giới mong muốn được tạo điều kiện phẫu thuật giới tính và được công nhận giới tính hậu phẫu.
Trên thực tế, những người đã trải qua phẫu thuật chuyển đổi cũng vẫn không thể đổi giới tính của mình trên các giấy tờ như chứng minh thư, hồ sơ lý lịch, hộ khẩu. Một người chuyển đổi